Đánh giá chungvề hoạt động thu hút FDI vào khu công nghiệp, khu

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 66)

kinh tế ở Hải Phòng giai đoạn 2010-2013

2.3.1. Một số thành công đạt được

Thứ nhất, thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT ở Hải Phòng có quy mô ngày càng tăng, chất lượng các dự án ngày càng được nâng cao, có nhiều dự án tăng vốn đầu tư.

Tính đến ngày 20 tháng 4 vừa qua, trên địa bàn thành phố có tổng số 404 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là hơn 10 tỷ USD. Số lƣợng vốn FDI chảy vào thành phố có xu hƣớng tăng qua các năm. Đặc biệt, trong các năm 2012 và 2013, số các dự án và số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thành phố tăng mạnh, đƣa thành phố trở thành một trong 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Các dự án có vốn đầu tƣ lớn vào Hải Phòng có thể kể đến nhƣ Bridgestone, LG... Từ năm 2010 cho đến hết năm 2013, FDI vào các KCN, KKT Hải Phòng có tất cả 51 dự án đăng ký mới và 54 dự án đăng ký tăng vốn mở rộng đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký mới là

60

hơn 3,4 tỷ USD, tổng số vốn đăng ký mở rộng là gần 1 tỷ USD. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2013, tổng số vốn đầu tƣ mới và mở rộng là khoảng 4,5 tỷ USD. Chỉ trong giai đoạn 2010-2013, lƣợng dự án FDI vào KCN, KKT đã chiếm khoảng 26% tổng số dự án đầu tƣ vào thành phố từ tiến hành khi thu hút FDI. Có đƣợc bƣớc tiến trên phải kể đến dự án nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại Hải Phòng đã đăng ký tăng vốn đầu tƣ từ 574,8 triệu USD lên 1,224 tỷ USD và dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và điện tử công nghệ cao của LG Electronics INC với tổng số vốn đầu tƣ 1,5 tỷ USD.

Thứ hai, tỷ lệ lấp đầy của các KCN ngày càng tăng.

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hải Phòng chủ yếu thuộc các dự án đầu tƣ nằm trong các KCN, KKT. Từ năm 2010 trở lại đây, nguồn vốn FDI có tác động trực tiếp làm tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN và chiếm hơn 50% số vốn đầu tƣ vào các KCN trên toàn thành phố. Nguồn vốn FDI đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ các KCN, đồng thời giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho thành phố.

Trong số 3 KCN ra đời sớm nhất ở Hải Phòng, đó là KCN Nomura – Hải Phòng, KCN Đồ Sơn, KCN Đình Vũ, cho đến nay mới có KCN Nomura – Hải Phòng đạt tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê và 75% diện tích nhà xƣởng. Nếu xét chung cả 6 KCN có các nhà đầu tƣ đang hoạt động, tỷ lệ trung bình lấp đầy mới đạt khoảng 50%. KCN Nomura – Hải Phòng đƣợc xây dựng theo hƣớng hoàn thiện hạ tầng trƣớc, sau đó mới tiến hành thu hút đầu tƣ. Tuy nhiên ở giai đoạn khi bắt đầu thu hút, do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á mà tình hình thu hút vào KCN bị chững lại một thời gian. Dù vậy, nhờ có những nỗ lực của các bên liên doanh cùng các nhà đầu tƣ có tiềm năng là KCN tiếp tục đứng vững và phát triển đến nay. Hiện nay, KCN Nomura – Hải Phòng có tỷ suất đầu tƣ cao nhất trên địa bàn thành phố với 7,2 triệu USD/ha; KCN đã thu hút đƣợc 58 dự án đầu tƣ, trong đó số dự án của các nhà đầu tƣ đến từ Nhật Bản chiếm 48 dự án. Tổng số vốn đăng ký

61

của các dự án đạt 869 triệu USD, số vốn đã giải ngân chiếm 74% số vốn đăng ký với 640 triệu USD.

KCN Đình Vũ cũng từng rơi vào trạng thái bị chững về thu hút đầu tƣ ở giai đoạn trƣớc, nhƣng những năm gần đây có dấu hiệu tăng tốc nhanh, đặc biệt từ sau khi đƣợc sáp nhập vào KKT Đình Vũ – Cát Hải. Về cơ bản, KCN đã lấp đầy giai đoạn 1 với diện tích 164 ha; thu hút 39 nhà đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký đạt 523 triệu USD. Hiện nay, KCN đang đi vào giai đoạn 2 với diện tích 377,46 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 64% và thu hút đƣợc 7 dự án với mức vốn đăng ký hơn 973 triệu USD. Nhờ những nỗ lực không ngừng của thành phố và Chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, thúc đẩy quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, đƣa ra những chính sách ƣu đãi đối với KKT ven biển, cùng những nỗ lực của công ty phát triển hạ tầng, đến nay KCN Đình Vũ đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc. Sự hoạt động hiệu quả của KCN đã có đóng góp không nhỏ cho thành phố khi năm 2011-2012 chia lãi 80 tỷ đồng, đồng thời trích lãi bổ sung cho nguồn vốn phát triển gần 100 tỷ đồng và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách. Tuy vậy, dù là KCN kinh doanh hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố nhƣng KCN Đình Vũ lại có tỷ suất đầu tƣ chƣa cao khi mới đạt khoảng 5 triệu USD/ha.

KCN VSIP mới đƣợc triển khai mấy năm gần đây nhƣng đã gây sự chú ý khi có tốc độ đầu tƣ rất nhanh và hiệu quả. Nếu không gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, chắc chắn KCN sẽ đƣợc lấp đầy nhanh chóng. Hiện KCN đã thu hút đƣợc 10 dự án với tổng số vốn đầu tƣ đạt hơn 700 triệu USD và đạt 21% về tỷ lệ lấp đầy. KCN VSIP đang phấn đấu trở thành một KCN có hạ tầng đồng bộ, các dự án đầu tƣ có trình độ công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch và thân thiện với môi trƣờng.

Thứ ba, vốn FDI vào các KCN, KKT có đóng góp không nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm của nền kinh tế toàn thành phố.

Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian quacó đóng góp không nhỏ trong việc gia tăng tổng sản phẩm GDP của thành phố. Theo số

62

liệu Niên giám thống kê Hải Phòng, trung bình trong giai đoạn 2010-2013, khu vực FDI luôn đóng góp khoảng 15,5% trong tổng GDP toàn thành phố.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng có vai trò quang trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, góp phần tăng cƣờng tiềm lực để khai thác và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nƣớc nói chung và của Hải Phòng nói riêng.

Thứ tư, vốn FDI góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo định hướng đã đề ra.

Có thể khẳng định rằng, hoạt động FDI đã có đóng góp mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố bao gồm cả cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế theo hƣớng hiện đại. Lĩnh vực công nghiệp đứng đầu trong tỷ trọng vốn FDI vào các KCN, KKT thành phố Hải Phòng, tiếp sau đó là lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sự tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI vào KCN, KKT đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hƣớng CNH – HĐH, điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của FDI vào các KCN, KKT đối với Hải Phòng.

Thứ năm, nguồn vốn FDI góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, sản phẩm mới, thúc đẩy chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới đối với nền kinh tế Hải Phòng.

Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ mà Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách lạc hậu về công nghệ với các nƣớc phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, buộc các doanh nghiệp trong nƣớc phải cải tiến kỹ thuật và công nghệ; điều này cũng góp phần nâng cao trình độ công nghệ chung cho nền kinh tế cả nƣớc.

63

Hiện nay, hầu hết trang thiết bị đƣợc các doanh nghiệp FDI đƣa vào sử dụng trong các KCN, KKT là đồng bộ, có trình độ cơ khí hóa tốt hơn so với các thiết bị trong nƣớc. Một số dự án có công nghệ tiên tiến thế giới đầu tƣ tại Hải Phòng có thể kể đến nhƣ sản xuất lốp của tập đoàn Bridgestone; sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và điện tử công nghệ cao của LG Electronics INC; sản xuất máy phát điện tuốc bin gió của tập đoàn GE; sản xuất dƣợc phẩm và thiết bị y tế Nipro Pharma... Qua hoạt động FDI, Hải Phòng đã hình thành nên một số ngành kỹ thuật cao nhƣ sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, dụng cụ y tế...

Thứ sáu, thu hút vốn FDI vào KCN, KKT tạo công ăn việc làm, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động của thành phố.

Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thành phố giúp số lƣợng việc làm đƣợc giải quyết tăng lên nhanh chóng, đồng thời tạo ra hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp.

Song song với sự phát triển của hoạt động FDI trong các KCN, KKT, số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra trong khu vực này tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu tính trên cả nƣớc, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho khoảng 64.077 lao động Việt Nam vào năm 2012. Ngoài ra, thu nhập của ngƣời lao động trong khu vực FDI cũng cao hơn so với khu vực các thành phần kinh tế khác, bình quân thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động trong khu vực FDI là 158,3 USD/tháng vào năm 2011. Mức thu nhập này đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống một bộ phận cộng đồng dân cƣ, đồng thời làm tăng mức GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm. GDP bình quân đầu ngƣời của Hải Phòng hàng năm đều cao hơn bình quân chung của cả nƣớc, cụ thể là gấp 1,5 lần. Năm 2010, GDP bình quân đầu ngƣời của Hải Phòng là 1.750 USD/ngƣời và đến năm 2012 đạt gần 2.064 USD/ngƣời.

Song song với sự phát triển của khu vực FDI là sự phát triển của những khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khu vực này; góp phần tạo thêm cơ hội việc làm cho ngƣời lao động. Hiện nay, Hải Phòng đang có

64

chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Điều này khiến số lƣợng lao động đƣợc tuyển dụng tăng lên và góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.

Bên cạnh đó, do đƣợc các doanh nghiệp FDI đào tạo mà năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng cao.

2.3.2. Một số mặt còn hạn chế

Thứ nhất, cơ cấu vốn FDI vào KCN, KKT theo hình thức đầu tư không đồng đều, khả năng góp vốn của các doanh nghiệp của thành phố Hải Phòng vào dự án FDI còn thấp.

Hoạt động thu hút FDI vào Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung thể hiện chủ yếu ở ba hình thức gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 69,93%, tiếp theo là doanh nghiệp liên doanh với 29,87% và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ với 0,2%.

Hiện nay, đóng góp của bên Việt Nam trong các dự án FDI chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp lại rất thấp. Vấn đề này xảy ra một phần là do chính sách khuyến khích giảm giá tiền thuê đất làm cho giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất của phía Việt Nam bị giảm đi. Trong trƣờng hợp đóng góp với doanh nghiệp có quy mô lớn, nếu chỉ đóng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tỷ trọng góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ rất nhỏ.

Thứ hai, cơ cấu vốn FDI theo ngành nghề còn bất hợp lý, trong đó vốn đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao chưa nhiều.

Xét về cơ cấu đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 71,43% số dự án và 60,58% tổng số vốn đầu tƣ, trong khi đó

65

ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp với 0,01%. Điều này một phần xuất phát từ thực tế thành phố Hải Phòng có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho phát triển lĩnh vực công nghiệp. Dù vậy, trên thực tế thành phố cũng vẫn chƣa có các cơ chế khuyến khích đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng để phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ cảng biển.

Thành phố Hải Phòng có các ngành công nghiệp truyền thống rất phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhƣ công nghiệp chế tạo, đóng và sửa chữa tàu, sản xuất kim loại...Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng còn chậm phát triển xuất phát từ nguyên nhân quy mô công nghiệp phụ trợ trong nƣớc còn đơn giản, manh mún, mới chỉ tập trung sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn với giá trị gia tăng thấp trong khi các nguyên vật liệu chính, phụ kiện, chi tiết, thiết bị có giá trị kinh tế cao vẫn phải nhập khẩu. Ngành công nghiệp phụ trợ đang gặp khó khăn lớn trong việc phát triển do hạn chế tiếp cận và làm chủ công nghệ hiện đại, hạn chế về tiềm lực tài chính, trình độ nguồn nhân lực cũng nhƣ cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc và sức ép về việc bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay, Hải Phòng đang tập trung cho xây dựng KCN chuyên sâu để thu hút các nhà đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đến đầu tƣ, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ ba, vốn FDI có xu hướng chảy vào các KCN thuộc KKT Đình Vũ – Cát Hải và các địa bàn có hệ thống giao thông thuận tiện, gây ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng trong thành phố.

Ngoài KCN Nomura - Hải Phòng đã đạt 100% tỷ lệ lấp đầy, có thể thấy KCN Đồ Sơn và KCN Nam Cầu Kiền trong giai đoạn 2010-2013 hầu nhƣ tỷ lệ lấp đầy không tăng lên. KCN Tràng Duệ giai đoạn 2010-2011 cũng không thu hút nhiều các nhà đầu tƣ, nhƣng từ sau khi đƣợc sáp nhập vào KKT Đình Vũ – Cát Hải, tỷ lệ lấp đầy đã tăng lên nhanh chóng.

KKT Đình Vũ – Cát Hải là KKT đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thành lập, do vậy các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ vào các khu vực thuộc KKT sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi tốt nhất của Chính phủ Việt Nam theo các quy

66

định về ƣu đãi đầu tƣ hiện nay. Vậy nên phần lớn các dự án đầu tƣ FDI đều mong đƣợc đầu tƣ vào khu vực này khi đến đầu tƣ tại Hải Phòng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ FDI cũng lựa chọn các KCN gần tuyến đƣờng các quốc lộ 5, 10 đi qua. Những vấn đề trên gây ra sự mất cân đối trong việc phát triển kinh tế giữa các vùng trong thành phố.

Thứ tư, thu hút vốn FDI còn thiếu tính chọn lọc dẫn đến hệ quả có những dự án đã được cấp phép thành lập nhưng do không đủ năng lực tài chính dẫn đến phải xin giãn tiến độ hoặc ngừng hoạt động trong quá trình triển khai.

Trong những năm gần đây, công tác lựa chọn đối tác đầu tƣ ở Hải

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 66)