3.2.2.1. Xây dựng và quản lý quy hoạch thu hút FDI
Quy hoạch đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời trong quy hoạch tổng thể của thành phố Hải Phòng. Trong quy hoạch về đầu tƣ nƣớc ngoài, Hải Phòng cần tiếp tục đánh giá, nâng cao nhận thức về tiềm năng, lợi thế của thành phố đặt trọng sự vận động chung của địa phƣơng, quốc gia và khu vực. Quy hoạch thu hút FDI cần đƣợc thực hiện một cách tổng thể với từng ngành, từng vùng và có trọng tâm. Công tác đánh giá tiềm năng cần đƣợc tiến hành hàng năm. Dựa trên cơ sở lợi thế tiềm năng sẵn có và định hƣớng chung về sự phát triển, mọi hoạt động quy hoạch phát triển thành phố cần đƣợc thực hiện với tầm nhìn chiến lƣợc mang tính dài hạn, gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển không gian đô thị.
Trong quy hoạch ngành, Hải Phòng cần quan tâm giành những ƣu tiên và khuyến khích đầu tƣ đối với các dự án thuộc ngành du lịch và dịch vụ. Là một thành phố biển, du lịch vốn là một lợi thế đối với thành phố nhƣng trong thời gian qua lại chƣa đƣợc tập trung thực hiện tốt. Do vậy, trong thời gian tới, Hải Phòng cần tập trung làm tốt quy hoạch trong lĩnh vực này, đặc biệt là quy hoạch đảo Cát Bà. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng cần phát triển hơn nữa các loại dịch vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng...
Trong quy hoạch đối tác đầu tƣ, bên cạnh việc tiếp tục thu hút FDI từ các nƣớc truyền thống, cần có định hƣớng thu hút vốn FDI từ những nƣớc có công nghệ nguồn nhƣ Bắc Mỹ và Châu Âu.
3.2.2.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Trong thời gian tới, Hải Phòng cần tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng bởi cơ sở hạ tầng không những làm thay đổi cảnh quan thành phố theo hƣớng tích cực mà còn phục vụ cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Trƣớc hết là đầu tƣ xây dựng một số công trình trọng điểm phục vụ cho giao thông, liên lạc, khu nhà ở và vui chơi giải trí cho ngƣời nƣớc ngoài; sau là tạo điều kiện
82
và có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp FDI tham gia vào đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng ở các KCN và KKT.
Thứ nhất, thành phố cần nhanh chóng thực hiện chương trình ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào công nghiệp, ƣu tiên đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố trƣớc để tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ dễ dàng giao lƣu hàng hóa với các tỉnh thành lân cận là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dƣơng. Đề nghị Chính phủ chấp thuận một số dự án trọng điểm của Hải Phòng ghi vào danh mục kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài của Nhà nƣớc và cho phép thực hiện một số dự án về cung cấp điện, cấp nƣớc cho các KCN để bổ sung nguồn năng lƣợng chất lƣợng, cung cấp các tiện nghi giao thông, thông tin liên lạc, xử lý môi trƣờng để đảm bảo cho các KCN hoạt động bình thƣờng.
Để đáp ứng nhu cầu của ngƣời nƣớc ngoài theo hƣớng ngày càng hiện đại, cần chú trọng xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ ngoài KCN. Có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống của các nhà đầu tƣ nhƣ nơi ăn ở, bệnh viện...đạt chất lƣợng quốc tế bởi khi đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần đƣợc đảm bảo, các nhà đầu tƣ mới an tâm làm ăn và phát triển.
Thứ hai, tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh tốc độ hình thành phát triển KCN, KKT của thành phố. Tập trung công tác quy hoạch để đảm bảo xây dựng thành công mô hình đô thị mới tiên tiến, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu CNH-HĐH, đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững. Quan tâm phát triển các cụm công nghiệp, KCN có cơ cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố một cách hợp lý, lƣu ý giải quyết kịp thời những yếu kém và thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghiệp. Hoạt động của các KCN, KKT sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, góp phần quan trọng trong việc thu hút FDI cũng nhƣ thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Để tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT ở thành phố trong thời gian tới, có các giải pháp cần đƣợc thực hiện:
83
Một là, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ và hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng trong hàng rào cũng nhƣ đầu tƣ hạ tầng ngoài hàng rào cho các KCN. Ƣu tiên nguồn lực tài chính xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN đã đƣợc hoàn thành, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ phát triển công nghiệp.
Hai là, sau khi quy hoạch KCN đƣợc phê duyệt, cần sớm thực hiện việc thông báo về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tƣợng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ đƣợc áp dụng.
Ba là, việc lựa chọn chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN cần tuân theo các tiêu chí nhƣ đủ năng lực tài chính, đủ năng lực và kinh nghiệm về đầu tƣ xây dựng hạ tầng và xúc tiến đầu tƣ, có trách nhiệm cung cấp dịch vụ phục vụ doanh nghiệp thứ cấp, hơn thế nữa là ý thức trách nhiệm xã hội với ngƣời lao động, đặc biệt là trách nhiệm xây dựng nhà ở công nhân. Theo dõi chặt chẽ quá trình và chất lƣợng xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng.
Bốn là, có một cơ chế hỗ trợ, tác động từ phía thành phố ở mức độ nhất định để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN.
Năm là, thành phố cần chú trọng xây dựng các cơ sở hạ tầng sử dụng chung trong các KCN, KKT nhƣ trục đƣờng giao thông sử dụng chung, hệ thống thoát nƣớc, trạm xử lý nƣớc thải trung tâm, hào kỹ thuật để lắp đặt đƣờng cấp nƣớc, điện, điện thoại, hệ thống cây xanh, tƣờng rào bao quanh. Có kế hoạch xây dựng thêm các tuyến đƣờng giao thông tạo vành đai nối liền các vùng, các KCN Đình Vũ, Nomura, Đồ Sơn.
Sáu là, đẩy nhanh đầu tƣ xây dựng và phát triển lĩnh vực cung cấp những dịch vụ cơ bản nhƣ viễn thông, điện, cấp nƣớc, xử lý môi trƣờng, cảng biển, vận tải... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
84
Thứ ba, hạn chế việc áp dụng cơ chế mệnh lệnh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng; việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng phải gắn liền với đầu tƣ xây dựng, phát triển kinh tế, hài hòa môi trƣờng sống, đảm bảo đƣợc tính phát triển bền vững và phục vụ sự phát triển tƣơng lai của thành phố. Cần xem xét, lựa chọn kỹ năng lực chuyên môn của các nhà thầu, nhà tƣ vấn trong quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch. Hạn chế tối đa tình trạng xâm phạm hoặc làm hƣ hại cảnh quan các hạ tầng du lịch hiện có.
Thứ tư, tranh thủ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và các khoản viện trợ ODA cũng như khoản đầu tư của Nhà nước nhằm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảng biển, sân bay, đƣờng sắt, cầu đƣờng, hành lang kinh tế.
3.2.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý
Lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài có quan hệ và ảnh hƣởng đến cả đời sống kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh quốc gia cũng nhƣ văn hóa tƣ tƣởng. Để hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hiệu quả hơn, thành phố cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ nhƣng đủ khả năng quản lý các dự án FDI. Một số công việc cần thực hiện để đảm bảo các yêu cầu trên đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Một là, tập trung vào hƣớng dẫn, cung cấp thông tin tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ, không nên can thiệp quá sâu vào quản lý kinh tế của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, vẫn phải thƣờng xuyên kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp này để ngăn chặn hiện tƣợng các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài lợi dụng sơ hở yếu kém của phía Việt Nam để thu lợi bất hợp pháp.
Hai là, đẩy mạnh công tác triển khai, phân cấp quản lý giữa Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Ban Quản lý các dự án FDI; chú trọng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
85
sách FDI ở các địa phƣơng; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý và hoạt động đầu tƣ; đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ quản lý hoạt động FDI.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nói chung và thủ tục thẩm định các dự án đầu tƣ nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài.
Bốn là, tăng cƣờng quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI sau khi cấp giấy phép hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chủ động trong công tác phối hợp giữa các ban ngành chức năng của thành phố đối với việc hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp.
Năm là, cơ quan cấp phép đầu tƣ phải thƣờng xuyên phân loại các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ để có biện pháp thích hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sáu là, đối với các dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, thành phố cần động viên khen thƣởng kịp thời để khuyến khích doanh nghiệp hoạt động tốt, tiếp tục phát triển cũng nhƣ có những hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đối với dự án đang triển khai thực hiện, thành phố cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác chuẩn bị đầu tƣ, tìm hiểu thị trƣờng, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản. Đối với các dự án chƣa phát triển song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện thì thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vƣớng mắc kể cả điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.
Bảy là, tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong thành phố, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan quản lý nhà nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Triệt để cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa tối đa thủ tục đăng ký đầu tƣ. Đồng thời, tăng cƣờng các biện pháp giám sát từ nội bộ cơ quan hành chính; lãnh đạo thành phố và các cấp quan tâm chỉ đạo, kiểm tra thƣờng xuyên; các cơ quan tham mƣu về
86
cải cách thủ tục hành chính phải chuẩn bị chu đáo, công tác tuyên truyền phải đƣợc quan tâm.
3.2.2.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Vấn đề đạo tạo nguồn nhân lực hiện nay ở Hải Phòng vừa có ý nghĩa cấp bách trƣớc mắt, vừa có ý nghĩa chiến lƣợc về lâu dài. Trong những năm qua, thành phố đã quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng, nhƣng trên thực tế, chất lƣợng nguồn nhân lực mà đặc biệt là những lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và một bộ phận cán bộ quản lý hoạt động trong khu vực này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Trong thời gian tới thành phố cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến khi làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đào tạo cán bộ quản lý để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời đủ năng lực để bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, cần phải đầu tƣ thích đáng và có cải cách triệt để trong hệ thống giáo dục đào tạo. Cần đổi mới phƣơng pháp đào tạo, kết hợp đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài, đào tạo thông qua cơ sở và đào tạo thông qua công việc.
Thành phố cần xây dựng kế hoạch thƣờng xuyên đƣa cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nƣớc đi đào tạo, bồi dƣỡng để có đƣợc một đội ngũ cán bộ thực sự có đủ cả năng lực lẫn phẩm chất. Mặt khác, có những biện pháp tích cực trong việc phòng, chống tham nhũng trong bộ máy quản lý Nhà nƣớc. Đây là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến thành công trong việc thu hút vốn FDI.
Cần quy hoạch đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành nghề nhƣ lắp ráp điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng... Nguồn kinh phí có thể do địa phƣơng cung cấp và đơn vị sử dụng lao
87
động tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ngành nghề riêng của từng doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, Hải Phòng có thể học tập Bình Dƣơng khi có chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, khuyến khích lao động có tay nghề phù hợp với ngành nghề đang phát triển của Hải Phòng vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố.
3.2.2.5.Giải pháp về công tác vận động, xúc tiến đầu tư
Thứ nhất, cần nâng cao chất lƣợng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ. Trong thời gian qua, các chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ cho từng giai đoạn cụ thể, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ cho từng năm đã đƣợc xây dựng, cơ quan xúc tiến đầu tƣ cũng đã xây dựng “Danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ” nhƣng vẫn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới, Hải Phòng cần xây dựng một chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và đi vào phân tích sâu một số nội dung, lĩnh vực mà nhà đầu tƣ quan tâm.
Thứ hai, nâng cao hơn nữa chất lƣợng các công cụ xúc tiến đầu tƣ. Nếu thiếu đi các công cụ xúc tiến đầu tƣ thì các hoạt động xúc tiến đầu tƣ không thể đƣợc tiến hành. Chất lƣợng của các công cụ xúc tiến đầu tƣ sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng công tác xúc tiến đầu tƣ, nhất là trong giai đoạn xây dựng hình ảnh và vận động đầu tƣ. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng công cụ xúc tiến đầu tƣ là rất cần thiết.
Các công cụ xúc tiến đầu tƣ đƣợc sử dụng phổ biến và có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đạt đƣợc có thể kể đến đĩa CD, sách, tờ rơi, mạng Internet và phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Trƣớc hết, Hải Phòng cần nâng cao chất lƣợng trang web về đầu tƣ, sách giới thiệu về môi trƣờng đầu tƣ của Hải Phòng. Các công cụ này phải đảm bảo có nhiều thông tin về kinh tế - xã hội cũng nhƣ cập nhật thƣờng xuyên các chính sách mới, giao diện đẹp mắt, dễ nhìn, thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin. Cần có sự phối hợp giữa trang web của thành phố với trang
88
web của các Sở, Ban, Ngành, doanh nghiệp lớn trong thành phố nhằm tạo nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và nhất quán cho nhà đầu tƣ.
Đổi mới nội dung sách giới thiệu về môi trƣờng đầu tƣ: các dự án kêu gọi đầu tƣ, tiềm năng, lợi thế, các chi phí, trình tự thủ tục xin giấy phép đầu tƣ và in bằng nhiều ngoại ngữ quan trọng nhƣ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng