Trong xu hƣớng phát triển của đất nƣớc, Hải Phòng đã đạt đƣợc những kết quả đáng mừng trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Năm 2010, thu hút FDI tại Hải Phòng chỉ xếp ở vị trí thứ 32 nhƣng sau 4 năm, tính đến cuối năm 2013, Hải Phòng vƣơn lên xếp hạng thứ 3 trên cả nƣớc trong thu hút FDI với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,6 tỷ USD (sau Thái Nguyên với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ và Thanh Hóa là 2,92 tỷ). Lũy kế đến cuối năm 2013, Hải Phòng đã thu hút đƣợc 396 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt gần 10 tỷ USD và vốn điều lệ đạt 3 tỷ USD.
Bảng 2-3: Tình hình thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2013 Năm 2010 2011 2012 2013 Thứ hạng trên cả nƣớc 32 4 2 3 Số vốn đăng ký mới (triệu USD) 74 636,37 1.111,45 1.843,63 Số vốn điều chỉnh tăng (triệu USD) -32,7 281,46 58,35 768,94 Tổng vốn tăng thêm (triệu USD) 41,3 917,83 1.169,80 2.612,56
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn 2010-2013, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2013 tăng hơn 2,5 tỷ USD so với năm 2010 tức tăng gấp 63,2 lần. Năm 2011,
43
trong khi tình hình thu hút FDI của cả nƣớc thì vốn FDI vào Hải Phòng lại bắt đầu tăng mạnh và gấp hơn 20 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng vốn năm 2011 đạt 21,22%, năm 2012 đạt 27,45% và đặc biệt năm 2013 đạt 123,33%. Có thể thấy rằng, bắt đầu từ năm 2011, FDI chảy vào thành phố tăng mạnh mẽ là do sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích đầu tƣ và hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào KKT Đình Vũ – Cát Hải đã có hiệu quả; và trên thực tế các dự án trong giai đoạn 2011-2013 chủ yếu thuộc các KCN, KCX nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải.
Số vốn đăng ký mới cũng tăng liên tục và tăng mạnh nhất vào năm 2013, trong khi đó số vốn điều chỉnh tăng lại không đều. Từ năm 2010 đến năm 2013, số vốn đăng ký mới tăng hơn 1,7 tỷ USD tức tăng gấp gần 25 lần.Trong giai đoạn 2010-2013, năm 2012 là năm thu hút FDI thành công hơn cả, cũng là năm mà dòng vốn FDI đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất với 74,6% trong khi tốc độ tăng vốn năm 2013 thấp hơn một chút với 65,8% thì năm 2011 chỉ đạt 7,6%.
Hình 2-1: Vốn FDI vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2013
(Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Năm 2010, số vốn điều chỉnh tăng thêm bị âm cho thấy trong năm này số vốn của các dự án bị thu hồi và điều chỉnh giảm vốn là khá lớn. Lƣợng vốn
-500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013 Vốn đăng ký mới Vốn điều chỉnh tăng Tổng vốn tăng thêm
44
đầu tƣ năm 2010 khá thấp xuất phát từ nguyên nhân nguồn vốn FDI toàn cầu suy giảm do khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn đó. Xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn nên các nƣớc chuyên cung cấp FDI phải đối phó để ổn định kinh tế trong nƣớc và điều chỉnh lại nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Lƣợng vốn điều chỉnh trong những năm tiếp theo đều tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2013. Tiếp nối thành công của năm 2012,thành phố Hải Phòng tiếp tục đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong thu hút vốn FDI năm 2013 khi đã thu hút đƣợc nhiều dự án FDI với số vốn đầu tƣ đăng ký mới cũng nhƣ tăng vốn với số lƣợng lớn nhƣ dự án của LG Electronics INC, dự án Fuji Xerox, dự án Dầu nhờn JX Nippon Oil & Energy và dự án tăng vốn của Bridgestone. Với mức vốn FDI thu hút là 2,6 tỷ USD, Hải Phòng đã vƣợt xa kế hoạch đề ra ban đầu cho năm 2013 là 1,3 tỷ USD.Về số lƣợng dự án đầu tƣ, số dự án tăng vốn tăng đều và liên tục qua các năm trong khi số dự án đăng ký mới nhìn chung tăng và có dấu hiệu rõ rệt vào năm 2012.
Hình 2-2: Số lƣợng dự án FDI đầu tƣ vào Hải Phòng giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: dự án
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
20 26 32 27 19 26 26 34 39 52 58 61 0 10 20 30 40 50 60 70 2010 2011 2012 2013 Dự án đăng ký mới Dự án tăng vốn Tổng số dự án
45
Theo số liệu của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, tính đến ngày 20/04/2014, Hải Phòng đã thu hút đƣợc 404 dự án FDI đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký là hơn 10 tỷ USD và số vốn điều lệ là hơn 3 tỷ USD. Trong số các dự án FDI đầu tƣ vào thành phố có sự đóng góp không nhỏ của các KCN, KKT. Năm 2014, Hải Phòng đang phấn đấu thu hút vốn FDI đạt khoảng 1 tỷ USD và ƣu tiên đối với các dự án có phát triển công nghiệp phụ trợ, có giá trị gia tăng cao.