Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong hoạt động thu hút

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 73)

vào các KCN, KKT ở thành phố Hải Phòng

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan của những tồn tại nêu trên đó là tính cạnh tranh thu hút đầu trong nƣớc và quốc tế ngày càng tăng. Trong khu vực ASEAN, một số quốc gia nhƣ Lào và Campuchia đang tích cực triển

67

khai các biện pháp nhằm thu hút FDI vào quốc gia mình. Đặc biệt là Myanmar, từ sau khi bầu cử và chuyển đổi thành công sang chính quyền dân sự, đã bắt tay vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nỗ lực xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thân thiện với nhiều ƣu đãi hơn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Những nƣớc này sẽ là đối thủ lớn của Việt Nam trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, những nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng đƣợc coi là những địa điểm hấp dẫn nhất trong khu vực với kinh nghiệm đi trƣớc Việt Nam về đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngoài ra, do các chính sách pháp luật về thu hút FDI còn chậm đƣợc cải thiện nên môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam sẽ bị giảm tính cạnh tranh so với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia...

Tình hình thực tế cũng cho thấy cạnh tranh về thu hút FDI ngày một tăng giữa các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dƣơng và Đồng Nai vốn là những tỉnh thành luôn dẫn đầu cả nƣớc về thu hút FDI, hiện nay Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh cũng đang tích cực quan tâm hơn đến việc thu hút FDI để phát triển kinh tế.

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do công tác quy hoạch còn yếu kém dẫn đến nảy sinh những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư theo ngành nghề.

Vấn đề quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN nhƣ nhà ở, trƣờng học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông vận tải... chƣa đƣơc tiến hành theo đúng yêu cầu bởi thiếu vốn đầu tƣ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến với KCN, KKT Hải Phòng. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng nêu trên sẽ gây hạn chế trong công tác quy hoạch cụ thể về chiến lƣợc hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài lâu dài trên địa bàn thành phố.

Công tác giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc chuẩn bị mặt bằng sẵn sàng cho nhà đầu tƣ còn gặp khó khăn. Điều này cho thấy việc công khai quy hoạch đất cho các dự án đầu tƣ vẫn

68

chƣa đƣợc thực hiện tốt. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều bất cập nhất là khâu thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thuế...

Quy hoạch hiện tại của Việt Nam bao gồm một số lƣợng lớn các quy hoạch, trong đó có nhiều quy hoạch chồng chéo về địa bàn và chuyên ngành. Hiện nay, vấn đề quy hoạch quốc gia trong dài hạn do Viện chiến lƣợc và phát triển giao thông cùng với Bộ Giao thông Vận tải phụ trách; các Cục, Vụ chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải xây dựng quy hoạch và chiến lƣợc về các ngành vận tải quốc gia trong khi các Sở xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch cấp tỉnh. Nhƣ vậy có thể thấy các quy hoạch hiện nay chƣa có đƣợc sự gắn kết các quy hoạch cấp tỉnh và cả quy hoạch cấp quốc gia. Giữa các quy hoạch vẫn thiếu sự liên kết thống nhất, đồng thời không có cơ quan nào đứng ra nhằm phối hợp trong công tác phối hợp giữa các cấp nhằm tạo sự nhất quán. Bên cạnh đó, quy hoạch hiện nay cũng chƣa có sự công khai và chƣa có sự đóng góp của dân. Giữa các cơ quan chức năng hiện nay chƣa có sự phân rõ chức năng xây dựng khi vẫn còn tồn tại hai cơ quan đó là Viện Quy hoạch và Sở Xây dựng. Thiếu kinh phí trong công tác xây dựng quy hoạch, đội ngũ cán bộ thiếu năng lực hoặc đƣợc sử dụng không đúng chức năng cũng dẫn tới công tác lập kế hoạch và quy hoạch của thành phố nói riêng và kế hoạch quy hoạch về giao thông cả nƣớc nói chung còn yếu kém, tính khoa học và khả thi chƣa cao.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của Hải Phòng còn yếu là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã có những hoạt động đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng nhƣng nhìn chung cơ sở hạ tầng phục vụ cho đầu tƣ của thành phố còn yếu. Tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng ở nhiều KCN còn chậm. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN cũng chƣa đƣợc quan tâm, đẩy mạnh đầu tƣ.

Thứ ba, công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập.

69

Sự phối hợp giữa các ngành cơ quan Nhà nƣớc của thành phố đối với vấn đề đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa thực sự chặt chẽ. Các hoạt động quy hoạch, thẩm định, xét duyệt cấp phép hay giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính vẫn còn chồng chéo và bất cập. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, chậm chễ xuất phát từ việc vận động, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân của các cấp chính quyền còn hạn chế cũng nhƣ các cơ chế, chính sách về bồi thƣờng chƣa phù hợp với tình hình thực tế. Công tác quản lý dự án sau cấp phép cũng chƣa thực sự đƣợc quan tâm.

Một nguyên nhân nữa ảnh hƣởng đến hiệu quả thu hút FDI đó là hạn chế về trình độ của cán bộ về mặt chuyên môn, luật pháp cũng nhƣ ngoại ngữ. Thành phố cũng nhƣ Ban Quản lý KKT Hải Phòng không thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, luật pháp, đào tạo theo nhiều hình thức cho cán bộ làm công tác đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Thứ tư, công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng, quan tâm và còn những bất cập.

Thành phố đã xây dựng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ, đồng thời có những bổ sung và chỉnh sửa kịp thời nhƣng nhìn chung nội dung còn chƣa cụ thể cũng nhƣ chƣa có sự thay đổi thay đổi linh hoạt theo kịp tình hình thực tế của thành phố. Công tác chuẩn bị và cung cấp các thông tin liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ, mặt bằng, lao động, chi phí đầu vào... cho các nhà đầu tƣ chƣa kịp thời và thiếu chuẩn xác khiến việc tạo dựng mối quan hệ với các nhà đầu tƣ chƣa hiệu quả. Thành phố cũng chƣa quan tâm đúng mức mối quan hệ với các nhà đầu tƣ; chƣa tận dụng hình ảnh các nhà đầu tƣ thành công trên địa bàn thành phố cũng nhƣ trong các KCN, KKT.

Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phƣơng pháp để có thể xây dựng và truyền tải đến nhà đầu tƣ thông tin, hình ảnh về thành phố và các KCN, KKT của thành phố nhƣ băng rôn, tờ rơi, đĩa CD. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, Internet là một công cụ có nhiều tác dụng hiêu quả trong việc quảng bá hình ảnh và cung cấp thông tin thì Hải Phòng lại chƣa tận dụng hiệu quả công cụ này. Những hạn

70

chế trong công tác xúc tiến đầu tƣ của Hải Phòng thể hiện rõ ràng ở các điểm sau:

- Ngôn ngữ đƣợc sử dụng chủ yếu trong các công cụ tuyên truyền chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh trong khi một bộ phận lớn các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc.

- Tài liệu, tờ rơi, băng đĩa nhằm giới thiệu về thành phố Hải Phòng còn chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, thông tin cung cấp cho các nhà đầu tƣ còn chậm. Thông tin đƣợc đƣa ra trong các công cụ xúc tiến đầu tƣ còn chung chung và thiếu tính cụ thể; một số thông tin cần thiết đối với nhà đầu tƣ còn chƣa đƣợc đề cập, trong trƣờng hợp đƣợc đề cập thì còn sơ sài khiến nhà đầu tƣ gặp khó khăn trong thu thập thông tin.

- Các trang web hoạt động chƣa phát huy hết hiệu quả; thông tin còn ít đƣợc cập nhật theo sát thực tế, nhiều thông tin đã cũ và lạc hậu. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tƣ trong việc tìm kiếm thông tin về môi trƣờng đầu tƣ tại Hải Phòng.

- Trong các đoàn xúc tiến đầu tƣ của thành phố vẫn có một số đoàn chƣa hoạt động hiệu quả gây lãng phí ngân sách. Hải Phòng cũng chƣa chú trọng quan tâm đúng mức tới việc xác định thị trƣờng mục tiêu, các công ty có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ hiện đại có thể khai thác lợi thế về cảng biển của thành phố.

- Công tác xây dựng danh mục dự án đầu tƣ còn chung chung, thông tin chƣa thuyết phục các nhà đầu tƣ, nhiều đơn vị chƣa tích cực tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tƣ của thành phố.

- Các cuộc hội thảo, triển lãm còn mang tính hình thức và chƣa thực sự chuyên nghiệp, việc chuẩn bị cho hội thảo chƣa đƣợc thực hiện kỹ lƣỡng dẫn đến bỏ sót nhà đầu tƣ tiềm năng và chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ đến với thành phố. Đối với các tập đoàn có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ hiện đại trên thế giới, thành phố vẫn chƣa có chiến lƣợc cụ thể trong việc tiếp cận, vận động đầu tƣ đối với các nhà đầu tƣ này.

71

Thứ năm, thành phố chưa có chiến lược dài hạn cũng như những chính sách cụ thể trong việc đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật để có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư trong tư lực lượng lao động nhiều nhưng trình độ vẫn thấp.

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện có 04 trƣờng Đại học, 08 trƣờng Cao đẳng, 22 trƣờng dạy nghề và 25 trung tâm đào tạo nghề. Với hệ thống giáo dục này, hàng này thành phố có 45.000 sinh viên và 27.000 lao động kỹ thuật tốt nghiệp. Các trƣờng Đại học có vai trò khá quan trọng trong quá trình CNH-HĐH khi cung cấp cho thành phố nguồn nhân lực chất lƣợng tƣơng đối cao. Ƣu điểm của ngƣời lao động thành phố đó là trình độ chuyên môn và sự cần cù trong công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì lao động tại Hải Phòng vẫn còn những nhƣợc điểm chƣa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ, đó là tính kỷ luật trong khi làm việc và sự năng động.

72

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO KCN, KKT Ở HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 73)