Về phía nhà cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 114)

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

4. Về phía nhà cung cấp dịch vụ

4.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với giảm giá thành

Vấn đề chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của bất kì ngành nào. Đối với ngành công nghiệp logistics, vấn đề chất lượng, hiệu quả càng phải được đặc biệt chú trọng, bởi đây là một ngành công nghiệp hỗ trợ, nếu thiếu tính hiệu quả, sẽ ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng. Tất nhiên, người sử dụng sẽ chỉ thuê ngoài hoạt động logistics, nếu họ thấy việc thuê ngoài này đem lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm cho họ được thời gian cũng như chi phí hoạt động. Với số năm kinh nghiệm ít ỏi, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn do quy mô vốn nhỏ hẹp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của ta hiện nay còn phải nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, tạo niềm tin ở khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng chỗ đứng cho mình trên thị trường,

 Thứ nhất, các nhà cung cấp dịch vụ logistics phải chủ động công nghệ thông tin hoá hoạt động của mình bằng việc sử dụng các phần mềm tiên tiến trong quản lí logistic. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông của hàng hoá, liên lạc với các bên liên quan mộ cách nhanh chóng và chính xác, xử lý kịp thời các sự cố, hỗ trợ khách hàng theo dõi đường đi của hàng hoá... Những phương pháp công nghệ logistics tiên tiến hiện nay là quản trị chuỗi cung ứng SCM, giao hàng hoá đúng thời điểm (Just – in – time), chương trình quản lý kho hiện đại WMS – Warehouse Management System, hệ thống thông tin khách hàng CTS – Customer Information System, hệ thống quản trị vận tải TMS – Transport Management System... Những phần mềm này cũng sẽ giúp

doanh nghiệp cũng như khách hàng xây dựng được những phương án tối ưu cho các lô hàng vận chuyển khác nhau, làm giảm chi phí và thời gian. Nhìn chung, nếu những công nghệ này nhanh chóng được áp dụng, song song với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kho bãi, phương tiện vận tải, container...., các doanh nghiệp logistics của ta sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ tầm cỡ quốc tế.

 Thứ hai, các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam cần phải đa dạng hoá dịch vụ cung cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, hướng đến một mô hình dịch vụ logistics toàn diện. Các doanh nghiệp giao nhận có thể đầu tư trang thiết bị để cung cấp dịch vụ phân loại, đóng gói hàng hoá cho các nhà xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp giao nhận sẽ thay mặt các nhà xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích cỡ, giá trị hàng hoá, đăng ký mã hiệu, nhãn hiệu hàng hoá chính xác, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các công ty giao nhận chuyên chở hàng hoá an toàn hơn....Một hệ thống dịch vụ phong phú sẽ đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn để có thể tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Có thể khẳng định tính cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho dịch vụ logistics hàng hải quốc tế. Theo nhiều chuyên gia, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của chúng ta là phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có. Kiến thức và kỹ năng liên quan đến vận tải đa phương thức, liên vận chuyển của đội ngũ nhân viên nghiệp vụ còn thiếu và mờ nhạt. Logistics hiệu quả đòi hỏi người làm phải biết thiết kế đường liên vận cho hàng hóa theo yêu cầu door - door (dịch vụ logistics thứ tư - thứ bậc cao nhất), phải thông thuộc mạng lưới giao thông vận tải để tính toán, chọn phương án tối ưu theo yêu cầu chủ hàng, giải quyết việc tiếp chuyển giữa các phương thức vận tải và các chứng từ hàng hoá liên quan đến quá trình vận chuyển, ngoài luật pháp VN. Người làm logistics nhất thiết phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế. Song song với việc đào tạo

nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ. Việc đào tạo cần được tiến hành ở cả ba cấp độ cán bộ hoạch định chính sách, quản lý và nghiệp vụ cụ thể. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics của chúng ta vốn còn đang rất nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm “chiến trường”.

 Thứ nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu đặt ra của ngành và của bản thân doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có thể liên kết với các cơ sở đào tạo, các trường đại học trong vấn đề tuyển dụng cũng như đào tạo cho đội ngũ nhân viên công ty mình.

 Thứ hai, cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá học về tổ chức và điều hành hoạt động logistics. Các khoá học này sẽ củng cố cho nhân viên kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, đồng thời giúp nhân viên cập nhật được những kiến thức mới về phương pháp tổ chức vận hành, các quy định pháp lý có liên quan, hay các công nghệ mới được sử dụng trong lĩnh vực logistics.

 Thứ ba, chú trọng đến việc nâng cao khả năng ngoại ngữ của nhân viên. Vận tải giao nhận là hoạt động hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, nên sử dụng ngoại ngữ thành thạo là điều rất cần thiết. Nhiều công ty đã áp dụng mô hình tổ chức các lớp học buổi tối tại công ty có giáo viên ngoại ngữ đến dạy để nâng cao trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực trong công ty.

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w