Sự ràng buộc về quyền lợi và trách nhiê ̣m trong tham gia

Một phần của tài liệu Sự tham gia xã hội của người Việt Nam So sánh các tổ chức chính thức và phi chính thức (Trang 68)

7. Khung lý thuyết

2.2.2.3.Sự ràng buộc về quyền lợi và trách nhiê ̣m trong tham gia

Sự ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm giữa thành viên với tổ chức là điều luôn luôn tồn tại ở mọi tổ chức xã hội dù là chính thức hay phi chính thức. Ở mỗi loại tổ chức, những ràng buộc này có thể khác nhau về đặc điểm, tính chất và mức độ, tuy nhiên khi một cá nhân đã gia nhập vào bất kỳ một tổ chức nào thì ở đó luôn tồn tại song song những quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Mối ràng buộc này có ý nghĩa quan trọng trong sự xác lập một cách cụ thể và định hình rõ ràng việc trở thành thành viên của một tổ chức nhất định ở mỗi cá nhân, đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại hoạt động của tổ chức ấy. Do đó, mối ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm của thành viên với tổ chức là điều không thể thiếu trong các tổ chức xã hội.

Chia sẻ của thành viên về những lợi ích khi tham gia

… Chú nói thâ ̣t với cháu chƣ́ chả có ai làm cái viê ̣c gì mà không nghĩ đến lợi ích cả. Dù là tham gia ở tổ chức nào , lớn hay bé , quan tro ̣ng hay không quan tro ̣ng thì cái mình nhìn thấy phải là cái lợi ích cho bản thân. Chú cũng giống nhƣ mọi ngƣời thôi, tham gia vào tổ chƣ́c này chú thấy mình cũng c ó những lợi ích nhất định nên mới theo đến tâ ̣n giờ. (Nam, 57 tuổi, Quảng Ninh, tổ chứ c chính thức)

... Nói chung là cô thấy vào cái hội này cũng cho cô một số lợi ích về mặt tinh thần đó con. Nói chứ mình mất thời gian rồi cả tiền ba ̣c để tham gia cùng mo ̣i ngƣời thì mình cũng phải đƣợc cái gì chứ không đƣợc gì thì phí lắm con ạ. Không đƣơ ̣c lợi lô ̣c gì thì cô ra khỏi hội luôn thôi (cƣời). (Nữ, 46 tuổi, Cần Thơ, tổ chức phi chính thức)

Chia sẻ của thành viên về những ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm

… Chúng tôi tham gia trong hô ̣i này thì đƣợc cái là nếu muốn vay vốn thì sẽ đƣợc hỗ trơ ̣, nhƣng mà cũng phải có trách nhiê ̣m với tổ chƣ́c chƣ́ . Họp hành là phải tham gia, rồi có công viê ̣c của hô ̣i thì phải lao vào mà làm chƣ́. Không phải là chỉ vào đó rồi đóng phí tham gia rồi không làm gì đâu. (Nữ, 52 tuổi, Lâm Đồng, tổ chức chính thức)

… Thâ ̣t ra cái hô ̣i này anh tham gia vào chỉ là để phục vụ đam mê đá bóng của mình thôi nhƣng mà nó cũng có những cái quy định bất thành văn cho bọn anh khi mà tham gia đấy . Mình muốn đƣợc đá bóng thì cũng phải đóng góp tiền để mà trả tiền thuê sân hay ti ền mua nƣớc uống nữa. Rồi thi thoảng đi đá giải cũng phải tham gia tâ ̣p tành đầy đủ theo li ̣ch của cả đô ̣i nƣ̃a em a ̣ . (Nam, 34 tuổi, Bình Dương, tổ chức phi chính thức)

67

2.2.2.4. Sự hình thành những mối quan hê ̣ xã hội mới

Dù thuộc tổ chức xã hội chính thức hay phi chính thức thì việc tham gia của các thành viên luôn góp phần tạo ra những mối quan hệ xã hội mới, tồn tại cả bên trong và ngoài sự vận hành của tổ chức. Những phân tích trong các phần trên cho thấy có những đặc điểm khác nhau trong sự nảy sinh mối quan hệ mới. Cụ thể, đó có thể là những mối quan hệ theo chức năng nhƣ quan hệ đồng nghiệp, quan hệ giữa ngƣời thủ lĩnh, ngƣời quản lý với nhân viên hay các quan hệ bằng hữu thân tình khác. Về cơ bản, mức độ ảnh hƣởng và tầm quan trọng của các mối quan hệ này đối với mỗi cá nhân là không giống nhau nhƣng tính mục đích và nhu cầu trong việc chia sẻ các vấn đề liên quan đến công việc và đời sống của cá nhân thông qua những mối quan hệ này là giống nhau. Do vậy, dù ở mức độ nào thì các mối quan hệ nảy sinh trong tổ chức cũng đều có sự tác động nhất định đến các thành viên.

2.2.2.5. Ngườ i đứng đầu tổ chức

Bất kỳ tổ chức nào dù là chính thức hay phi chính thức cũng đều phải có ngƣời đứng đầu. Ngƣời đứng đầu một tổ chức đƣợc hiểu là ngƣời thủ lĩnh, là đầu tầu và thậm chí có thể xem nhƣ linh hồn của tổ chức. Đối với từng tổ chức, các tiêu chí đặt ra cho việc tìm kiếm và lựa chọn ngƣời đứng đầu là khác nhau. Do đó, ngƣời thủ lĩnh ở các tổ chức khác nhau thì có những đặc điểm cá nhân và đặc điểm xã hội

Chia sẻ của thành viên về những quan hê ̣ xã hô ̣i mới được ta ̣o dựng khi tham gia

… Nói chung, theo bác thấy tƣ̀ bản thân bác thôi nhé , vào cái hội này bác cũng có quen biết thêm nhiều ngƣời, các bác cùng nhau lo công việc của hội khi mà hội có mô ̣t viê ̣c gì đấy. Không có viê ̣c gì thì thi thoảng mấy ông cũng vẫn gặp nhau uống nƣớc chè, hút thuốc lào, đánh cờ với nhau, rồi không thì tâm sƣ̣ hoă ̣c bàn luâ ̣n chuyê ̣n nhà, chuyê ̣n nƣớc. (Nam, 64 tuổi, Quảng Ninh, tổ chứ c chính thức)

… Vào hô ̣i này tôi có thêm nhƣ̃ng mối quan hê ̣ giá tri ̣ ba ̣n a ̣. Đặc trƣng của cái hội này toàn là những ngƣời có quyền thế cả , mà họ cũng nhiều hơn tôi rất nhiều tuổi , mình học đƣợc nhiều từ cách làm việc và cách sống của họ. Mà họ cũng tình cảm và quan tâm đến mình, bình thƣờng mình đi tập theo lịch thì không sao , nếu hôm nào mình mà không ra sân tập là kiểu gì mấy anh , mấy chú ấy cũng go ̣i điê ̣n hỏi thăm xem có chuyê ̣n gì không. (Nam, 27 tuổi, Hà Nội, tổ chứ c phi chính thức)

68

khác nhau. “Trong tổ chức của chú , không có yêu cầu khắt khe lắm về ông trưởng hội, nhưng mà ít nhất cũng phải đáp ứng được mấy tiêu chí là đã từng đi lính này , mà ngày xưa đ i lính cũng phải làm chỉ huy chứ lính quèn là không được , rồi cũng phải biết ăn nói , nhiê ̣t tình có trách nhiê ̣m , có quan hệ tốt với mọi người nữa”

(Nam, 57 tuổi, Quảng Ninh, tổ chƣ́ c chính thƣ́c ). Mức độ ảnh hƣởng và tính quyền uy của ngƣời đứng đầu các tổ chức này cũng khác nhau. “Ừ thì gọi là đội trưởng thế chứ thật ra có phải đứa nào chúng nó cũng nghe theo sự quản lý của mình đâu em. Nhiều lần anh tứ c điên lên vì mấy thằng rất vô ý thức , đã dặn trận nào không đi được thì phải nhắn tin hoặc gọi điê ̣n báo cho anh nhưng bọn nó toàn quên không báo” (Nam, 33 tuổi, Hà Nội, tổ chƣ́ c phi chính thƣ́c ). Tuy nhiên, nhìn chung ở mọi

tổ chức thì ngƣời thủ lĩnh luôn là ngƣời có tầm ảnh hƣởng lớn đến các thành viên và đến tổ chức, họ có những quyền hạn nhất định trong việc đƣa ra các quyết định quan trọng, liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay suy vong của một tổ chức. Do đó, vai trò của ngƣời đứng đầu là rất quan trọng, có thể giúp cho tổ chức ngày càng phát triển, cũng có thể là tác nhân chính làm cho một tổ chức bị tụt hậu hoặc thậm chí là bị xóa sổ.

Nhƣ vậy, thông qua những phân tích ở trên, có thể rút ra một số nô ̣i dung chính trong chƣơng 2 nhƣ sau:

Thứ nhất, tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện đang phát triển một cách đa dạng và phong phú về loại hình. Các tổ chức này đƣợc phân loại thành hai nhóm gồm khối tổ chức chính thức và khối tổ chức phi chính thức. Các tổ chức xã hội chính thức là nhóm tổ chức có đăng kí hoạt động với cơ qu an quản lý và có tƣ cách pháp nhân . Trong khi đó, các tổ chức xã hội phi chính thức là các hội, nhóm đƣơ ̣c thành lâ ̣p mô ̣t cách tự phát, tự nguyện, không đăng kí hoa ̣t đô ̣ng và không có tƣ cách pháp nhân.

Thứ hai, sự tham gia của ngƣời Việt Nam đƣợc thể hiện một cách đa dạng ở các tổ chức chính thức và phi chính thức. Trong đó, những biểu hiện của ngƣời tham gia ở hai khối tổ chức này là khác nhau về cơ cấu nhân khẩu xã hô ̣i , về nô ̣i dung tham gia , hình thức tham gia cũng nhƣ những quyền lợi và trách nhiệm khi

69

tham gia. Nhìn chung, sự tham gia của ngƣời dân trong các tổ chức chính thức thể hiện tính ổn định và có sự tƣơng đồng trong khi ở tổ chức phi chính thức lại thể hiện tính tự phát, thiếu ổn định và có nhiều khác biệt. Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát và tính hiệu lực của các quy định đối với sự tham gia của thành viên ở các tổ chức chính thức là cao hơn ở các tổ chức phi chính thức.

Thứ ba, mặc dù có những khác biệt nhất định khi so sánh sự tham gia của ngƣời dân giữa hai nhóm tổ chức chính thức và phi chính thức nhƣng cả hai loại hình tổ chức vẫn có những biểu hiện tƣơng đồng nhau trên một số đặc điểm nhƣ: mọi quyết định gia nhập tổ chức của cá nhân đều dựa trên sự tự nguyện tham gia; bất kỳ sự tham gia nào của cá nhân trong một tổ chức đều xuất phát từ tính lợi ích; mọi tổ chức đều có những ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm đối với sự tham gia của thành viên; sự tham gia của thành viên góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội mới, tồn tại cả bên trong và ngoài sự vận hành của mọi tổ chức và tất cả các tổ chức đều phải có ngƣời đứng đầu.

Tóm lại, những nội dung trong chƣơng 2 đã cho ta thấy một cái nhìn tổng quát và đa chiều cạnh về sự tham gia xã hội của ngƣời Việt Nam trong mối tƣơng quan so sánh giữa hệ thống các tổ chức xã hội chính thức và phi chính thức hiện nay.

70

CHƢƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA XÃ HỘI

CỦA NGƢỜI VIỆT NAM TRONG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC

3.1. Những yếu tố quyết định từ đặc điểm của các tổ chức xã hội

3.1.1. Loại hình tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những phân tích ở trên cho thấy, việc cá nhân quyết định gia nhập vào một tổ chức bất kỳ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và loại hình của tổ chức đó. Qua các thông tin thu đƣợc, có thể khẳng định rằng loại hình tổ chức có tác động đến quan điểm và thái độ của ngƣời dân khi xem xét gia nhập tổ chức. Về cơ bản, ngƣời dân đề cao vai trò và tầm quan trọng của tổ chức chính thức hơn là phi chính thức. Xét trên những toan tính về lợi ích, các cá nhân nhận thấy họ nhận đƣợc nhiều lợi ích trong việc tham gia ở các tổ chức chính thức hơn là phi chính thức, do đó đa số họ đều có mong muốn đƣợc trở thành thành viên của một tổ chức chính thức hơn là một tổ chức phi chính thức.

Các đặc trƣng riêng biệt của tổ chức cũng có tác động lớn đến sự lựa chọn tham gia của ngƣời dân. Xét trong các tổ chức chính thức, một số tổ chức mang những đặc trƣng và yêu cầu cụ thể dành cho thành viên, do đó việc một cá nhân mong muốn và lựa chọn gia nhập một tổ chức trƣớc tiên cần xem xét sự phù hợp ở khả năng hiện có của bản thân với những yêu cầu đặt ra đối với thành viên của tổ chức. Ví dụ, một số ngƣời muốn tham gia vào một tổ chức nghề nghiê ̣p thì họ phải có các kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí mà họ mong muốn đƣợc nhận trong tổ chức ấy. Đối với các tổ chức phi chính thức, các cá nhân có xu hƣớng tham gia vào những tổ chức mà sự hoạt động của nó phù hợp với nhu cầu, đam mê và sở thích của họ. Đó là yêu cầu cũng là điều kiện tiên quyết để họ xác định có hay không tham gia vào một hội, nhóm phi chính thức.

Loại hình tổ chức cũng có những tác động đến thái độ và tính tích cực trong tham gia của ngƣời dân. Căn cứ trên sự trả lời của các cá nhân, cho thấy họ có sự tích cực và hăng hái khi tham gia các tổ chức chính thức, đặc biệt là nhóm tổ chức

71

mang lại các lợi ích về địa vị kinh tế và địa vị chính trị cho họ hơn là trong tham gia các tổ chức phi chính thức. Thành viên trong các tổ chức chính thức luôn đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp, trong thu nhập nhằm nâng cao uy quyền cho bản thân, do đó họ có xu hƣớng nỗ lực hết mình trong thực hiện các nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. Trong khi đó, những lợi ích này họ không nhận thấy khi tham gia ở các tổ chức phi chính thức nên với những cá nhân có sở thích và có đam mê lớn thì họ mới có nhiều tích cực trong tham gia các tổ chức này. Ngoài ra, tính hiệu lực trong các quy định của tổ chức chính thức cũng có tác động mạnh đến cá nhân hơn là ở các tổ chức phi chính thức nên bắt buộc thành viên tham gia ở các tổ chức chính thức phải nghiêm túc hơn là ở tổ chức phi chính thức.

3.1.2. Mục đích, tôn chỉ của tổ chức

Mục đích, tôn chỉ của tổ chức là một yếu tố có tác động nhất định đến sự tham gia của ngƣời dân. Các tổ chức khác nhau có mục đích, tôn chỉ hoạt động khác nhau và dựa trên yếu tố này để các tổ chức có sự chọn lựa, sàng lọc thành viên tham gia một cách phù hợp. Các tổ chức sẽ dựa vào mục đích, tôn chỉ hoạt động để xác

Ý kiến đánh giá ảnh hưởng của loại hình tổ chức đến sự tham gia của thành viên

…Rõ ràng công việc ở ngân hàng quan trọng hơn là đi đánh golf rồi. Vì tôi làm trong ngân hàng nên mới có thêm các quan hệ khác, từ đó mà mới tham gia vào cái hội golf ấy. Với lại muốn có tiền đi chơi golf thì phải làm việc ở ngân hàng, làm trong ngân hàng mới có tiền chứ đi đánh golf thì chỉ tiêu tiền thôi (Cƣời).

(Nam, 27 tuổi, Hà Nội)

… Anh là kỹ sƣ xây dựng thì chỉ xin vào mấy công ty xây dựng thôi, chứ học xây dựng mà đi xin làm nghiên cứu nhƣ em thì làm sao mà làm đƣợc đúng không. Cái sự chọn lựa nhƣ em nói ở đây thì chỉ là mình thấy trong số các công ty về xây dựng, cái công ty nào mà hoạt động mạnh hơn, các chế độ lƣơng bổng cao hơn thì mình chọn để xin vào thôi. Còn vào đội bóng đá thì nó là do anh thích thì anh vào thôi chứ anh chả chọn lựa gì cả. (Nam, 32 tuổi, Bình Dương)

… Nói chứ em cũng ham hố vụ hát hò trên sàn nhạc lắm, nhƣng công việc ở trƣờng là mình phải ƣu tiên hơn hết chứ. Có máu mấy chăng nữa thì cũng phải dạy đủ số tiết, số giờ mà tổ bộ môn giao cho mình. Thiên hạ hỏi mình làm gì thì mình bảo mình làm nghề giáo chứ ai ngƣời ta quan tâm mình có tham gia sàn nhạc hay không đâu chị. (Nữ, 26 tuổi, Lâm Đồng)

72

định các yêu cầu đối với đối tƣợng tham gia. Ví dụ, nhóm tổ chức có mục đích chính là hoạt động trong lĩnh vực chính trị sẽ lựa chọn những thành viên có những đặc điểm phù hợp với các hoạt động chính trị. Hay một số tổ chức ngành nghề đặc thù cũng có sự phân luồng cụ thể cho thành viên của mình.

Mục đích và tôn chỉ của tổ chức còn có sự tác động đến việc thu nạp hay loại bỏ sự tham gia của thành viên. Cụ thể, nếu một cá nhân có mong muốn tham gia vào tổ chức sẽ đƣợc xem xét về khả năng phù hợp với tổ chức nhằm xác định mức độ và khả năng cá nhân có thể đóng góp để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Ngƣợc lại, nếu một thành viên bất kỳ trong quá trình tham gia của mình có thực hiện những hành vi hoặc thu đƣợc những lợi ích đi ngƣợc lại với mục đích, tôn chỉ và lợi ích của tổ chức thì tổ chức ấy sẽ xem xét đến việc loại bỏ thành viên ấy ra khỏi bộ máy của tổ chức. Do đó, các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân phải phù hợp với

Một phần của tài liệu Sự tham gia xã hội của người Việt Nam So sánh các tổ chức chính thức và phi chính thức (Trang 68)