Giải pháp từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 85)

Phát triển KCN, KCX, KKT là định hƣớng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tƣơng của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX, KKT là một trong những nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt đƣợc, khắc phục những khó khăn vƣớng mắc gây cản trở đối với thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN, KKT, trong thời gian tới, cùng với những định hƣớng phát triển chung của nền kinh tế về tái cấu trúc đầu tƣ, doanh nghiệp, ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, một số giải pháp cần thực hiện nhƣ sau:

Một, nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, KKT.

Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN, KKT gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành khác.

79

Hai, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, KKT.

Nâng cao chất lƣợng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hƣớng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN. Đa dạng các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống ngƣời lao động KCN.

Đối với các KKT, trong thời gian tới cần có cơ chế huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu chính phủ) và nhiều hình thức đầu tƣ để tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tƣ phát triển các KKT. Tăng cƣờng tính chủ động của địa phƣơng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng KKT. Tăng cƣờng tính chủ động của địa phƣơng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng KKT.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực đã thu hút đƣợc và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp nòng cốt trong các KKT và thu hút các nhà đầu tƣ khác.

Ba, cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, KKT.

Tập trung ƣu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và phù hợp với chƣơng trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ của đất nƣớc. Tăng cƣờng tính liên kết ngành trong phát triển KCN, KKT; hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Để đón nhận đƣợc làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài mới, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần phải nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tƣ

80

nƣớc ngoài, hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhà đầu tƣ và tăng cƣờng hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ.

Bốn, kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường.

Tăng cƣờng giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trƣờng trong các KCN, KKT gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trƣờng cho các cơ quan liên quan đến KCN, KKT để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng KCN.

Năm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động trong KCN, KKT phù hợp với điều kiện thực tế của đất nƣớc. Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, tăng cƣờng vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của ngƣời lao động và của cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động các nguồn lực sẵn có trong dân cƣ gắn với kiểm soát tiêu chuẩn xây dựng, kinh doanh nhà ở cho ngƣời lao động thuê.

Sáu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, ủy quyền từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KKT theo hƣớng một cửa, một đầu mối và tƣơng xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KKT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

81

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 85)