Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 30)

1.2.4.1.Đối với nước đầu tư

Đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở nơi tiếp nhận đầu tƣ, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tƣ và xây dựng đƣợc thị trƣờng cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác, đầu tƣ ra nƣớc ngoài giúp bành trƣớng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ ở nƣớc ngoài mà các nƣớc đầu tƣ mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, tránh đƣợc hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nƣớc.

1.2.4.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư Tác động tích cực

Thứ nhất, FDI có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư.Việc tiếp nhận FDI có hiệu quả sẽ đem lại cho nƣớc tiếp nhận nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trƣờng… Đặc biệt đối với các nƣớc còn đang hạn chế về vốn trong nƣớc sẽ có cơ hội tăng vốn trên thị trƣờng quốc tế mà không phải lo lắng gánh nặng nợ công. Với các tác động đó, FDI sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững và đáp ứng đƣợc sự mất cân đối trong việc điều tiết nguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trƣờng. Hơn nữa, FDI còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, giúp cho nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế cho nơi tiếp nhận đầu tƣ.

Thứ hai,tiếp nhận thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của nước tiếp nhận với các nước phát triển trên

24

thế giới.Thông qua FDI, các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia với nguồn vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại đã chuyển giao công nghệ và tài sản vô hình cho các doanh nghiệp nƣớc tiếp nhận. Khi đó, các doanh nghiệp nƣớc tiếp nhận có điều kiện tiếp cận và sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động. Mặt khác, các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ cũng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các kỹ năng, phƣơng pháp quản lý, cách thức điều hành tiên tiến của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp khác cũng phải nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Thứ ba,giúp nước tiếp nhận sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện. Đối với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển, do hạn chế về vốn cũng nhƣ công nghệ nên việc khai thác các tài nguyên khoáng sản gặp nhiều khó khăn. Các nhà đầu tƣ FDI vào đầu tƣ mang theo vốn và công nghệ hiện đại khiến cho việc khai thác tài nguyên đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thứ tư,FDI đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất dịch vụ mới và giúp tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Khi thực hiện FDI tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia sẽ sử dụng lao động địa phƣơng, do vậy điều này sẽ tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động nâng cao trình độ, kỹ năng và tri thức của họ. Dù trong trƣờng hợp không còn làm trong các công ty này, họ vẫn có khả năng làm việc hiệu quả ở những nơi khác với vốn kiến thức, kỹ năng đã đƣợc đào tạo và tích lũy đƣợc trƣớc đó.

Thứ năm,FDI giúp các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới hơn thông qua liên doanh và mạng sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Đây là con đƣờng nhanh nhất và có hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp nƣớc tiếp nhận đến với thị trƣờng nƣớc ngoài và thực hiện kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, FDI còn khuyến khích năng

25

lực kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc và góp phần cải tạo cảnh quan xã hội cho nền kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.

Tác động tiêu cực

Thứ nhất,dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Điều này xuất phát từ quyền lực thị trƣờng của các công ty nƣớc ngoài và khả năng của các công ty này trong việc thực hiện quyền lực đó nhằm thu lợi nhuận cao và chuyển ra nƣớc ngoài. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, các công ty FDI có thể làm giảm số lƣợng các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng, từ đó ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán của nƣớc tiếp nhận. Ngoài ra, FDI còn có thể là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia.

Thứ hai,FDI có thể làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế vì các lĩnh vực và địa bàn đƣợc đầu tƣ phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà nhiều khi không theo ý muốn của bên tiếp nhận đầu tƣ do thông thƣờng các nhà đầu tƣ thƣờng tập trung vào ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao và địa phƣơng có nhiều điều kiện thuận lợi. Điều này cho thấy việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tƣ bị hạn chế. Nếu bên tiếp nhận vốn FDI không có quy hoạch chiến lƣợc cụ thể sẽ dẫn đến FDI không theo ý muốn của bên tiếp nhận đầu tƣ về địa bàn đầu tƣ, lĩnh vực, ngành nghề và quy mô đầu tƣ. Nói cách khác, nếu không thẩm định đƣợc trình độ của đối tác nƣớc ngoài, rất có thể dẫn đến hiệu quả của hợp tác trong FDI thấp.

Thứ ba, khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.Vì chạy theo lợi nhuận nên các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng khai thác triệt để và tìm mọi cách để sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai…ở nƣớc tiếp nhận. Nếu không có một quy hoạch đầu tƣ cụ thể và khoa học, có thể dẫn đến việc đầu tƣ tràn lan, kém hiệu quả; tài nguyên bị khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt và sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

26

Thứ tư, chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động chuyển giao công nghệ một mặt có tác động rất tích cực đối với nƣớc tiếp nhận, mặt khác có thể làm cho nƣớc đó phụ thuộc vào sự vận động của dòng công nghệ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, công nghệ đƣợc chuyển giao cho các nƣớc đang phát triển thƣờng là những công nghệ không phù hợp, đã lạc hậu và có thể gây ô nhiễm môi trƣờng, chứ không phải chủ yếu là công nghệ nguồn, công nghệ ở các nƣớc tiên tiến. Do vậy, FDI nếu không gắn với việc kiểm soát công nghệ của đối tác nƣớc ngoài, rất có thể sẽ dẫn đến việc đƣa vào thị trƣờng nội địa những công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ… làm cho nƣớc tiếp nhận FDI dễ trở thành bãi thải công nghiệp.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)