Xây dựng chiến lược marketing

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 116)

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

5. Xây dựng chiến lược marketing

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh ngày càng gay gắt, một chiến lược marketing phù hợp sẽ là công cụ cần thiết để doanh nghiệp vượt lên đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Để triển khai hoạt động marketing logistics, các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam cần thực hiện những công việc sau:

 Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường để đưa ra loại hình dịch vụ logistics mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

. Phồi hợp cùng với các cơ quan ban ngành liên quan, tổ chức các sự kiện thương mại như hội thảo, triển lãm... để quảng bá, giới thiệu dịch vụ logistics để kích cầu về dịch vụ này.

. Thiết lập và mở rộng quan hệ với các văn phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam cũng như của Việt Nam tại nước ngoài, để có thể khai thác thông tin về các hợp đồng thương mại lớn, các dự án đầu tư... Đây sẽ là cơ hội để các công ty chủ động mở rộng hoạt động của mình

. Nghiên cứu chiến lược marketing của các công ty nước ngoài, các tập đoàn đi đầu trong ngành logistics, để học hỏi kinh nghiệm, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế

. Xây dựng thương hiệu cho công ty mình. Đây là bước đi quan trọng để các doanh nghiệp logistics trong nước có được chỗ đứng vững chắc và cạnh tranh được trên thị trường. Thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam so với các công ty nước ngoài là sự am hiểu thị trường nội địa, tâm lý, tập quán kinh doanh của các công ty trong nước. Đây là điểm mấu chốt để các công ty giao nhận Việt Nam có thể xây dựng thành công thương hiệu cho riêng mình.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Bắc Nam, khoá luận rút ra một số nhận xét sau:

1. Hành lang kinh tế là một tuyến nối liền các vùng, lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích thuận lợi hoá thương mại, thu hút đầu tư và kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng, từ đó góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xã hội của khu vực. Hành lang kinh tế Bắc Nam được hình thành theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, bao gồm 3 tiểu hành lang: Côn Minh – Băng Cốc, Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Hà Nội.

2. Hệ thống logistics của một khu vực được cấu thành lên bởi 4 yếu tố: Cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý, người cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Bốn yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau để đảm bảo cho cả hệ thống logistics vận hành một cách hiệu quả.

3. Hành lang kinh tế Bắc Nam đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động logistics của Việt nam trên tuyến hành lang này, thông qua việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (các tuyến đường bộ Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn; mạng lưới đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; hệ thống cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không Nội Bài, Cát Bi...); xây dựng khung chính sách thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, vận chuyển qua biên giới. Đặc biệt, các “nút cổ chai” tại khu vực cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn trên 2 tiểu hành lang đi qua Việt Nam đang từng bước được tháo gỡ bằng các biện pháp như: kéo dài thời gian mở cửa khẩu, rút ngắn thời gian, đơn giản hoá các thủ tục thông quan, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tự do....

4. Các doanh nghiệp logistics trên tuyến hành lang tập trung chủ yếu ở hai trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, tuy nhiên quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa đa dạng hoá các dịch vụ logistics giá trị gia tăng, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn logistics quốc tế.

5. Trong thời gian tới, chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần đẩy mạnh hoàn thành các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện các cam kết về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư trong khu vực, đồng thời lập ra quy hoạch tổng thể vè phát triển cảng biển, đường sắt, đường bộ để làm nền móng cho hoạt động logistics phát triển. Cần phải ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu vực kém phát triển như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Lạng Sơn... để rút ngắn khoảng cách phát triển trên hành lang.

6. Tuy nhiên, khoá luận mới chỉ tập trung vào một số nút điểm quan trọng trên hai tiểu hành lang bao gồm: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn. Những địa phương còn lại mà hành lang đi qua như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang. Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái vẫn chưa được phân tích cụ thể. Nhìn chung, các địa phương này mặc dù thuộc quy hoạch của NSEC, nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của mình trong chuỗi logistics trên hành lang. Đây cũng chính là điểm cần lưu ý trong quy hoạch phát triển NSEC. Chính quyền các địa phương này cần phải có chiến lược phát triển hợp lý để địa phương mình khai thác được những lợi ích do NSEC mang lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Sổ tay kinh doanh Logistics / B.s.: Trần Ngọc Lan Anh, Trần Mạnh Hà, Nguyễn Thị Hiền.., NXB Tài Chính 2008

2. Công ty SCM, Kết quả khảo sát về logistics 2008

3. Quyết định số 1857/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn 2015 và định hướng đến năm 2025

4. Quyết định số 3793/QĐ-BGTVT về vệc xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải phòng

5. Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn

6. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTM về phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 do Bộ Thương Mại ban hành

7. Quyết định số 1620/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn công tác liên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính

8. Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

9. ADB: Thông cáo báo chí số 11/08 ngày 31/3/2008 về việc lãnh đạo tiểu vùng GMS thống nhất chương trình phát triển 5 năm

10. Hiệp định GMS nghị định thư số 3

11. Chỉ dẫn dịch vụ vận tải biển hậu cần thương mại Việt Nam

12. Quyết định số 1621/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư tại dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

13. Thông báo số 396/TB – BGTVT về việc kết hợp của Thủ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp Ban chỉ đạo dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 – cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 3/9/2008 do Bộ GTVT ban hành

14. Công văn số 273/HQHN – NV của cục hải quan thành phố Hà Nội về việc xây dựng, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranhkinh tế của thành phố 2009.

15. Quyết định số 26/2007/QĐ – UBND ngày 2/7/2007 về việc ban hành quy định hỗ trợ và ưu đãi đầu tư tại tỉnh Lạng Sơn

16. Nghị định số 125 /2003/NĐ – CP ngày 28/3/2003

Tài liệu tiếng Anh

17. Ruth Banomyong (2007), Logistics development study of the North South Economic Corridor

18. Rattanatay Luanglatbandith (13 October 2008):”Trade and Investment Potential along NSEC”

19. Doing Business 2008, WB

20. WorldBank (2007) Connecting to Comptete: Trade Logistics in the Global Economy

21. NSEC – Trade – Investment

22. Discussion-Paper-Tourism-Corridors – Ludwig Rieder

Website

23. Cổng thông tin Bộ GTVT www.vantaivietnam.com.vn ngày truy cập 8/5/2009

24. Cổng thông tin cảng Hải Phòng www.haiphongport.com.vn, ngày truy cập 30/4/2009

25. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai www.laocai.gov.vn, ngày truy cập 30/4/2009

26. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội www.hanoi.gov.vn, ngày truy cập 29/4/2009

27. Công thông tin điện tử cục Hải quan Hà Nội www.hanoicustoms.gov.vn, ngày truy cập 29/4/2009

28. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng www.haiphong.gov.vn, ngày truy cập 30/4/2009

29. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn www.langson.gov.vn, ngày truy cập 9/5/2009

30. Cổng thông tin điện tử cảng Đình Vũ www.dinhvuport.com.vn, ngày truy cập 9/5/2009

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w