Các tiếp cận lý thuyết: Lý thuyết mạng lƣới xã hội

Một phần của tài liệu Sự tham gia xã hội của người Việt Nam So sánh các tổ chức chính thức và phi chính thức (Trang 34)

7. Khung lý thuyết

1.3.Các tiếp cận lý thuyết: Lý thuyết mạng lƣới xã hội

Mạng lƣới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân đƣợc gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông những nút thắt nhƣ tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín (http://vi.wikipedia.org/wiki/). Đơn giản hơn, mạng lƣới xã hội là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ nhƣ tình bạn. Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lƣới xã hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có đƣợc từ mạng lƣới xã hội. Những khái niệm này thƣờng đƣợc biểu thị trong biểu đồ mạng xã hội, trong đó các nút thắt chính là các điểm và các mối quan hệ.

Theo định nghĩa của Fitchter (1957), “mạng lƣới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi ngƣời trong mạng lƣới có liên hệ với ít nhất 2 ngƣời khác nhƣng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác”.

33

Theo Đặng Nguyên Anh: trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lƣới xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống và tƣơng tác xã hội. Mạng lƣới xã hội là tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cƣ nhất định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những mối liên hệ cũng nhƣ quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối quan hệ đó, mạng lƣới xã hội đƣợc sử dụng nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định (Đặng Nguyên Anh, 1998).

Một quan niệm xã hội học khác cho rằng: mạng lƣới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con ngƣời xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tƣ cách là thành viên xã hội (Lê Ngo ̣c Hùng, 2003).

Trong xã hội học, các quan điểm và tính chất của mạng lƣới xã hội đƣợc nghiên cứu từ nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Lý thuyết tƣơng tác xã hội của Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu, hình thức của mạng lƣới xã hội gồm các mối quan hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau. Theo thuyết cấu trúc - chức năng, Emile Durkhiem phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc trên cơ sở hai hình thức phân công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tƣơng ứng giữa các cá nhân và nhóm ngƣời. Mạng lƣới quan hệ chức năng đặc trƣng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội hiện đại và mạng lƣới quan hệ phi chức năng đặc trƣng cho kiểu đoàn kết máy móc của xã hô ̣ i truyền thống. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, một số tác giả tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ trung tâm của xã hội học là nghiên cứu cốt lõi bên trong của xã hội. Với tƣ cách là kiểu mối liên hệ và quan hệ giữa các thành tố xã hội, mạng lƣới xã hội là biểu hiện cụ thể, trực tiếp và rõ rệt nhất của cấu trúc xã hội. Phân tích mạng lƣới xã hội trở thành một phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc xã hội (Barry Wellman, 1983).

Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thuyết mạng lƣới thì đối tƣợng nghiên cứu của xã h ội học chính là các “cấu trúc xã hội” mà theo họ cho rằng: cách tốt nhất để nghiên cứu cấu trúc xã hội chính là nghiên cứu mạng lƣới các liên kết giữa các thành viên trong xã hội, các nhóm,…

34

Nếu nhƣ các nhà tâm lý học xã hội nhƣ: Jacob Moreno, Alex Bavelas, Fritz Heider,… chủ yếu nghiên cứu nhu cầu, động cơ, tình cảm của mạng lƣới xã hội thì các nhà xã hội học lại tập trung nghiên cứu hình thù, khuôn mẫu, kiểu loại, quy mô, đặc điểm và tính chất của sự hình thành, vận động và biến đổi của mạng lƣới xã hội. Có hai cách tiếp cận chủ yếu ở đây là: (1) nghiên cứu định lƣợng (tần suất tiếp xúc, mật độ quan hệ , độ bền vƣ̃ ng về mặt thời gian và quy mô, phạm vi phân bố trong không gian của mạng lƣới). (2) nghiên cứu định tính nhƣ chiều, hƣớng, vị trí, kiểu, dạng, tính chất và độ tin cậy của mối quan hệ tạo thành mạng lƣới xã hội. Theo Mark Granovetter thì mật độ và cƣờng độ của các mối liên hệ xã hội có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. Việc một cá nhân có mạng lƣới xã hội dày đặc và khép kín trong đó mọi ngƣời đều quen biết và thân thiết với nhau có thể tạo ra sự hạn chế trong việc trao đổi thông tin và cản trở sự liên hệ với thế giới bên ngoài. Ngƣợc lại, một mạng lƣới xã hội gồm các mối liên hệ yếu ớt, lỏng lẻo, thƣa thớt, luôn luôn mở lại tỏ ra có lợi cho sự trao đổi thông tin và tạo ra sự hội nhập với xã hội cũng nhƣ tạo cơ hội cho cá nhân theo đuổi mục đích của họ (R.Collin, 1983).

Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu của thuyết mạng lƣới cũng chỉ ra rằng: “các nhà phân tích mạng lưới tìm kiếm các cấu trúc sâu - các khuôn mẫu mạng lưới

có tính quy tắc nằm phía sau bề mặt thường là phức tạp của các hệ thống xã hội. Các actor và các hành vi của họ được xem là bị kìm hãm bởi các cấu trúc đó. Do vậy, tiêu điểm không phải là hướng vào các actor chủ động mà là sự kìm hãm về mặt cấu trúc”. Quan điểm này cũng đã phân biệt rõ đối tƣợng và khách thể của các

nghiên cứu theo cách tiếp cận của thuyết mạng lƣới. Chủ thể của các nghiên cứu xã hội học chính là các actor, còn đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học đƣợc nói rõ hơn chính là nghiên cứu sự kìm hãm về mặt cấu trúc; các chủ thể (actor) thực hiện hành vi đều bị kìm hãm bởi cấu trúc đó.

Vâ ̣n du ̣ng cách tiếp câ ̣n của thuyết ma ̣ng lƣới xã hô ̣i để phân tích , lý giải sự tham gia xã hô ̣i của công dân , ta thấy rằng : mỗi chủ thể dƣ̣a trên ma ̣ng lƣới xã hô ̣i mà mình có , sẽ tham gia vào các nhóm , tổ chƣ́c xã hô ̣i thông qua mối liên kết giữa các cá nhân và các nhóm xã hội. Ở mỗi một nhóm xã hội khác nhau, các chủ thể có

35

những hành vi khác nhau, đóng những vai trò khác nhau, ở những địa vị khác nhau. Một mạng lƣới xã hội của một chủ thể sẽ bao gồm rất nhiều nhóm với mức độ mật thiết, quan trọng, tính chất khác nhau.

Sƣ̣ tham gia xã hô ̣i của công dâ n đƣợc thể hiê ̣n ở những mối liên hệ, sợi dây liên kết giữa các cá nhân, các nhóm xã hội với nhau trên cơ sở tập trung vào các hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, cá nhân với xã hội. Đó có thể là mối quan hệ mang tính bền chặt hoặc là các mối quan hệ bình thƣờng và không bền chặt (hay còn gọi là mối quan hệ đóng và mối quan hệ mở). Trong cuộc sống của mỗi ngƣời đều tồn tại các mạng lƣới các quan hệ tƣơng đối chằng chịt với nhiều cấp độ, tùy thuộc vào các chủ thể của mối quan hệ đó họ là ai, thuộc phân tầng xã hội nào.

Cách tiếp cận lý thuyết mạng lƣới giúp nhìn nhận và lý giải đƣợc tính chất , mƣ́c đô ̣ tham gia vào các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i , các nhóm xã hội của mỗi cá nhân thông qua hê ̣ thống các mối liên hê ̣ của ho ̣ t rong cuô ̣c sống. Tƣ̀ viê ̣c lý giải cách thức các cá nhân thể hiện hành vi của bản thân trong nhóm, có thể nhận biết đƣợc hình thức và nô ̣i dung của sƣ̣ tham gia , các mối lợi ích cũng nhƣ vai trò , trách nhiê ̣m mà mỗi ngƣời nắm giƣ̃ t rong ma ̣ng lƣới các mối liên hê ̣ . Bên ca ̣nh đó , cách tiếp cận mạng lƣới xã hội cũng sẽ giúp cho việc lý giải một phần nhƣ̃ng đă ̣c trƣng, tính chất và các mối liên kết giƣ̃a cá nhân với cá nhân trong mô ̣t nhóm và giƣ̃a cá nhân với các nhóm khác nhau trong xã hô ̣i . Nhìn vào sơ đồ mạng xã hội mà một cá nhân đạt đƣợc ta có thể nhìn thấy đƣơ ̣c mƣ́c đô ̣ rô ̣ng - hẹp trong các mối quan hệ cũng nhƣ khả năng tham gia xã hội của cá nhân.

Nhƣ vâ ̣y, cá nhân khi tham gia xã hội sẽ thông qua ma ̣ng lƣới các mối quan hê ̣ ma ̣nh - yếu của mình để gia nhâ ̣p vào các nhóm , các tổ chức xã hội khác nhau . Các nhóm xã hội này lại có những khác biệt nhất định về kinh tế, mối quan hệ, quyền lực,… và cá nhân cũng qua đó để lựa chọn cách ứng xử khác nhau ở tƣ̀ ng nhóm với từng mối liên hệ . Mỗi một mối liên kết trong mạng lƣới của cá nhân có thể cho thấy rõ sự đa dạng trong lối sống, hành vi ứng xử, địa vị, vai trò của cá nhân đó trong từng mạng lƣới xã hội. Tuy nhiên, mỗi một cá nhân có một mạng lƣới và

36

toàn bộ xã hội là một hệ thống các mạng lƣới xã hội đan xen, bện chặt vào nhau và không giống nhau. Bởi vậy, các cá nhân có cơ hội thu - nhận các luồng thông tin không giống nhau nên dẫn đến sƣ̣ khác nhau tro ng tham gia xã hô ̣i giƣ̃a các cá nhân trong các nhóm xã hô ̣i khác nhau.

37

CHƢƠNG 2: SO SÁNH SƢ̣ THAM GIA XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM TRONG CÁC TỔ CHƢ́C XÃ HỘI CHÍNH THƢ́C VÀ PHI CHÍNH THƢ́C

Một phần của tài liệu Sự tham gia xã hội của người Việt Nam So sánh các tổ chức chính thức và phi chính thức (Trang 34)