7. Khung lý thuyết
3.2.2. Sở thích cá nhân
Sở thích cá nhân đƣợc cho là yếu tố quyết định căn bản nhất cho việc lựa chọn gia nhập một tổ chức phi chính thức bất kỳ của ngƣời dân. Tùy thuộc vào sự đam mê, sở thích của mỗi ngƣời mà họ có sự lựa chọn gia nhập các hội, nhóm sở thích khác nhau và sự đầu tƣ tham gia trong các hội nhóm này cũng khác nhau ở từng cá nhân.
Không chỉ có tác động đến việc lựa chọn tổ chức tham gia, sở thích còn là yếu tố tác động đến mức độ tham gia trong tổ chức của cá nhân. Từ những phân tích ở trên, thấy rằng đối với những ngƣời đƣợc cho là thật sự có sự đam mê đối với một sở thích nhất định thì họ có thái độ nhiệt tình và sẵn sàng chủ động trong mọi hoạt
Đánh giá tác động của đặc trưng nghề nghiệp đến sự tham gia của thành viên
… Nhƣ anh có nhiều thời gian rảnh thì thu xếp đi đá với đội nhiều trận hơn chứ mấy ông anh trong đội thì bận công việc hơn mình nên đi đá không nhiều bằng mình, thi thoảng rảnh thì mới tham gia thôi, nhƣng mà ông nào cũng máu đá bóng cả à. (Nam, 32 tuổi, Bình Dương)
… Thật ra tôi nghĩ những ngƣời trong hội tôi họ cũng có ý đồ cá nhân khi tham gia, nhiều khi là để thể hiện đẳng cấp của mình chứ không đơn thuần chỉ là sở thích đâu. Golf là môn thể thao dành cho giới thƣợng lƣu, phải là những ngƣời có tiền, có địa vị xã hội hay toàn sếp lớn thì mới chịu đƣợc các chi phí cho nó chứ bình thƣờng ai mà thừa tiền bỏ ra đống tiền đều đặn hàng tháng nhƣ vắt chanh chỉ để vui chơi đâu. (Nam, 27 tuổi, Hà Nội)
77
động đƣợc tổ chức. Với những ngƣời có cùng nhiều sở thích, cùng tham gia trong nhiều hội và mức độ đam mê ở mức trung bình thì họ cho rằng tham gia chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí và giảm bớt căng thẳng, áp lực trong công việc. Với những ngƣời tham gia không hoàn toàn vì sở thích mà có mục tiêu khác thì họ chủ yếu chỉ gia nhập tổ chức để cho có và ít có mặt trong các hoạt động của tổ chức.
Đối với các tổ chức xã hội chính thức, sở thích cá nhân đƣợc biểu hiện dƣới dạng sự đam mê trong công việc. Cũng nhƣ trong các hội, nhóm sở thích phi chính thức, các thành viên gia nhập tổ chức chính thức cũng đƣợc phân thành nhiều nhóm khác nhau. Có những ngƣời thật sự đam mê và yêu thích công việc của mình, điều này tạo động lực để họ cố gắng phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ đƣợc giao và luôn chủ động, tích cực đối với các hoạt động tập thể của tổ chức. Bên cạnh đó, với những thành viên không hoàn toàn chú ý và để tâm đến công việc, hay một số có năng lực kém thì ít để tâm hơn đến các công việc đƣợc giao, họ cũng không tự đặt ra cho bản thân các mục tiêu để phấn đấu, thực hiện các nhiệm vụ một cách hời hợt, thiếu tinh thần xây dựng và khá thụ động trong các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, khi phân tích những tác động của yếu tố đam mê, sở thích cá nhân đến mức độ tham gia của các thành viên, ta thấy sự khác biệt trong tham gia đối với các thành viên thuộc các hội, nhóm phi chính thức thể hiện rõ nét hơn là ở các tổ chức chính thức.
Ý kiến đánh giá tác động của sở thích cá nhân đến sự tham gia của thành viên
… Nói chung mình phải có đam mê thật sự thì mới tham gia hội này chị ạ. Thật ra đi tình nguyện thì mình chả đƣợc gì về vật chất cả, nhƣng bù lại mình thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, thấy mình giúp đỡ đƣợc nhiều ngƣời có hoàn cảnh éo le hơn mình là mình vui rồi. (Nam, 25 tuổi, Huế)
… Anh thích đá bóng từ nhỏ rồi, hồi còn đi học anh cũng hay đá với bọn lớp và bọn hàng xóm cạnh nhà. Nhiều khi đá bóng nó thành thói quen của mình luôn rồi, không tài nào bỏ đƣợc, bận mấy thì cũng phải cố thu xếp đi đá một tuần hai buổi chứ không thì cuồng chân lắm, không chịu đƣợc (Cƣời). (Nam, 33 tuổi, Hà Nội)
78
3.2.3. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự tham gia của ngƣời dân trong một số tổ chức xã hội nhất định và điều này đặc biệt có ý nghĩa khi xem xét trong các tổ chức phi chính thức. Dựa trên những thông tin thu đƣợc, cho thấy yếu tố kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn tổ chức gia nhập của thành viên. Bởi lẽ, bên cạnh việc đóng các khoản phí để duy trì hoạt động của tổ chức thì những chi phí cho một số hoạt động cá nhân có liên quan đến sở thích cũng rất tốn kém. Ở đây, những ngƣời có điều kiện về kinh tế tốt hơn thƣờng có thái độ khá thoải mái đối với việc lựa chọn gia nhập vào một tổ chức phi chính thức bất kỳ. Nhiều ngƣời trong số họ tham gia trong một số hội, nhóm phi chính thức mà có sự đầu tƣ kinh phí cao nhƣ hội chơi Golf, hội tennis… Bên cạnh đó, đối với những ngƣời có điều kiện kinh tế không tốt bằng, họ thƣờng cân nhắc kỹ lƣỡng khi quyết định gia nhập vào một tổ chức nào đó. Mặc dù yếu tố sở thích là tác nhân chính để một ngƣời lựa chọn gia nhập trong một tổ chức phi chính thức nhƣng nếu điều kiện kinh tế bản thân không thể đáp ứng đƣợc với những yêu cầu về chi phí tham gia thì cá nhân cũng sẽ không tham gia hoặc tham gia một cách không thƣờng xuyên hoặc đang tham gia thì sẽ rút khỏi tổ chức.
Sự đóng góp kinh phí cho tổ chức cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân. Bên cạnh việc đóng một số khoản phí bắt buộc thì cũng có nhiều cá nhân chủ động đóng góp, ủng hộ thêm kinh phí cho tổ chức. Về cơ bản, sự đóng góp thêm này là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi ngƣời. Đối với những ngƣời có kinh tế tốt hơn, họ sẵn sàng đóng góp nhiều hơn, thậm chí bao trọn chi phí để tổ chức một hoạt động bất kỳ. Còn với những ngƣời có điều kiện kinh tế trung bình và thấp hơn thì họ thƣờng chỉ đóng các khoản phí bắt buộc và nếu có đóng góp thêm thì số tiền ủng hộ cũng không quá lớn, thƣờng là đồng mức với những thành viên khác trong tổ chức.
Đối với một số hội nhóm phi chính thức thì điều kiện kinh tế còn góp phần tạo nên tầm ảnh hƣởng của cá nhân. Thực tế cho thấy, những thành viên có sự đóng
79
góp, ủng hộ kinh phí nhiều hơn cho tổ chức thì tiếng nói và tầm ảnh hƣởng của họ sẽ lớn hơn các thành viên khác. Trong nhiều trƣờng hợp, các quan điểm của nhóm thành viên này sẽ đại diện cho quan điểm chung của cả tổ chức, mặc dù không hẳn đƣợc phân định rõ ràng nhƣng những ngƣời này luôn có một quyền lực nhất định mà các thành viên khác trong tổ chức ngầm thừa nhận nó. Thậm chí, việc tổ chức hay không tổ chức một hoạt động nào đó có thể bị phụ thuộc vào quyết định của một nhóm ngƣời đƣợc cho là có nhiều đóng góp kinh phí nhất cho tổ chức.
3.2.4. Điều kiện thời gian
Điều kiện về thời gian cũng là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân. Đối với các tổ chức chính thức, sự tham gia về thời gian đƣợc quy định một cách cụ thể và chi tiết, do đó chúng ta ít thấy có sự khác biệt lớn về thời gian tham gia của các cá nhân mà thƣờng có một sự tƣơng đồng nhất định và do đó, yếu tố thời gian cũng không có nhiều tác động đến mức độ tham gia của thành viên trong các tổ chức này.
Tuy nhiên, đối với các tổ chức phi chính thức thì yếu tố thời gian lại rất quan trọng, nó quyết định mức độ và khả năng đầu tƣ thời gian của cá nhân cho việc tham gia các hoạt động của tổ chức. Thực tế, ngƣời ta chỉ có thể tham gia vào những hoạt động phi chính thức trong thời gian rảnh rỗi, do đó đối với những hoạt động liên quan
Ý kiến đánh giá tác động của điều kiện kinh tế đến sự tham gia của thành viên
… Nói chứ không có tiền thì làm sao mà tham gia hội này hội nọ đƣợc. Ngƣời ta có tiền thì không phải suy nghĩ nhiều, nhƣ mình kinh tế cũng chỉ tàm tạm thì chỉ vào cái hội nào mà chi phí nó ít thôi, không ham hố với mấy anh nhà giàu đƣợc. Mấy ông chơi cây cảnh hay chơi golf thì tốn kém lắm, anh đây không có tiền thì thi thoảng đi phƣợt với anh em trong hội thôi, vừa rẻ vừa vui vừa đƣợc đi đây đó. (Nam, 28 tuổi, Hà Nội)
… Mấy khoản chi phí cho đội bóng hầu nhƣ toàn anh bỏ, từ tiền thuê sân, tiền uống nƣớc. Thật ra mình có điều kiện hơn chúng nó thì mình đóng thôi, nhiều đứa nó đang là sinh viên, tiền ăn còn chả có nữa là tiền đi đá bóng, sắm đƣợc bộ quần áo để đi đá là tốt lắm rồi, mình cũng thông cảm cho chúng nó. (Nam, 33 tuổi, Hà Nội)
80
đến sở thích, những ngƣời có nhiều thời gian rảnh rỗi có xu hƣớng dành nhiều thời gian và tham gia nhiệt tình hơn so với những ngƣời ít có thời gian rảnh rỗi.
Sự khác biệt trong lƣợng thời gian và khung giờ hoạt động giữa hai loại tổ chức chính thức và phi chính thức cũng có những tác động nhất định đến sự tham gia của ngƣời dân. Thời gian tham gia trong các tổ chức chính thức thƣờng là giờ hành chính với thời lƣợng phổ biến là 8h/ ngày còn thời gian tham gia trong các tổ chức phi chính thức thƣờng ngoài giờ hành chính và không có sự ổn định cụ thể về lƣợng thời gian. Vì vậy, việc tham gia của thành viên trong các tổ chức chính thức thƣờng có sự cố định về lƣợng thời gian còn trong các tổ chức phi chính thức thì lại khá linh hoạt và có nhiều khác biệt ở các thành viên. Sự đầu tƣ về thời gian tham gia của họ là khác nhau, vào những ngày rảnh rỗi, họ có thể dành cả ngày cho các hoạt động sở thích nhƣng có những thời điểm họ chỉ tranh thủ đƣợc một đến hai giờ để đến tham gia nên thời gian tham gia của họ không có tính ổn định.
3.2.5. Lợi ích mà thành viên thu được khi tham gia
Ngay từ những phân tích ở trên đã cho thấy vấn đề lợi ích là một yếu tố có vị trí quan trọng và quyết định phần lớn sự tham gia của ngƣời dân trong một tổ chức xã hội nhất định. Lợi ích đƣợc biểu hiện ở nhiều dạng nhƣng dù ở bất kỳ dạng nào
Ý kiến đánh giá tác động của điều kiện thời gian đến sự tham gia của thành viên
… Trong đội của anh, nhiều ông ở nhà kinh doanh nên rảnh rỗi, có nhiều thời gian thì còn hay ra sân với tụ tập nhậu nhẹt đƣợc chứ nhƣ mình đi làm công ăn lƣơng, cả ngày bận tối mắt với công việc, chiều về thì có hôm phải đi đón con cho vợ, chỉ có hôm nào đi làm về không bận gì thì mới đi đánh đƣợc trận thôi. (Nam, 35 tuổi, Hà Nội)
… Giờ giấc ở cơ quan thì quy định rõ rồi, ai mà chả giống ai, có chăng cũng chỉ ăn bớt đƣợc 15, 20 phút thôi. Còn thời gian mình tham gia ở trong hội là do mình mà em, bà nào mà không vƣớng bận công việc gia đình lắm thì có mặt thƣờng xuyên hơn là những bà mà vừa bận công việc cơ quan, vừa bận công việc gia đình. Nhƣ chị đây, chỉ tranh thủ đƣợc tí buổi chiều đi tập thôi chứ không có thời gian tụ tập cà phê chém gió với mấy bà đƣợc. (Nữ, 42 tuổi, Hà Nội)
81
thì bản thân thành viên phải nhận thấy họ có đƣợc lợi ích nhất định khi tham gia trong tổ chức mới có thể duy trì sự tham gia ấy một cách lâu dài đƣợc.
Những thông tin thu đƣợc cho thấy cá nhân có xu hƣớng tham gia vào những tổ chức mà bản thân cho rằng họ nhận đƣợc nhiều lợi ích hơn là những gì phải bỏ ra. Đối với những tổ chức mà lợi ích mang lại có thể nhìn thấy rõ, ví dụ nhƣ nâng cao thu nhập hay củng cố địa vị xã hội thì ngƣời ta sẵn sàng đầu tƣ tối đa thời gian và công sức để thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức. Còn đối với những tổ chức chủ yếu mang lại cho họ lợi ích về tinh thần thì cá nhân chủ yếu thể hiện tính tích cực và sự nhiệt tình trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động.
Nhìn chung, về cơ bản thì các lợi ích là khác nhau trong từng tổ chức nhƣng chắc chắn nếu cá nhân không nhận đƣợc bất kỳ lợi ích nào từ việc tham gia thì họ sẵn sàng rút khỏi tổ chức. Do đó, có thể khẳng định rằng lợi ích càng lớn thì cá nhân càng có sự tích cực và nhiệt tình trong tham gia, ngƣợc lại lợi ích càng ít thì cá nhân có càng xu hƣớng thiếu tích cực và hời hợt trong tham gia.
Ý kiến đánh giá tác động của lợi ích thu được đến sự tham gia của thành viên
… Cái gì mà làm ra tiền thì đƣơng nhiên là mình phải tích cực hơn cái không làm ra tiền rồi. Ham mấy thì ham nhƣng bảo anh bỏ nuôi chim vì công việc thì anh bỏ chứ bảo anh bỏ công việc để nuôi chim thì không bao giờ có chuyện đó. Nói chung, cái nào mang lại lợi ích nhiều hơn cho mình thì mình phải ƣu tiên hơn so với những cái khác. Với anh thì nuôi chim chỉ là sở thích, không nuôi nó mình cũng chả chết nhƣng không đi làm thì chết đói đấy em ạ, rõ ràng là công việc nó mang lại nhiều lợi ích cho mình hơn rồi. (Nam, 30 tuổi, Thanh Hóa)
… Mình đi làm mà không đƣợc trả lƣơng thì đi làm làm gì đúng không em. Chị thấy nhiều ngƣời đi làm bị nợ lƣơng, nhƣ chị là chị bỏ việc ở chỗ đó để tìm chỗ khác, không tìm đƣợc ngay thì cũng nghỉ, việc gì mà mình đi làm không công cho họ làm gì. Còn chị đi tập thể dục thế này mà mãi chả thấy xuống đƣợc cân nào thì cũng thôi nghỉ tập đi chứ tập làm gì cho tốn tiền em nhỉ (Cƣời). (Nữ, 42 tuổi, Hà Nội)
82
Với những phân tích về các yếu tố tác động ở trên, những nội dung chủ yếu đƣợc trình bày trong chƣơng 3 có thể đƣợc tóm gọn nhƣ sau:
Sự tham gia của ngƣời dân trong các tổ chức xã hội là khá đa dạng và phong phú ở mức độ biểu hiện. Sự biểu hiện đa dạng này là hệ quả từ những tác động cả bên trong lẫn bên ngoài của hàng loạt các yếu tố khách quan và chủ quan xuất hiện trong đặc trƣng của các tổ chức xã hội và của bản thân cá nhân.
Xem xét trong các tổ chức xã hội, sự tham gia của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố về: loại hình tổ chức; mục đích, tôn chỉ hoạt động của tổ chức; quy mô, phạm vi hoạt động của tổ chức và những lợi ích mà tổ chức mang đến cho thành viên. Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh cá nhân, có thể thấy một số yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới sự tham gia của ngƣời dân nhƣ: đặc trƣng nghề nghiệp; sở thích cá nhân; các điều kiện về kinh tế và thời gian của cá nhân và những lợi ích mà cá nhân thu đƣợc trong quá trình tham gia vào tổ chức. Tùy thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của các yếu tố trong từng tổ chức mà có sự tác động đến sự tham gia của ngƣời dân ở nhiều mức độ khác nhau, từ đó dẫn đến các biểu hiện trong tham gia của cá nhân cũng có nhiều khác biệt ở mỗi ngƣời.