Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 84)

II. HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM

2. Hệ thống thể chế và pháp luật

2.2.3. Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Hải phòng là một trong những đầu mối quan trọng trên hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và cũng là tấm gương điển hình về hệ thống cơ sở pháp lý tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại trên hành lang.

Phải nói rằng Hải Phòng là một trong những địa phương có những bước biến chuyển rõ rệt trong công cuộc cải cách hành chính. Bộ máy hành chính cồng kềnh

cùng với các thủ tục pháp lý rườm rà từ lâu vốn đã là vấn đề làm đau đầu các nhà đầu tư bởi thời gian và chi phí không đáng do nó gây ra. Cải thiện được hệ thống hành chính này đống nghĩa với việc thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của địa phương, Thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010 (được gọi tắt là Đề án 30), ngày 1/10/2008 UBND thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số 1620/QĐ- UBND về việc thành lập Đoàn công tác liên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu của Đề án 30 là hỗ trợ thực hiện thành công kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (giai đoạn 2006- 2010), tuân thủ các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu suất cao, góp phần phòng chóng tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hóa loại bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Đến nay, đề án đã hoàn thành xong giai đoạn một và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 (tháng 5/2009). Tuy chưa có được kết quả cuối cùng, nhưng điều này đã cho thấy nỗ lực của Hải Phòng trong việc cải cách hành chính [7].

Cục Hải quan Hải Phòng là đơn vị dẫn đầu trong cả nước trong công cuộc cải cách hiện đại hoá, đơn giản hoá thủ tục hải quan. Từ năm 1999, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã xúc tiến việc triển khai hình thức truyền dữ liệu qua mạng từ các doanh nghiệp gia công xuất khẩu đến cơ quan Hải quan với mục đích giảm thời gian thông quan và thanh khoản hợp đồng gia công bằng phần mềm. Từ điểm xuất phát ban đầu bỡ ngỡ, thậm chí còn không đạt hiệu quả vì thiếu kinh nghiệm, nhờ công cuộc triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin không mệt mỏi của các kỹ sư, cử nhân tâm huyết cùng với nỗ lực thuyết phục đồng nghiệp và hướng dẫn vận động doanh nghiệp áp dụng mô hình mới, hệ thống phần mềm đã dần hoạt động thông suốt cộng với các điều kiện về thể chế, về nhân lực dần dần hoàn thiện. Lãnh đạo Cục Hải quan Hải phòng đã mạnh dạn quyết định từ ngày 15/9/2006 áp dụng thí điểm khai báo dữ liệu hải quan từ xa thống nhất, đồng bộ cho tất cả các doanh nghiệp làm hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu tại Chi cục Hải quan

Đầu tư Gia công HP, đồng thời áp dụng thực hiện việc thanh khoản tự động trên máy tính. Việc quyết định quyết đoán của Lãnh đạo Hải quan Hải phòng thực sự đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong việc cải cách, ứng dụng tin học vào công tác khai báo hải quan. Với sự thành công của mô hình này, từ ngày 15/9/2007, Hải quan Hải phòng đã quyết định mở rộng triển khai thí điểm đại trà cho tất cả các loại hình còn lại với việc hình thành một căn phòng đặc biệt được trang bị máy tính hiện đại, cài đặt phần mềm khai từ xa tại tất cả các Chi cục dành cho những doanh nghiệp chưa kịp trang bị đến đó khai báo. Đến nay, 99% tờ khai hải quan được doanh nghiệp khai báo dữ liệu trước từ trụ sở hoặc từ phòng khai dành cho doanh nghiệp đặt tại các Chi cục. Công chức hải quan không mất nhiều thời gian để nhập máy như trước, có nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, khối lượng công việc nhập máy trước kia tập trung vào một số công chức hải quan nay san tải sang cộng cồng doanh nghiệp nên độ chính xác, đầy đủ cao hơn, thời gian thông quan giảm xuống. Điều quan trọng hơn là cộng đồng doanh nghiệp được làm quen với công nghệ tiên tiến, làm quen và dần định hình được mô hình thủ tục hải quan hiện đại mà Việt nam sắp áp dụng để hài hoà hóa với thủ tục hải quan khu vực và thế giới, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển mô hình thủ tục hải quan điện tử trong những năm tiếp theo [29].

Không những thế, Hải Phòng còn nỗ lực tham gia vào các hợp tác kinh tế, không ngừng thắt chặt tình hữu nghị với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Hải phòng luôn tích cực tham gia vào các chương trình xúc tiến kinh tế đối ngoại nằm trong chương trình hợp tác kinh tế Việt – Trung. Tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại Việt – Trung năm 2007 tại tỉnh Vân Nam, Quảng tây – Trung Quốc, đoàn công tác thành phố Hải Phòng đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch rất ấn tượng như có bài tham luận, giới thiệu về chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh doanh phát triển du lịch, thương mại tại 03 diễn đàn lớn ở các thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam), Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây)và Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông).Tại 03 diễn đàn, các doanh nghiệp Trung Quốc rất quan tâm tìm hiểu về chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển..của thành phố cũng như

những cam kết của thành phố trong Hội nhập kinh tế quốc tế. Kết thúc diễn đàn đã có trên 25 doanh nghiệp gặp gỡ, tìm hiểu và đăng ký sang Hải Phòng khảo sát, tìm đối tác hợp tác kinh doanh, thành lập văn phòng đại diện. Các lĩnh vực phía bạn quan tâm chủ yếu tập chung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ xây dựng cảng biển, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ viễn thông, sản xuất thiết bị điện từ năng lượng mặt trời, thông tin, liên lạc, sản xuất thép, tái chế cao su, vật liệu xây dựng, cung cầp thiết bị tàu thủy, hợp tác phát triển thương mại và du lịch. Trước đó, Hải Phòng cũng đã đã ký kết thỏa thuận chung về hợp tác, giao lưu giữa Hải Phòng và Nam Ninh nhân dịp tham dự Hội chợ Trung Quốc ASEAN lần thứ 3 (CA- EXPO 2006) – Một hội chợ thường niên tổ chức tại thành phố Nam Ninh – Trung Quốc.. Cụ thể, Hải Phòng và Nam Ninh cử các đoàn đại biểu tới thăm và làm việc tại hai địa phương, cử các đoàn đại biểu thương mại và du lịch tham dự các hội chợ triển lãm tổ chức tại 2 thành phố, cùng hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, giáo dục, phát thanh, truyền hình.

2.2.4.Tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt – Trung chạy qua, có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới,...[web 8] Vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận tiện đã tạo cho Lạng Sơn có một vị trí quan trọng trong hành lang Nam Ninh – Hà Nội, có khả năng gắn kết giữa thị trường Đông Bắc với cả nước, là thị trường trung chuyển hàng hóa lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc, các nước Đông, Tây Âu. Đặc biệt, khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc không ngừng mở rộng và phát triển lên một tầm cao mới, Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có được vị trí quan trọng trong mối quan hệ đó. Thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc, từ Việt Nam các mặt hàng nông lâm sản, hải sản, khoáng sản và hàng công nghệ phẩm của các tỉnh, thành trong cả nước được xuất sang phía bạn, đồng thời các mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng được nhập

vào phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, các loại hình tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu các nước trong khu vực được phát huy. Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn cũng đã tập trung cho việc xây dựng môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế cửa khẩu, hoạt động của khu vực kinh tế cửa khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động thương mại, dịch vụ, hợp tác đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi nhất, Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại trong xu thế hội nhập hiện nay, Lạng Sơn đã thường xuyên cử các đoàn doanh nghiệp, cán bộ quản lý đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc – Thị trường có vị trí quan trọng với phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại của Lạng Sơn. Tham gia Hội chợ triển lãm và tổ chức Hội chợ triển lãm tại Lạng Sơn, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực. Thông qua hoạt động này các doanh ngihệp Lạng Sơn đã mở rộng được thị trường xuất khẩu tới nhiều tỉnh ở sâu trong nội địa Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến Lạng Sơn để tìm hiểu môi trường đầu tư, qua đây một số dự án đầu tư nước ngoài đã được thực hiện có hiệu quả như Liên doanh sản xuất đĩa Compac Ngôi sao, dự án Câu lạc bộ vui chơi giải trí Tân Thanh, dự án tổ hợp Khu vui chơi giải trí Hoàng Đồng với vốn pháp định là 38 triệu USD đang được triển khai. Chính sách mở cửa hợp tác kinh tế của Lạng Sơn đã mang lại cho Lạng Sơn những cải biến về cơ sở hạ tầng. Khu Hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng là một khu chức năng nằm trong khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 138/2008 ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu chức năng giữ vai trò trọng tâm, chủ đạo trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và là một trong những tâm điểm của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Cùng với sự hình thành khu hợp tác kinh tế biên giới là việc một số những chính sách mới được thông qua nhằm thuận lợi hóa cho hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa giữa tỉnh nói riêng và 2 quốc gia nói chung [5]:

Đối với các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh đối với người và phương tiện vận tải đường bộ sẽ được làm tại cửa khẩu thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh. Có nghĩa là công dân Trung quốc cư trú tại các huyện, thị có chung đường biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung quốc cấp và được phép tạm trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn không quá 15 ngày. Nếu muốn vào địa điểm trong tỉnh Lạng Sơn thì cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh Công an tỉnh cấp giấy phép đi lại có giá trị một lần không quá 07 ngày và không gia hạn.

Người mang hộ chiếu nước ngoài không thuộc diện miễn thị thực (là công dân Trung quốc hoặc nước thứ 3), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại Khu vực kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn không quá 15 ngày. Trường hợp muốn vào các địa điểm khác của Việt Nam ngoài Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn .

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực tại Khu kinh tế, được cư trú, tạm trú có thời hạn trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ở Việt Nam.

Công dân Việt Nam làm việc, sinh sống trên địa bàn thành phố, thị trấn, xã trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được phép sang Trung quốc bằng giấy thông hành biên giới hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp sau khi có thoả thuận giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Công dân Việt Nam được tự do ra vào Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Trường hợp qua Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn để xuất cảnh ra nước ngoài thì thực hiện theo quy định hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh.

Đối với các hoạt động quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, cấp giấy

phép liên vận quốc tế ra vào Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với Trung Quốc. Các phương tiện này vào nội địa Việt Nam phải gắn phù hiệu riêng, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Phương tiện vận tải đường bộ của Trung quốc vào ra Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nếu không có giấy phép liên vận quốc tế thì phải làm thủ tục kê khai tạm nhập, tái xuất và đăng ký tạm thời; trường hợp ra vào cùng một ngày chỉ cần xác nhận của Hải quan tại trạm kiểm soát cửa khẩu và phải đỗ ở bến, bãi quy định có sự quản lý của cơ quan chức năng liên quan.

Trường hợp phương tiện vận tải của Trung quốc được phép ra, vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có nhu cầu lưu hành ngoài Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thì phải chịu sự quản lý của cơ quan công an có thẩm quyền như đối với các phương tiện vận tải nước ngoài quá cảnh Việt Nam.

Cùng với những mục tiêu và cơ chế để vận hành tốt các hoạt động trong Khu Hợp tác kinh tế đã được thảo luận, hai bên cũng đề cập đến việc cùng xây dựng và khai thác hệ thống kiểm tra giấy tờ của người xuất nhập cảnh, xây dựng kho dữ liệu của hệ thống dữ liệu giấy tờ của người xuất nhập cảnh và các vấn đề liên quan khác.

Một phần của tài liệu hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w