Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Hải Phòng

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 80)

Nội dung của Quyết định thể hiện quyết tâm xây dựng Hải Phòng đến năm 2015 trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hƣớng văn minh, hiện đại; đổi mới cách thức tăng trƣởng công nghiệp từ chiều rộng sang chú trọng tăng trƣởng theo chiều sâu, từng bƣớc cơ cấu lại các ngành công nghiệp thành phố theo hƣớng hiện đại, thu hút đầu tƣ có chọn lọc, ƣu tiên phát triển công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ hiện đại, công nghệ cao, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững thành phố cảng.

3.1.2.1. Hải Phòng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Từ sau khi Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vứng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, UBND thành phố Hải Phòng đã ngay lập tức xây dựng Chƣơng trình hành động đối với chiến lƣợc này. Trong giai đoạn 2011-2020, Hải Phòng hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trƣờng.

Từ vài năm trƣớc, UBND thành phố đã từ chối một số dự án của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN Đình Vũ và dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm trên địa bàn huyện Thủy Nguyên vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Đồng thời, một trong những mục tiêu trong thu hút FDI mà thành phố luôn đƣa ra trong những năm gần đây đó là thu hút các dự án không gây ô nhiễm môi trƣờng. Điều này cho thấy quyết tâm của Hải Phòng hƣớng đến mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, đô thị có sức sống và có sức cạnh tranh.

Học tập từ các nƣớc phát triển trong việc ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tƣ và kiên quyết từ chối những dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, giá nhân công rẻ và đặc biệt là gây hại cho môi trƣờng, bởi thành phố nhận thức đƣợc những ảnh hƣởng của môi trƣờng sẽ để lại những hậu quả

74

nặng nề cho nhiều thế hệ sau. Hải Phòng đã mạnh dạn đƣa ra mục tiêu phát triển dự kiến đến năm 2020 đó là sẽ thiết lập các tiêu chí dự án lựa chọn khuyến khích thu hút đầu tƣ vừa phù hợp với các quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và quy hoạch khác có liên quan của thành phố , vừa phù hợp với địa điểm đầu tƣ, đồng thời cũng dựa trên những bài học kinh nghiệm đã học đƣợc từ nƣớc bạn. Các tiêu chí nhƣ sau:

- Quy mô các dự án có tổng vốn đầu tƣ đạt 18 tỷ đồng trở lên, giá trị công nghiệp bình quân tối thiểu 45 tỷ đồng/năm, giá trị gia tăng đạt 40% giá trị sản xuất trở lên, hàng năm nộp ngân sách từ 2 tỷ đồng trở lên.

- Các dự án FDI sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trƣờng; đƣợc sản xuất, chế tạo theo công nghệ mới từ năm 2000 trở lại đây.

- Các dự án công nghiệp đƣợc khuyến khích đầu tƣ phải thực hiện trong các khu, cụm công nghiệp đƣợc phê duyệt... Đây là xu hƣớng tất yếu của các đô thị trên thế giới, hƣớng tới sự phát triển bền vững.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng và giá trị của KCN, KKT trên địa bàn thành phố, Ban Quản lý KKT Hải Phòng sẽ tập trung phát triển KKT và các KCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch xây dựng thành phố, KKT Đình Vũ – Cát Hải, Cát Bà và các KCN sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại hóa nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao quy mô, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của KKT thành phố.

3.1.2.2.Mục tiêu cụ thể trong phát triển công nghiệp thành phố

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP của thành phố đến năm 2015 chiếm 37%, trong đó GDP công nghiệp chiếm 31-32%, tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP ngành công nghiệp – xây dựng đạt 12,7-13,7%/năm; phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP thành phố chiếm 36%, trong đó GDP công nghiệp chiếm 30-31%.

75

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,5-14,5%/năm giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 14-15%/năm; giai đoạn 2021-2025 tăng trƣởng bình quân tiếp tục giữ ở mức 14-15%.

3.1.2.3.Mục tiêu và quan điểm về gia tăng số lượng các KCN hoạt động tại Hải Phòng

Từ năm 2015 đến năm 2020, Hải Phòng đặt ra mục tiêu sẽ thành lập thêm 5 đến 6 KCN mới với quy mô diện tích đất tăng thêm 5.000 ha, đƣa tổng số KCN trên địa bàn thành phố lên 18 đến 20 khu; đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tƣ để lấp đầy các KCN đã thành lập và hoạt động, đƣa tổng số vốn đầu tƣ các dự án đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn thành phố đạt khoảng 15 đến 20 tỷ USD.

Về lộ trình đầu tƣ: Giai đoạn từ thời điểm này đến hết năm 2015, thành phố tiếp tục tập trung thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, dự án công nghiệp sạch, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Giai đoạn từ 2015-2020, sau khi đảm bảo về kết quả thu hút đầu tƣ đạt đƣợc khoảng 10 tỷ USD, thành phố sẽ tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, hiệu quả lớn và không gây ô nhiễm môi trƣờng.

3.1.2.4. Mục tiêu định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư KCN, KKT ở thành phố Hải Phòng

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng chuyên nghiệp và có trọng điểm; tổ chức xúc tiến và kêu gọi các doanh nghiệp nằm trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia của các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan,...Đặc biệt hơn nữa, cần quan tâm, chú trọng thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhất là ngành điện tử và cơ khí chế tạo.

Tập trung kêu gọi các nguồn lực ƣu tiên phát triển KKT Đình Vũ – Cát Hải; 5 KCN ƣu tiên thu hút các dự án công nghiệp sạch, công nghệ hiện đại, công nghệ cao gồm: Tràng Duệ, VSIP, An Dƣơng, Nam Tràng Cát, Cầu Cựu; KCN chuyên sâu sản xuất sản phẩm phụ trợ ngành điện tử, công nghệ thông

76

tin, viễn thông và cơ khí chế tạo để thu hút các nhà đầu tƣ. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào các KCN cần bám sát Danh mục lĩnh vực thu hút đầu tƣ và Tiêu chí chọn các dự án đầu tƣ do UBND thành phố ban hành.

Cần thu hút đầu tƣ một cách có chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng thời dành quỹ đất để đầu tƣ cho các giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình thu hút đầu tƣ, cần bám sát định hƣớng nâng cao chất lƣợng dự án, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn từ bên ngoài. Thu hút nhiều hơn các nhà đầu tƣ có năng lực, có công nghệ cao cũng nhƣ công nghệ nguồn, hƣớng đầu tƣ FDI vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế để có thể đảm bảo đƣợc sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.

Coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại chỗ bằng việc chăm sóc và hỗ trợ các nhà đầu tƣ đang hoạt động trong KCN, KKT; đồng thời tranh thủ tối đa sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ ngành Trung ƣơng nhằm tăng cƣờng hỗ trợ đối với các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ để các dự án này có thể nhanh chóng đƣợc triển khai một cách thuận lợi và có hiệu quả; tăng cƣờng đối thoại với các nhà đầu tƣ, kịp thời tháo gỡ và giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp.

3.1.3. Định hướng thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng

Ngày 03-02-2013, UBND thành phố Hải Phòng đã đƣa ra định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thành phố trong giai đoạn 2013- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 thông qua Quyết định số 221/QĐ-UBND. Đồng thời, thành phố cũng đã phê duyệt đề án xây dựng tiêu chí, danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tƣ, không chấp thuận đầu tƣ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2015 định hƣớng đến năm 2020, trong đó lĩnh vực đầu tƣ, địa bàn đầu tƣ đƣợc xác định cụ thể theo Phụ lục: Danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015, định hƣớng đến năm 2020. Hải Phòng cũng đã xây dựng danh mục các dự án lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện kèm theo, theo đó, với mỗi

77

một dự án thuộc danh mục đều có những điều kiện cụ thể kèm theo cũng nhƣ danh mục các dự án, lĩnh vực không chấp thuận đầu tƣ giai đoạn 2010-2015, định hƣớng đến 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Bảng 3-1: Danh mục các lĩnh vực ƣu tiên FDItrong giai đoạn 2010-2015, định hƣớng đến năm 2020

STT Lĩnh vực ƣu tiên thu hút FDI STT Lĩnh vực ƣu tiên thu hút FDI

1 Cơ khí – Luyện kim 7 Vật liệu xây dựng 2 Hóa chất – Cao su nhựa 8 Công nghiệp nhẹ 3 Điện tử, điện lạnh, viễn thông,

công nghệ thông tin 9 Công nghiệp lọc, hóa dầu

4 Thiết bị khoa học 10 Chế biến thực phẩm và đồ uống

5 Thiết bị điện 11

Công nghiệp tái chế, xử lý chất thải nguy hại, xử lý chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải

6 Vật liệu mới 12 Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp

3.1.4. Điều kiện thu hút các dự án FDI vào thành phố Hải Phòng

Một số điều kiện đối với các dự án FDI vào thành phố Hải Phòng đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Thứ nhất, dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành công nghiệp cũng nhƣ các ngành khác có liên quan.

Thứ hai, dự án phải phù hợp với địa điểm đầu tƣ. Dự án đầu tƣ phải nằm trong các cụm công nghiệp, KCN, KKT đã đƣợc quy hoạch. Đồng thời, tính chất của dự án phải phù hợp với tính chất, quy hoạch chi tiết của từng KCN đã đƣợc phê duyệt.

Thứ ba, về điều kiện quy mô dự án, vốn đầu tƣ (chỉ tính đến giá trị về máy móc, thiết bị và giá trị xây dựng cơ bản) của dự án phải từ 1 triệu USD trở lên. Doanh nghiệp phải có giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 2,5 triệu USD/năm trở lên, và giá trị gia tăng đạt 40% giá trị sản xuất trở lên.

78

Thứ tư, về sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp đầu tƣ. Doanh nghiệp nếu muốn đầu tƣ phải sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trƣờng. Ngoài ra, công nghệ, dây chuyền sản xuất phải có thời gian ra đời từ năm 2000 trở lại đây.

Thứ năm, dự án đầu tƣ phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về môi trƣờng.

Thứ sáu, dự án phải đảm bảo đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc hàng năm đạt từ 2 tỷ đồng trở lên.

Thứ bảy, ƣu tiên thu hút đối với các dự án có vốn đầu tƣ lớn và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

3.2. Một số giải pháp cụ thểnhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào KCN, KKT ở Hải Phòng KKT ở Hải Phòng

3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ

Phát triển KCN, KCX, KKT là định hƣớng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tƣơng của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX, KKT là một trong những nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt đƣợc, khắc phục những khó khăn vƣớng mắc gây cản trở đối với thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN, KKT, trong thời gian tới, cùng với những định hƣớng phát triển chung của nền kinh tế về tái cấu trúc đầu tƣ, doanh nghiệp, ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, một số giải pháp cần thực hiện nhƣ sau:

Một, nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, KKT.

Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN, KKT gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành khác.

79

Hai, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, KKT.

Nâng cao chất lƣợng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hƣớng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN. Đa dạng các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống ngƣời lao động KCN.

Đối với các KKT, trong thời gian tới cần có cơ chế huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu chính phủ) và nhiều hình thức đầu tƣ để tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tƣ phát triển các KKT. Tăng cƣờng tính chủ động của địa phƣơng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng KKT. Tăng cƣờng tính chủ động của địa phƣơng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng KKT.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực đã thu hút đƣợc và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp nòng cốt trong các KKT và thu hút các nhà đầu tƣ khác.

Ba, cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, KKT.

Tập trung ƣu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và phù hợp với chƣơng trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ của đất nƣớc. Tăng cƣờng tính liên kết ngành trong phát triển KCN, KKT; hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Để đón nhận đƣợc làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài mới, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần phải nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tƣ

80

nƣớc ngoài, hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhà đầu tƣ và tăng cƣờng hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ.

Bốn, kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường.

Tăng cƣờng giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trƣờng trong các KCN, KKT gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trƣờng cho các cơ quan liên quan đến KCN, KKT để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng KCN.

Năm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động trong KCN, KKT phù hợp với điều kiện thực tế của đất nƣớc. Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, tăng cƣờng vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 80)