0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM SO SÁNH CÁC TỔ CHỨC CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC (Trang 28 -28 )

7. Khung lý thuyết

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Khái niệm Sự tham gia xã hội

Hiê ̣n nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “sự tham gia xã hội” (social participation). Theo các tác giả Aleksej Bukov, Ineke Maas và Thomas Lampert thì sự tham gia xã hội đƣợc hiểu là sự chia sẻ các định hƣớng xã hội của các nguồn lực cá nhân, nó đƣợc xem xét là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng cuộc sống. Trong các nghiên cứu, nhóm tác giả phân biệt ba loại tham gia liên quan đến nội dung, bối cảnh và các nguồn lực cần thiết để tham gia bao gồm: tham gia tập thể, tham gia sản xuất và tham gia chính trị (Aleksej Bukov và cô ̣ng sƣ̣, 2001).

Trong khi đó, các tác giả Heller, Wandersman và Florin lại định nghĩa sự tham gia xã hội nhƣ là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, các chƣơng trình và các môi trƣờng có ảnh hƣởng đến họ (Heller và cô ̣ng sƣ̣ , 1984). Với đi ̣nh nghĩa này thì sƣ̣ tham gia xã hô ̣i đƣợc hiểu là những hành động xã hô ̣i đƣợc cá nhân thƣ̣c hiê ̣n khi là thành viên của mô ̣t tổ chƣ́c, mô ̣t kế hoa ̣ch hay trong mô ̣t hoàn cảnh nào đó mà có ảnh hƣởng đến họ.

Theo M.Broese van Groenou, sƣ̣ tham gia xã hô ̣i đƣợc nhìn nhâ ̣n dƣới nhiều khía cạnh khác nh au. Ở đây, tác giả đề cập đến 5 chiều ca ̣nh của sƣ̣ tham gia bao

27

gồm: 1) tham gia trong các tổ chức, 2) các hoạt động văn hoá xã hội, 3) tiêu chí về sƣ̣ tham gia, 4) sử dụng phƣơng tiện truyền thông (truyền hình, phát thanh, báo) và 5) sử dụng máy tính cá nhân và internet (M.Broese van Groenou, 2004). Với cách hiểu này thì sƣ̣ tham gia xã hô ̣i nghĩa là việc cá nhân tham gia vào câc tổ chức xã hô ̣i hoă ̣c là tham gia vào các phong trào , hoạt động văn hóa xã hội dựa trên sự t iếp câ ̣n thông tin thông qua các loại phƣơng tiện truyền thông khác nhau.

Ngoài ra, khái niệm về sự tham gia xã hội còn đƣợc hiểu là các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i. Đó là nhƣ̃ng hoa ̣t đô ̣ng liên quan đến lĩnh vƣ̣c sản xuất, giải trí và các hoạt động xã hội bên ngoài, cho phép các cá nhân đáp ứng những ngƣời khác (Broese van Groenou và Deeg, 2006). Cá nhân tham gia vào các hoạt động chủ yếu đƣợc cải thiện chính mình và đƣợc tự phát triển, trong khi sau này, cá nhân đóng góp các nguồn lực của mình cho các cá nhân hoặc các nhóm trong cộng đồng thông qua sự tham gia các hiệp hội tự nguyện và chính trị (Klumb và Baltes, 1999).

Nhƣ vâ ̣y, tổng hợp tƣ̀ nhƣ̃ng quan điểm của các tác giả về sƣ̣ tham gia xã hô ̣i ở trên, có thể thấy sự tham gia xã hô ̣i đã đƣợc xem xét dƣới hai góc đô ̣ . Ở góc độ thƣ́ nhất, sƣ̣ tham gia xã hô ̣i đƣợc hiểu là sƣ̣ tham gia của cá nhân t rong các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i và các lĩnh vực xã hội khác nhau . Ở góc độ thứ hai , sƣ̣ tham gia xã hô ̣i đƣơ ̣c hiểu là sƣ̣ tham gia của cá nhân trong các hô ̣i, nhóm, tổ chƣ́c xã hô ̣i.

Trong nghiên cƣ́u này , tác giả tiếp cận khái niệm sự tham gia xã hô ̣i theo cách hiểu là quá trình cá nhân gia nhập vào các tổ chức , hội nhóm xã hội khác nhau. Cá nhân thông qua việc gia nhập vào các tổ chức xã hội sẽ thực hiện các hoạt động trong nhiều lĩnh vƣ̣c của đời sống xã hô ̣i nhằm thỏa mãn mong muốn của bản thân , cải thiện chính mình và đóng góp cho sƣ̣ phát triển của các tổ chƣ́c mà ho ̣ tham gia.

1.2.2. Khái niệm Xã hội dân sự

“Xã hội dân sự” là một khái niệm đƣợc đặc trƣng bằng tinh thần cộng đồng. Sự tự nguyện và tinh thần cộng đồng của các công dân theo nghĩa đó là đặc trƣng cho “bản chất” của khu vực dân sự và nó góp phần vào hoạt động có hiệu quả của nhà nƣớc. Các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới

28

tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo tinh thần này, xã hội dân sự đƣợc tạo thành bởi một loạt các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại (công đoàn và các đoàn thể có tính chuyên nghiệp) và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệ họ hàng, dân tộc, văn hoá và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Những đoàn thể tự nguyện làm việc vì quyền lợi chung. Chúng đƣợc hình thành và khuyến khích phát triển bởi các cộng đồng địa phƣơng. Nói một cách đơn giản, các tổ chức dân sự thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của ngƣời dân. Ngƣời dân tự tổ chức lại căn cứ theo các nhu cầu, nguyện vọng hay tín ngƣỡng chung và thể hiện thành các loại hình hoạt động (Bùi Quang Dũng, 2007).

Tóm lại, có thể hiểu xã hội dân sự theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự của Trƣờng đại học kinh tế London nhƣ sau: “Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nƣớc, gia đình và thị trƣờng. Nhƣng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nƣớc, xã hội dân sự, gia đình và thị trƣờng là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thƣờng bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thƣờng đƣợc hình thành dƣới dạng các tổ chức nhƣ các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tƣơng trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sƣ.”

1.2.3. Khái niệm Tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là khái niệm thƣờng dùng trong xã hội học, đƣợc dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Tổ chức xã hội có thể đƣợc hiểu là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động, hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội. Còn theo nghĩa hẹp thì tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó (Phạm Tất Dong, Lê Ngo ̣c Hùng, 2006).

29

Trong xã hội học, khái niệm tổ chức xã hội đƣợc dùng chủ yếu với nghĩa xem nó nhƣ là một thành tố của cơ cấu xã hội. Với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội. Những quan hệ này sẽ liên kết các cá nhân vào một nhóm để họ cùng thực hiện một hoạt động chung nào đó nhằm đạt đƣợc những lợi ích nhất định. Tóm lại, có thể hiểu tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến, nhƣng không phải mọi nhóm thứ cấp đều là tổ chức xã hội. Tổng hơ ̣p tƣ̀ các quan điểm đi trƣớc, tác giả Bùi Thế Cƣờng đã chỉ ra các dấu hiệu cơ bản nhất của tổ chức xã hội nhƣ sau (Bùi Thế Cƣờng, 2010):

1. Nhóm xã hội đƣợc lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức đƣợc rằng nhóm của họ tồn tại để đạt đƣợc mục đích nhất định nào đó.

2. Nhóm xã hội đƣợc xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng. Trong các nhóm này có ngƣời nhiều quyền lực và những ngƣời ít quyền lực hơn. Họ đƣợc phân bố trong mạng lƣới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dƣới, cao - thấp.

3. Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm và đƣợc trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những thành viên này một tập hợp hành vi đƣợc phép làm và những hành vi không đƣợc làm.

4. Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội đƣợc thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức và trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động đƣợc nhịp nhàng, ổn đinh.

5. Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức đƣợc chính thức và công khai. Các tƣơng tác giữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên vị thế và vai trò của họ đƣợc thừa nhận một cách chính thức.

30

Phân loại Tổ chức xã hội

Khi phân tích về các tổ chức xã hội, M.Weber đã chỉ ra các dấu hiệu của nó, căn cứ trên các đặc điểm này, có thể phân loại các tổ chức xã hội thành 4 dạng nhóm (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2006) bao gồm:

1. Các nhóm quyền uy: là một dạng nhóm sơ cấp, liên kết các cá nhân bằng quan hệ uy quyền và sự sùng bái cá nhân, vị thế và vai trò của các thành viên của nhóm không đƣợc xác lập theo những quy tắc khách quan mà dựa trên mối quan hệ với thủ lĩnh. Nhóm quyền uy hoạt động thƣờng nhờ vào sự đóng góp của các thành viên dƣới danh nghĩa bổn phận.

2. Các tổ chức tự nguyện: hoạt động vì những lợi ích và nhu cầu của các thành viên. Việc tham gia tổ chức là hoàn toàn tự nguyện và các tổ chức dạng này không liên quan nhiều với chính phủ.

3. Các tổ chức biệt lập: đặc trƣng quan trọng nhất của tổ chức này là các thành viên của tổ chức bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội. Phần lớn các thành viên của tổ chức biệt lập không phải là tự nguyện, thậm chí có một số trƣờng hợp do cƣỡng bức. Xã hội và các tổ chức biệt lập đặt ra nhiều luật lệ, quy tắc để duy trì trật tự, đồng thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau.

4. Các tổ chức quan liêu: là tổ chức mà hoạt động của nó đƣợc phân chia thành các vai trò, các vai trò này đƣợc xác định bởi những quy tắc, thủ tục và đƣợc sắp xếp vào một thứ bậc quyền lực. Trong xã hội hiện đại, tổ chức quan liêu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Tổng hơ ̣p tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích ở trên , có thể hiểu tổ chƣ́c xã hô ̣i là mô ̣t da ̣ng nhóm xã hội mà ở đó có sự phân chia rõ các vị trí, vai trò, đƣợc xác định bởi những quy tắc, thủ tục và đƣợc sắp xếp vào một thứ bậc quyền lực. Có nhiều dạng nhóm xã hội khác nhau , tƣơng đƣơng với nhiều lo ại hình tổ chức khác nhau bao gồm các tổ chƣ́c quyền uy , tổ chƣ́c tƣ̣ nguyê ̣n , tổ chƣ́c biê ̣t lâ ̣p , tổ chƣ́c quan liêu . Trong tổ chƣ́c, thành viên thực hiện các hành vi dựa trên vị thế và vai trò của bản thân và nhƣ̃ng vai trò nà y đƣợc thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣a trên sƣ̣ mong đợi của tổ chƣ́c . Sƣ̣ tƣơng tác

31

giƣ̃a các thành viên và giƣ̃a thành viên với các tổ chƣ́c bên ngoài dƣ̣a trên vi ̣ thế và vai trò đƣợc thƣ̀a nhâ ̣n chính thƣ́c của ho ̣.

Phân loại tổ chức xã hội chính thức và phi chính thức

Hiê ̣n nay vẫn chƣa có mô ̣t đi ̣nh nghĩa cu ̣ thể và nhất quán về các khái niê ̣m “tổ chƣ́c xã hô ̣i chính thƣ́c” và “tổ chƣ́c xã hô ̣i phi chính thƣ́c” . Tuy nhiên, mô ̣t số nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan điểm cá nhân trong việc phân loại các tổ chức xã hội thành hai dạng hoạt động chính thức và phi chính thức.

Dƣ̣a trên cách phân loa ̣i tổ chƣ́c theo Điều 94 và Điều 110 của Bộ luật Dân sự, phân loa ̣i dƣ̣a trên tính pháp nhân của tổ chƣ́ c thì các tổ chƣ́c thuô ̣c nhóm có tƣ cách pháp nhân đƣơ ̣c go ̣i là tổ chƣ́c xã hô ̣i chính thƣ́c còn nhóm các tổ chƣ́c không có tƣ cách pháp nhân sẽ là tổ chƣ́c xã hô ̣i phi chính thƣ́c (Ban Tổ chƣ́ c - Cán bộ của Chính phủ, 1999).

Tác giả Nguyễn Khắc Mai trong nghiên cƣ́u của mình đã phân biê ̣t các tổ chƣ́c xã hội thành hai loa ̣i hình cơ bản gồm các đoàn thể nhân dân (tổ chƣ́c chă ̣t chẽ, gần Đảng, có tính chất chính trị - xã hội) và các hội quần chúng. Trong đó, các hội quần chúng lại đƣợc chia thành hai loa ̣i gồm các Hội quần chúng chính thức (Hô ̣i khoa ho ̣c kỹ thuật, các Hội văn học nghệ thuật, các Hội nhân đạo và từ thiện, các Hội thể thao, các Hội văn hóa và nghề nghiệp khác , các Hội hòa bình và hữu nghị , các Hội tôn giáo) và các Hội quần chúng phi chính thƣ́c không thuô ̣c các Hô ̣i chính thƣ́c ở trên (Nguyễn Khắc Mai , 1996). Nhƣ vậy, theo sƣ̣ phân loa ̣i này thì tổ chƣ́c xã hô ̣i chính thƣ́c sẽ bao gồm các tổ chƣ́c đoàn thể nhân dân và các Hô ̣i quần chúng chính thƣ́c còn tổ chức xã hội phi chính thức sẽ là những Hội quần chúng phi chính thức.

Theo sƣ̣ phân loa ̣i của nhóm tác giả Lê Ba ̣ch Dƣơng trong nghiên cƣ́u về Xã hô ̣i dân sƣ̣ ở Viê ̣t Nam thì các tổ chƣ́c xã hô ̣i ở Viê ̣t Nam đƣợc chia thành 5 loại gồm các đoàn thể quần chúng ; các Hội nghề nghiệp ; các tổ chức cộng đồng , các tổ chƣ́c cung cấp di ̣ch vu ̣ ; các quỹ từ thiệ n, các trung tâm hỗ trợ ; các tổ chức khô ng đăng kí, không chính thƣ́c (Lê Ba ̣ch Dƣơng và cô ̣ng sƣ̣ , 2003). Với cách phân loa ̣i nhƣ trên thì các tổ chƣ́c chính thƣ́c sẽ là các tổ chƣ́c có đăng kí hoa ̣t đô ̣ng còn tổ chƣ́c phi chính thƣ́c là nhƣ̃ng tổ chƣ́c không đăng kí hoa ̣t đô ̣ng.

32

Tác giả Bế Quỳnh Nga đã phân biệt các tổ chức xã hội thành hai loại, gồm các tổ chƣ́c chính tri ̣ xã hô ̣i và các tổ chƣ́c xã hô ̣i tƣ̣ nguyê ̣n . Theo tác giả, các tổ chức chính trị xã hội là nhóm những tổ chức đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ và có hệ thống tổ chức từ trung ƣơng đến cơ sở còn các tổ chƣ́c xã hội tự nguyện là những hội, nhóm thành lập mô ̣t cách tƣ̣ phát và không có sƣ̣ hỗ trợ của Nhà nƣớ c (Bế Quỳnh Nga, 2008).

Nhƣ vâ ̣y , tổng hợp tƣ̀ nhƣ̃ng cách phân loa ̣i ở trên , có thể thấy những dấu hiê ̣u cơ bản để các tác giả phân biê ̣t tổ chƣ́c xã hô ̣i chính thƣ́c và phi chính thƣ́c bao gồm yếu tố về năng lƣ̣c pháp lý c ủa tổ chức; tính tự phát hay tính chính thức trong viê ̣c thành lâ ̣p tổ chƣ́c và viê ̣c có đăng kí hay không đăng kí hoa ̣t đô ̣ng của tổ chƣ́c . Tƣ̀ nhƣ̃ng yếu tố kể trên , có thể đƣa ra cách phân loại các tổ chức xã hội chính thứ c và phi chính thức trong nghiên cứu này nhƣ sau : Tổ chƣ́ c xã hô ̣i chính thƣ́c là nhƣ̃ng tổ chƣ́c có tƣ cách pháp nhân , có đăng kí hoạt động một cách chính thức với các cơ quan quản lý còn Tổ chức xã hội phi chính thức là n hƣ̃ng tổ chƣ́c không có tƣ cách pháp nhân, thành lập một cách tự phát và không đăng kí hoạt động.

1.3. Các tiếp cận lý thuyết: Lý thuyết mạng lƣới xã hội

Mạng lƣới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân đƣợc gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông những nút thắt nhƣ tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín (http://vi.wikipedia.org/wiki/). Đơn giản hơn, mạng lƣới xã hội là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ nhƣ tình bạn. Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lƣới xã hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM SO SÁNH CÁC TỔ CHỨC CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC (Trang 28 -28 )

×