I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
2. Giải pháp hoàn thiện khung thể chế pháp lý
2.1. Xây dựng nguồn luật riêng cho hoạt động logistics
Chính phủ cần đưa ra một nguồn luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động logistics. Hiện tại hoạt động logistics đã được đề cập đến trong Luật thương mại nhưng vẫn chỉ là những khái niệm cơ bản chứ chưa có những quy định cụ thể đối với hoạt động này. Một số nguồn luật khác như Bộ luật Hàng hải, Luật đường bộ, luật đường sắt... cũng có những điều khoản điều chỉnh hoạt động logistics. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia kí kết một số hiệp định liên quan đến hoạt động logistics như: Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, Hiệp định vận chuyển hàng hoá qua biên giới trong khuôn khổ GMS. Nguồn luật logistics sẽ dựa trên cơ sở lựa chọn, tổng hợp từ các nguồn luật này, tránh xảy ra trường hợp các quy định chồng chéo lên nhau.
2.2. Đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết về thuận lợi hoá việc di chuyển qua biên giới trong GMS (GMS_CBTA) biên giới trong GMS (GMS_CBTA)
Đơn giản hoá thủ tục hải quan tại các cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan: Để thực hiện được điều này, trước hết cần phải có những văn bản hướng dẫn chi tiết về các chi cục hải quan. Có thể tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày cho các
nhân viên Hải quan để họ làm quen với các quy định mới này. Từng bước triển khai nhân rộng mô hình hải quan điện tử như ở Hải quan Hải Phòng
Triển khai mô hình kiểm tra hải quan một cửa tại các cửa khẩu.
Minh bạch hoá thông tin về thương mại và đầu tư tại các khu vực cửa khẩu. Biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất là các địa phương ở những khu vực này sẽ công khai, và thường xuyên cập nhật thông tin về thương mại, đầu tư, các cơ chế chính sách trên cổng thông tin điện tử chính thức của mình. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.
Hài hoà hoá khung chính sách về việc cấp visa cho người qua biên giới, các điều kiện để cấp giấy phép cho phương tiện vận tải...: Chính quyền địa phương các khu vực cửa khẩu (Lào Cai, Lạng Sơn) cần phải phối hợp với chính quyền 2 tỉnh Quảng Tây và Nam Ninh để đưa ra hiệp định khung cho các vấn đề này.
Thành lập Uỷ Ban giám sát công tác triển khai và quản lý các vấn đề liên quan đến thuận lợi hoá vận chuyển, thương mại, đầu tư trong NSEC.
Những chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên NSEC vì chúng làm việc di chuyển giữa các quốc gia trên hành lang trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó rút ngắn được thời gian và cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp logistics hoạt động trên hành lang này.
2.3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics của Việt Nam
Tiềm năng phát triển cũng như vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế nước ta là rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Tình trạng các doanh nghiệp logistics Việt Nam, mặc dù dư thừa về số lượng, nhưng hoạt động manh mún, rời rạc như hiện nay, cũng phần lớn là do chính phủ chưa kịp thời đưa ra một chiến lược phát triển chung cho hoạt động này. Một ngành công nghiệp mới, non trẻ, lại thiếu sự quản lý, quy hoạch ở tầm vĩ mô, nên sự thiếu hiệu quả trong hệ thống logistics là điều dễ hiểu. Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp này, một số nội dung cần phải được nhấn mạnh và ưu tiên triển khai
Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp logistics: Một mạng lưới liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ sẽ là giải pháp cho tình trạng hoạt động manh mún nhỏ lẻ của thị trường logistics nội địa. Mỗi một doanh nghiệp với thế mạnh riêng, sẽ đóng vai trò là một mắt xích trong chuỗi logistics, tạo nên tính hệ thống, chuyên nghiệp trong ngành. Ở đây, chúng ta cần phải chú ý đến vai trò của các hiệp hội. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều hiệp hội logistics như: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA, Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải, trong đó VIFAS là hiệp hội luên quan nhiều nhất đến hoạt động dịch vụ logistics tại Việt Nam. Để nâng cao vai trò “ nhạc trưởng” của VIFFAS, thiết nghĩ tại sao ta không đổi tên hiệp hội thành Hiệp hội logistics Việt Nam, giống như bước đi mà Singapore đã làm. Cùng với việc chuyển thành hiệp hội logistics, chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội này sẽ lớn hơn, mang tính khái quát, hệ thống hơn:
Thiết lập điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn cho hội viên nhằm đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ logistics thực thụ
Quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các hội viên
Tư vấn đào tạo và trực tiếp tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ cho các hội viên bằng mọi nguồn tài trợ huy động được.
Cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ các hội viên thâm nhập vào thị trường nước ngoài
Năng động và tích cực trong vai trò gắn kết và xử lý việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên.
Tư vấn cho Chính phủ và cơ quan Nhà nước về khung pháp lý, chính sách và biện pháp phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam
2.4. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp logistics hoạt động trên NSEC
Trước hết, Chính phủ cần cho các doanh nghiệp logistics thấy dược tiềm năng phát triển của NSEC tại Việt Nam, có thể bằng việc phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Thương mại cùng các địa phương trên hành lang thường xuyên tổ chức các buổi
hội thảo, toạ đàm về các cơ hội kinh doanh, định hướng phát triển... Có như vậy mới thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Vì tuyến hành lang này vị trí chiến lược, có vai trờ quan trọng trong giao thương giữa Việt Nam và các nước trong GMS, đặc biệt là đối với nước làng giềng Trung Quốc, nên chính phủ cũng nên ban hành một ấn phẩm pháp lý về những quy định, chính sách, ưu đãi của chính phủ đối với các hoạt động thương mại, đầu tư trên khu vực này. Các chính sách ưu đãi có thể bao gồm ưu đãi về thuế, hỗ trợ của chính phủ cho các hoạt động đầu tư...
Chính phủ cũng cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh ghiệp trong nước hợp tác với các tập đoàn logitstics quốc tế tham gia hoạt động trên tuyến hành lang này để tận dụng được vốn, cộng nghệ và trình độ quản lý logistics trên thế giới.