Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 38)

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có nhiều bất lợi nhƣ không có cảng, không có sân bay, không có cửa khẩu, và cũng không phải là một tỉnh trung tâm lớn của cả nƣớc, nhƣng trong những năm qua, với các chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quả, tỉnh đã trở thành địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc trong lĩnh vực thu hút vốn FDI. Có thể nói, Bình Dƣơng là ví dụ điển hình về việc phát triển không dựa vào lợi thế về tài nguyên hay vị trí địa lý sẵn có, mà dựa vào chiến lƣợc và hành động phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập của địa phƣơng. Ở tỉnh Bình Dƣơng, có một số thành công cần đƣợc học hỏi.

Thứ nhất, tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh. Chính nhờ sự nhất trí, ủng hộ xuyên suốt từ trên xuống dƣới mà rất nhiều nhà khoa học, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đã kéo về đầu tƣ. Hơn thế nữa, UBND tỉnh cũng thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tƣ để xúc tiến, mời gọi đầu tƣ.

Thứ hai, tỉnh đã có những bƣớc chuẩn bị kỹ càng khi xây dựng quy hoạch kêu gọi đầu tƣ, đề ra đƣợc mục tiêu cũng nhƣ biện pháp thực hiện cụ

32

thể, trong đó phải kể đến chƣơng trình đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, viễn thông, hạ tầng của khu dân cƣ tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung… để sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tƣ.

Thứ ba, UBND tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tƣ dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dƣơng, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Với quyết định này, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc thực hiện một cách triệt để; qua đó giúp giảm bớt phiền hà cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp giấy phép một cách thuận lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, tỉnh cũng có sự rành mạch và nhất quán trong quản lý các dự án đầu tƣ. Dự án trong KCN thì do Ban Quản lý KCN, dự án ngoài KCN thì do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đảm trách.

Thứ tư, UBND tỉnh luôn quan tâm theo dõi và dốc sức giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ. Nếu nảy sinh vấn đề vƣợt thẩm quyền của tỉnh thì các nhà lãnh đạo của tỉnh cùng nhà đầu tƣ đi ra Hà Nội gặp gỡ các cơ quan chức năng. Hay là việc trong khi nhiều địa phƣơng khác đua nhau giảm giá thuê đất để thu hút đầu tƣ thì Bình Dƣơng không giảm mà lại sử dụng phƣơng thức hỗ trợ nhà đầu tƣ, giúp họ yên tâm làm ăn.

Thứ năm, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ đƣợc lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia rất tích cực. Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua các cuộc hội thảo hay các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan lãnh sự và các nhà đầu tƣ đã đầu tƣ thành công trên đại bành tỉnh do UBND tỉnh chủ trì.

Thứ sáu, ngoài việc thực hiện chính sách chung của Nhà nƣớc về thu hút và kêu gọi vốn đầu tƣ; tỉnh còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng, tìm cơ hội đầu tƣ và xúc tiến đầu tƣ trên

33

địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh Bình Dƣơng còn thực hiện đầy đủ và kịp thời các ƣu đãi đối với đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đƣợc xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nƣớc. Đồng Nai cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dƣơng tạo nên tam giác phát triển ở khu vực này. Những năm gần đây, Đồng Nai luôn là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nƣớc về thu hút vốn FDI. Những kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Đồng Nai là bài học cho nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc để tăng cƣờng thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn FDI.

Thứ nhất, tỉnh Đồng Nai đã có những bƣớc đi chủ động hơn trong việc thu hút đầu tƣ, đồng thời chủ động lựa chọn đầu tƣ vào các lĩnh vực ƣu tiên theo hƣớng phát triển bền vững. Trong những năm qua, tỉnh đã liên tục tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, trực tiếp tiếp cận với các nhà đầu tƣ tiềm năng. Điển hình nhƣ năm 2013, tỉnh đã tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại Nhật Bản; ký kết tuyên bố chung hợp tác phát triển kinh tế với tỉnh Hyogo; ký kết chung và hợp tác phát triển kinh tế với Cục Kinh tế thƣơng mại và công nghiệp vùng Kansai. Điều này cho thấy sự chủ động của tỉnh trong việc kêu gọi đầu tƣ.

Thứ hai, Đồng Nai tập trung tạo lập một môi trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để các doanh nghiệp an tâm đầu tƣ phát triển. Vấn đề thủ tục hành chính đƣợc thực hiện một cách rõ ràng, công khai và minh bạch, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Thêm vào đó, 100% cơ quan cấp sở, ngành và cấp huyện đều đã thực hiện mô hình một cửa và một cửa liên thông.

Thứ ba, Chính quyền địa phƣơng các cấp luôn sát cánh cùng hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ với các nhà đầu tƣ. Hàng tháng, hàng tuần, Chủ tịch Ủy ban

34

Nhân dân tỉnh sẵn sàng tiếp các nhà đầu tƣ để trả lời và giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh.

Thứ tư, tỉnh Đồng Nai đƣa ra chính sách thu hút FDI có chọn lọc, ƣu tiên tập trung những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Tỉnh xác định cơ cấu thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, dự án công nghiệp kỹ thuật cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất chi tiết máy móc thiết bị, nhiều dự án có quy mô lớn.

35

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

GIAI ĐOẠN 2010-2013

2.1. Những nét khái quát về thành phố Hải Phòng và các KCN, KKT ở Hải Phòng Hải Phòng

2.1.1. Giới thiệu về thành phố Hải Phòng

Hải Phòng còn đƣợc gọi là thành phố Hoa phƣợng đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng và là đô thị loại một trung tâm cấp quốc gia. Hải Phòng đƣợc đánh giá là nơi có vị quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nƣớc.

Vị trí địa lý, tài nguyênvà khí hậu

Thành phố Hải Phòng nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Bắc và cách biên giới Việt-Trung 200 km.

Thành phố Hải Phòng nằm trên “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ đƣợc dự báo sẽ trở thành một trong những chiếc “cầu nối” rất quan yếu để mở rộng giao thƣơng kinh tế, thƣơng mại và du lịch giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, trong dài hạn sẽ trở thành “vùng kinh tế” có ý nghĩa khu vực rõ rệt.

36

Thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên sông ngòi ở Hải Phòng có mạng lƣới khá dày đặc. Do nằm ở hạ lƣu sông Thái Bình nên hầu hết các dòng sông đều màu mỡ và dồi dào nƣớc ngọt. Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, đồng thời góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế chính ra biển của cả miền Bắc và cả nƣớc.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quý của Hải Phòng với gần 1000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm rồng, tôm hẹ, cua bể, đồi mồi, sò huyết...là những hải sản rất đƣợc ƣa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá với trữ lƣợng cao và ổn định; ở đây có nhiều bãi triều rộng vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn và nƣớc lợ có giá trị kinh tế cao.Về khoáng sản, ở Hải Phòng có nhiều mỏ đá vôi ở Thủy Nguyên. Về tài nguyên rừng, Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh nằm trên đá vôi ở đảo Cát Bà, là nơi dự trữ sinh quyển Thế giới.

Khí hậu ở Hải Phòng là khí hậu có tính chất cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, có một chút khác biệt với Hà Nội, do vị trí giáp biển nên Hải Phòng vào mùa đông ấm hơn 1-2oC và mùa hè mát hơn 1-2o

C.

Đặc điểm kinh tế xã hội

Thành phố Hải Phòng là một “trung tâm kinh tế” quan trọng của miền Bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Từ năm 2005 đến nay, thành phố luôn đứng trong tốp 5 các tỉnh thành có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nƣớc.

Tỷ lệ tăng trƣởng GDP năm 2013 của Hải Phòng là 7,51%. Trong cơ cấu GDP của thành phố,công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng36,03%, dịch vụ chiếm 53,63% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 10,34%. GDP bình quân đầu ngƣời của Hải Phòng năm 2012 đạt 2.064 USD. Về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, lũy kế đến ngày 20/4/2014, Hải Phòng có 404 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần10 tỷ USD, vốn điều lệ là hơn 3 tỷ USD.

37

Cảng biển Hải Phòng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc và đƣợc coi là “yết hầu” thông thƣơng hàng hóa ra biển không chỉ trong nƣớc mà còn cả khu vực. Số lƣợng hàng hóa qua cảng Hải Phòng luôn ở mức cao và có xu hƣớng tăng; cụ thể lƣợng hàng hóa qua cảng năm 2011 là 43 triệu tấn, năm 2012 là 54 triệu tấn và năm 2013 là 55,4 triệu tấn.

Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Cho đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa với trên 40 nƣớc và vũng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thƣơng mại lớn nhất của cả nƣớc.

Cơ sở hạ tầng

Cảng biển

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ hai ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, do vậy cảng Hải Phòng đƣợc coi là khu vực cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Cảng Hải Phòng hiện nay gồm rất nhiều khu bến cảng chính nhƣ: Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng (khu cảng chính), Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ), khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn đến 20 nghìn DWT, khu bến sông Cấm có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5 nghìn đến 10 nghìn DWT...Trong đó, Cảng Hải Phòng có thể tiếp nhận tàu trọng tải 40 nghìn tấn, cảng tổng hợp Đình Vũ có thể tiếp nhận tàu 40 nghìn tấn, đặc biệt cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện hiện đang đƣợc xây dựng có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 100.000 DWT.

Đường bộ, đường sắt

Thành phố Hải Phòng nằm trên quốc lộ 5A với chiều dài toàn tuyến là 102 km nối thành phố với thủ đô Hà Nội; quốc lộ 10 có chiều dài 52,5 km, chiều dài toàn tuyến là 151 km nối các tỉnh duyên hải Bắc Bộvà vịnh Hạ Long; quốc lộ 37 với chiều dài 20,1 km. Đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, hay

38

còn gọi là quốc lộ 5B, là một trong 6 tuyến cao tốc đƣợc xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc. Đây là dự án đƣờng ô tô cao tốc loại A, là đƣờng cao tốc đầu tiên của Việt Nam đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với chiều dài toàn tuyến là 105,5 km với hai điểm thắt là cầu Tranh Trì và đập Đình Vũ. Ngoài ra, là một thành phố biển, Hải Phòng còn năm trên tuyến đƣờng bộ ven biển Việt Nam cũng là tuyến đƣờng bộ dài nhất cả nƣớc.

Hải Phòng có một tuyến đƣờng sắt nốiHà Nội – Hải Phòng đƣợc sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa nằm gần nhƣ song song với quốc lộ 5A, tiếp nối với tuyến đƣờng sắt đi Lào Cai, Lạng Sơn và Nam Ninh, Côn Minh (Trung Quốc). Tuyến đƣờng sắt này hiện đang có kế hoạch đƣợc nâng cấp, điện khí hóa theo tiêu chuẩn đƣờng sắt đôi bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Hàng không

Hải Phòng có cảng hàng không quốc tế Cát Bi hiện có tốc độ tăng trƣởng hành khách lớn nhất cả nƣớc. Giai đoạn 2013-2015, cảng hàng không quốc tế Cát Bi đƣợc nâng cấp theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại cấp 4E; là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đảm bảo cho các loại máy bay Boeing B777, B747, B767, Airbus A321 và tƣơng đƣơng cất hạ cánh an toàn.

Cảng Hàng không quốc tế Hải Phòng tại Tiên Lãng (diện tích 4.300 ha) sẽ đƣợc xây dựng với năng lực vận chuyển lên đến 80-100 triệu hành khách/năm và 4-5 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2050.

Dân cư và nguồn nhân lực

Dân số của thành phố Hải Phòng hiện nay là 1,9 triệu ngƣời với dân cƣ thành thị là 46,1%. Trong đó, số dân trong độ tuổi lao động là 1,29 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Hải Phòng là 65%.

Về hệ thống giáo dục và đào tạo, ở Hải Phòng có 4 trƣờng Đại học, 8 trƣờng Cao đẳng, 22 trƣờng dạy nghề và 25 trung tâm đào tạo nghề chất lƣợng.Hàng năm, có khoảng 45.000 sinh viên và 27.000 lao động kỹ thuật tốt

39

nghiệp tại nơi đây. Lực lƣợng lao động là 1,29 triệu dân trong tổng số 1,9 triệu dân. Trong đó, 72.000 ngƣời tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học và Cao đẳng, 300.000 lao động kỹ thuật.

Dịch vụ

Hệ thống điện cung cấp cho thành phố khoảng từ 8-9,5 triệu KW/ngày từ 3 trạm 220KV và 21 trạm 110KV. Nhà máy nhiệt điện giai đoạn đầu 600MW đã đƣợc đƣa vào hoạt động. Giai đoạn hai 600MW của nhà máy đang đƣợc xây dựng khẩn trƣơng vàgiai đoạn ba2.400MW đang đƣợc lên kế hoạch.Hệ thống trạm điện 110KV đang đƣợc tiến hành xây dựng để phục vụ cho các nhu cầu trong KKT Đình Vũ – Cát Hải.

Hệ thống nước của thành phố có 7 nhà máy xử lý nƣớc với tổng công suất sản xuất 213.500 m3/ngày; chất lƣợng nƣớc đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.Hệ thống nƣớc đƣợc phân chia cho 7 khu vực, cung cấp nƣớc sạch cho hơn 1,1 triệu ngƣời dân thành phố.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)