Sơ lược về quá trình lên men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua (Trang 27)

Khái nim chung.

Muối chua: là một cách chế biến thực phẩm quen thuộc. Muối chua là làm chua rau củ tươi bằng cách ngâm trong hỗn hợp nước muối có tỉ lệ tùy yêu cầu của loại rau và thời gian cho ra thành phẩm. Thực chất đây là quá trình cho đường có trong nguyên liệu lên men lactic. Axit lactic tạo thành làm cho sản phẩm có hương vị đặc biệt và có tính chất sát trùng, ức chế không cho nhiều loại vi sinh vật hoạt động và giữ cho sản phẩm khỏi hỏng. Trong quá trình lên men xảy ra hàng loạt các quá trình: quá trình trích ly hay thẩm thấu của các chất từ mô bào thực vật, quá trình tăng sinh khối của vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn lactic), quá trình tạo axit lactic, quá trình tạo hương cho sản phẩm.

Các phương pháp mui chua

+ Phương pháp muối chua truyền thống: là sử dụng vi khuẩn lên men lactic có sẵn trong nguyên liệu.

+ Phương pháp muối chua hiện đại: bổ sung một vài chủng vi khuẩn lên men lactic vào để lên men. Sử dụng phương pháp này thì rút ngắn được thời gian lên men, chất lượng ổn định và dễ kiểm soát chất lượng như mùi vị sản phẩm không được thơm ngon bằng.

Nhưng không phải tất cả các loại rau đều có thể muối chua được, vì hàm lượng đường trong các loại rau là khác nhau, điều quan trọng về mặt lên men là rau phải có hàm lượng đường tối thiểu nào đó thì mới có thể muối chua được. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm đường nếu lượng đường trong nguyên liệu quá thấp. Dưới tác dụng của vi khuẩn lactic (có sẵn trong nguyên liệu hoặc có thể bổ sung vào) sẽ chuyển hoá đường thành axit lactic tạo vị cho sản phẩm. Mặt khác axit lactic cũng là một chất bảo quản cho sản phẩm khỏi hư hỏng. Do đó quá trình muối chua là một quá trình vừa chế biến vừa bảo quản. Nguyên tắc để muối chua là tạo điều kiện để vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời hạn chế tác dụng của vi khuẩn gây thối rữa.

Nguyên liệu: chọn đúng yêu cầu: không dập nát, thối rữa, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng tốt, phải rửa sạch để loại tạp chất và vi sinh vật tạp nhiễm, có chế độ xử lý thích hợp đối với từng nguyên liệu trước khi đem muối chua. Có thể tiến hành chần nguyên liệu hoặc sử dụng một số hoá chất để giữ độ dòn của sản phẩm như CaCl2, Ca(OH)2, CaHPO4…

Lượng đường tối thiểu của nguyên liệu là 4 - 6 % nếu nguyên liệu thiếu phải bổ sung thêm đường. Tạo điều kiện yếm khí, vi khuẩn lactic là vi khuẩn hô hấp yếm khí. Do đó khi muối phải nén chặt rau quả, có thể phủ kín bề mặt và đậy kín khi muối. Nồng độ muối ăn khoảng 5 – 6 % nếu tính theo lượng rau quả thì khoảng 2 – 3 %. Muối có tác dụng làm cho tế tào rau bị co nguyên sinh, dịch bào tiết ra là nguồn cơ chất cho vi khuẩn lactic lên men tốt. Vì khuẩn lactic khác vi khuẩn gây thối rửa ở chỗ chúng không có men enzyme làm huỷ hoại cấu tạo mô và tế bào rau quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất đồ hộp măng tây muối chua (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)