Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KKT ở Hải Phòng gia

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 52)

2010 - 2013

2.2.2.1.Về vốn và dự án đầu tư

Theo số liệu lũy kế đến năm 2013, tính trên toàn bộ các KCN và KKT của thành phố, hiện có 258 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) và trong nƣớc, trong đó số dự án đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 72,87% với 188 dự án và đầu tƣ trong nƣớc (ĐTTN) là 27,13% với 70 dự án. Số vốn đăng ký đầu tƣ của các dự án FDI lũy kế hiện là 5,4 tỷ USD và vốn đã giải ngân đƣợc 1,5 tỷ USD.

Bảng 2-4: Tổng số dự án đầu tƣ và vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Hải Phòng lũy kế đến cuối năm 2013

Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện ĐTNN (triệu USD) 188 5407,9 1.580,25 ĐTTN (tỷ đồng) 70 34.912,85 10.718,58 Toàn thành phố 258 5407,9 triệu USD + 34.912,85 tỷ đồng 1.580,25 triệu USD + 10.718,58 tỷ đồng Nguồn: Vụ Quản lý các KKT

Nhƣ vậy, cho đến thời điểm cuối năm 2013, mức độ giải ngân vốn FDI ở các KCN, KKT Hải Phòng là 29,2%. Trong khi đó, đầu tƣ trong nƣớc cũng chiếm một phần không nhỏ với 34.912,85 tỷ đồng đối với vốn đăng ký và 10.718,58 tỷ đồng đối với vốn thực hiện. Mức độ giải ngân vốn của khu vực

46

đầu tƣ trong nƣớc nhỉnh hơn khu vực FDI một chút với 30,7%. Tuy nhiên, nếu quy đổi theo tỷ giá hiện hành, có thể thấy đƣợc trong tổng số vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Hải Phòng, khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có tổng mức đầu tƣ nhiều hơn hẳn khu vực đầu tƣ trong nƣớc.

Đến cuối năm 2013, tổng số dự án FDI đầu tƣ vào KCN, KKT Hải Phòng còn hiệu lực là 188 dự án với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 5,4 tỷ USD. Trong giai đoạn 2010-2013, số vốn FDI đầu tƣ vào các KCN, KKT tăng dần qua các năm, tổng số dự án đầu tƣ tăng lên tổng cộng là 105 dự án với số vốn đầu tƣ tăng theo là gần 4,5 tỷ USD.

Bảng 2-5: Tình hình đăng ký mới và tăng vốn của các dự án FDI vào các KCN, KKT Hải Phòng giai đoạn 2010-2013

Đơn vị vốn: Triệu USD

Năm

Đăng ký mới Tăng vốn Tổng

Số dự án đăng ký Vốn Số dự án Vốn tăng Số dự án Vốn 2010 8 50,4 7 49,9 15 100,3 2011 12 565,58 15 113,65 27 679,23 2012 16 1089,2 16 97,8 32 1187 2013 15 1781,525 16 702,28 31 2483,805 Tổng 51 3486,705 54 963,63 105 4450,335 Nguồn: Vụ Quản lý các KKT

Tình hình tăng vốn FDI trong các KCN, KKT cũng tƣơng tự nhƣ tình hình tăng vốn FDI chung trên toàn thành phố. Lƣợng vốn FDI vào các KCN, KKT tăng liên tục và tăng cao hơn qua các năm,số vốn năm 2013 cao nhất trong các năm và cao gấp 25 lần năm 2010, đặc biệt giai đoạn 2010-2011 có tốc độ tăng vốn nhanh nhất. Tổng vốn năm 2011 tăng cao hơn 6,7 lần so với năm 2010 trong khi lƣợng vốn năm 2012 gấp 1,75 lần so với năm 2011 và năm 2013 gấp hơn hai lần năm 2012. Rõ ràng, giai đoạn 2010-2011 có sự đột

47

phá trong thu hút FDI, bắt đầu từ năm 2011 trở đi, khu vực FDI trong các KCN, KKT nói riêng và trên địa bàn toàn thành phố nói chung mới thực sự phát triển năng động, vốn FDI trong nhƣng năm sau luôn tăng lên một cách đều đặn với tốc độ tăng trƣởng cao.

Mỗi năm trong giai đoạn 2010-2013 đều có các dự án FDI đăng ký mới cũng nhƣ các dự án FDI đăng ký tăng vốn đầu tƣ và thu hút FDI vào khu vực này tăng mạnh hơn trong giai đoạn từ năm 2011 trở đi. Lƣợng dự án đăng ký mới và lƣợng dự án đăng ký tăng vốn khá đều nhau mỗi năm và trong tổng vốn đầu tƣ, vốn đăng ký mới chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn điều chỉnh tăng thêm. Năm 2010, chênh lệch giữa hai loại vốn này là không đáng kể, gần nhƣ là 50-50. Ở những năm tiếp theo, dù lƣợng vốn điều chỉnh tăng đều có xu hƣớng tăng cao hơn nhƣng lƣợng vốn đăng ký mới lại luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2011, số lƣợng vốn đăng ký mới chiếm 83,3% tổng vốn tăng thêm, tỷ trọng này trong năm 2012 là 91,8% và năm 2013 là 71,7%.

Hình 2-3:Tình hình thu hút vốn FDI vào KCN, KKT ở Hải Phòng giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT

Sự ổn định về chính trị cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội trên cả nƣớc nói chung và ở Hải Phòng nói riêng cùng với những điều kiện thuận lợi của

100.3 679.23 1187 2483.805 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013

48

nƣớc ta sau khi gia nhập các tổ chức và diễn đàn về kinh tế trên thế giới đã giúp thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế đến từ các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Việc vốn FDI trong năm 2013 vào Hải Phòng đặc biệt tăng cao, kể cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh tăng không thể không nhắc tới các dự án với số vốn đầu tƣ khổng lồ cũng nhƣ công nghệ hiện đại đến từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2013, trong số các dự án lớn nhất, Hải Phòng đã đón nhận hai dự án “tỷ đô”, đó là dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và điện tử công nghệ cao của tập đoàn LG với tổng vốn đầu tƣ 1,5 tỷ USD đến từ Hàn Quốc và dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tăng vốn đầu tƣ lên 1,224 tỷ USD của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng đón nhận ngày càng nhiều hơn các dự án trị giá nhiều triệu đô la nhƣ Fuji Xerox hay JX Nippon Oil & Energy...

Hình 2-4: Tình hình tăng vốn FDI vào các KCN, KKT Hải Phòng giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT

Số lƣợng dự án đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Hải Phòng nhìn chung tăng qua các năm. Số lƣợng dự án và vốn của năm 2010 đều thấp hơn một cách rõ rệt so với các năm tiếp theo. Trung bình mỗi năm có số lƣợng dự án đăng ký mới và tăng thêm khá đều nhau và không có sự chênh lệch quá lớn về

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013 Số vốn đăng ký mới Số vốn tăng thêm Tổng số vốn

49

số lƣợng giữa các năm giống nhƣ lƣợng vốn đầu tƣ. Việc số dự án không chuyển biến tăng mạnh trong khi số lƣợng vốn lại ngày một tăng mạnh hơn cho thấy bình quân vốn trên một dự án ngày càng tăng cao hơn.

Với lƣợng vốn FDI chảy vào các KCN, KKT ở Hải Phòng và số dự án đƣợc đầu tƣ trong mỗi năm, dễ dàng tính đƣợc trung bình lƣợng vốn đầu tƣ một dự án. Từ đó đánh giá đƣợc chất lƣợng của các dự án FDI, hay chất lƣợng thu hút FDI, tình hình chuyển giao công nghệ qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu và quan sát biểu đồ, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2013, chất lƣợng của các dự án FDI tăng lên rõ rệt, đặc biệt vào năm 2013. Năm 2010, một dự án FDI trung bình đƣợc đầu tƣ 6,7 triệu USD, năm 2011 tăng lên 25,2 triệu USD một dự án, năm 2012 tăng lên 37,1 triệu USD/dự án. Qua bốn năm, mức vốn bình quân một dự án đã tăng lêngấp gần 12 lần. Trong các năm, với lƣợng vốn đầu tƣ tăng lên nhiều nhất vào năm 2013 khi mà số lƣợng dự án tăng lên bằng các năm trƣớc đã khiến cho mức vốn đầu tƣ bình quân của năm tăng lên nổi bật.

Hình 2-5:Bình quân vốn đầu tƣ một dự án tại các KCN, KKT tại thành phố Hải Phòng

Đơn vị: Triệu USD/dự án

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT 6,7 25,2 37,1 80,12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2010 2011 2012 2013

50

Đây là dấu hiệu vô cùng đáng mừng bởi nó cho thấy trình độ chuyển giao công nghệ ngày một tăng cao hơn ở khu vực KCN, KKT Hải Phòng.Đồng thời qua những con số này cũng có thể thấy nhiều doanh nghiệp lớn với trình độ kỹ thuật công nghệ cao đang lựa chọn các KCN, KKT ở Hải Phòng làm điểm dừng chân cho mình. Trong thời gian tới, Hải Phòng nói riêng và Chính phủ nói chung cần có các biện pháp để phát huy hơn nữa tiềm năng của các KCN, KKT của thành phố, thu hút chủ yếu các dự án có quy mô, chất lƣợng và trình độ công nghệ cao.

2.2.2.2.Về nhà đầu tư

Cho đến nay, Hải Phòng đã thu hút vốn đầu tƣ từ khoảng 28 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tƣ FDI về nhà đầu tƣ vào KCN, KKT ở Hải Phòng hiện nay là chƣa cân đối về mặt số lƣợng dự án cũng nhƣ lƣợng vốn đầu tƣ.

Bảng 2-6: Danh mục các nhà đầu tƣ FDI đầu tƣ vào các KCN, KKT thành phố Hải Phòng tính đến ngày 16/09/2003

STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD)

1 Nhật Bản 70 2.669.137.268,5 2 Hàn Quốc 8 1.574.572.701 3 Singapore 8 259.390.000 4 Trung Quốc 13 239.856.000 5 Anh 7 189.760.753,79 6 Hồng Kông 9 175.566.000 7 Hoa Kỳ 4 120.500.123,11 8 Đức 2 40.039.000 9 Khắc 7 37.750.000 10 Malaysia 2 21.410.000 11 Hà Lan 4 13.767.414 12 Đài Loan 3 12.000.000 Tổng 137 5.353.749.260,4

51

Từ khi Việt Nam mở cửa kêu gọi đầu tƣ FDI, Nhật Bảnlà nhà đầu tƣ lớn nhất, vƣợt trội cả về số dự án và số vốn đầu tƣ vàoHải Phòng cũng nhƣ các KCN, KKT trên địa bàn thành phố. Trong số các KCN đang hoạt động ở Hải Phòng, Nomura là KCN đƣợc thành lập sớm nhất, hiện là KCN duy nhất của thành phố đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Đầu tƣ vào KCN Nomura có tất cả 58 dự án thì có đến 48 dự án của các doanh nghiệp có quốc tịch Nhật Bản, chiếm đến 82,8% tổng số dự án đầu tƣ. Tính đến ngày 16/09/2013, Nhật Bản đã đầu tƣ vào các KCN, KKT củathành phố Cảngtổng cộng 70 dự án với số vốn lên đến hơn 2,6 tỷ USD. Chỉ tính riêng vốn đầu tƣ, lƣợng vốn của Nhật Bản vào các KCN, KKT đã chiếm đến hơn 1/4 tổng số vốn đầu tƣ vào toàn thành phố. Cho đến nay, có thể thấy Nhật Bản ngày càng khẳng định đƣợc vị trí nhà đầu tƣ FDI hàng đầu tại Hải Phòng.

Trong số 12 nhà đầu tƣ đƣợc thống kê, đầu tƣ của Nhật Bản chiếm đến 51% về số lƣợng dự án và 48,6% về số lƣợng vốn. Trung Quốc đứng thứ 2 về số lƣợng dự án nhƣng số vốn đầu tƣ lại không cao trong khi Hàn Quốc có số lƣợng dự án chỉ khoảng một nửa của Trung Quốc nhƣng số vốn đầu tƣ lại gấp 6,5 lần. Tổng số vốn đầu tƣ của riêng Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại chiếm đến 78% tổng lƣợng vốn đầu tƣ. Có thể thấy bình quân vốn một dự án của Nhật Bản và Hàn Quốc là cao nhất; trong số các dự án đầu tƣ của hai nƣớc này có những dự án của các công ty sở hữu công nghệ hiện đại và tiên tiến hàng đầu thế giới.

Minh chứng rõ ràng cho việc Nhật Bản và Hàn Quốc đang là những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hàng đầu vào KCN, KKT Hải Phòng đó là chỉ trong năm 2013, Hải Phòng có 4 dự án FDI trong tốp 10 dự án lớn nhất cả nƣớc. Trong số 4 dự án đó, nhà đầu tƣ Nhật Bản sở hữu đến 3 dự án, dự án còn lại của Hàn Quốc. Lớn nhất đó là Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và điện tử công nghệ cao tại KCN Tràng Duệ của LG Electronics INC có tổng số vốn lên tới 1,5 tỷ USD. Đây là dự án FDI lớn nhất tại thành phố tính đến thời điểm này.Thứ hai là dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại khu công nghiệp Đình Vũ với quyết định tăng vốn đầu tƣ từ 572,8 triệu

52

USD lên 1,22 tỷ USD. Hiện nay, Bridgestone đang nỗ lực để đƣa giai đoạn 1 của nhà máy đi vào sản xuất trong nửa đầu năm 2014, với công suất dự kiến là 24.700 lốp xe mỗi ngày.

Hình 2-6: Tỷ trọng số dự án của các nhà đầu tƣ

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Hải Phòng

Ngày 19 tháng 11 năm 2013 vừa qua, nhà máy Fuji Xerox đầu tiên tại Việt Nam đã đƣợc khánh thành tại KCN VSIP Hải Phòng. Đây là một trong những dự án sản xuất công nghiệp lớn nhất tại VSIP Hải Phòng với tổng số vốn đầu tƣ là 9 tỷ yên (khoảng 120 triệu USD), đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ vào ngày 17/08/2012. Nhà máy có quy mô sản xuất 2 triệu sản phẩm mỗi năm và 2.480.000 chiếc phụ kiện kèm theo, bao gồm các sản phẩm là các thiết bị in màu đa năng, máy in LED, các linh kiện chính trong các thiết bị in ấn, máy photocopy... Với quy mô đầu tƣ lớn, Fuji Xerox Hải Phòng đƣợc kỳ vọng sẽ vƣơn lên đóng vai trò nhƣ trung tâm cung cấp sản phẩm mới cho thị trƣờng thế giới.Một dự án lớn nữa đƣợc đầu tƣ vào Hải Phòng tại Khu hóa dầu KCN Đình Vũ đó là Dự án Nhà máy sản xuất dầu nhờn JX Nippon Oil

Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Trung Quốc Anh Hồng Kông Hoa Kỳ Đức Khắc Malaysia Hà Lan Đài Loan

53

&Energy Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ hơn 40 triệu USD và đƣợc triển khai xây dựng trên khu đất 4 ha. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm cho các công ty sản xuất xe máy và ô tô Nhật Bản tại Việt Nam với công suất hàng năm vào khoảng 40.000 tấn.

Hình 2-7: Tỷ trọng về vốn đầu tƣ FDI của các quốc gia đầu tƣ vào các KCN, KKT Hải Phòng

Nguồn: Ban Quản lý các KKT Hải Phòng

Phần lớn các nhà đầu tƣ tập trung ở Châu Á, cụ thể hơn và khu vực Bắc Á và Đông Nam Á. Trong đó, các nhà đầu tƣ tiềm năng nhất hay nhà đầu tƣ lớn nhất có xu hƣớng ở khu vực Bắc Á (5 quốc gia). Đầu tƣ của các nƣớc ASEAN chủ yếu là của Singapore với 8 dự án và khoảng 259,5 triệu USD vốn đầu tƣ; và Malaysi đầu tƣ 2 dự án với số vốn khoảng 21,4 triệu USD. Trong khi Nhật Bản và các nƣớc công nghiệp Châu Á chiếm vị trí chủ đạo bởi số lƣợng dự án cũng nhƣ số lƣợng vốn đầu tƣ thì sự xuất hiện của các nhà đầu tƣ đến từ Bắc Mỹ và Châu Âu còn mờ nhạt và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Tính đến thời điểm tổng kết của bảng dữ liệu, Mỹ mới chỉ đầu tƣ vào các KCN, KKT Hải Phòng 4 dự án với số vốn là khoảng hơn 120 triệu USD.

Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Trung Quốc Anh Hồng Kông Hoa Kỳ Đức Khắc Malaysia Hà Lan Đài Loan

54

Tính gộp đầu tƣ trực tiếp của Mỹ và các nƣớc khu vực châu Âu thì số lƣợng dự án chỉ chiếm 17,5% và số lƣợng vốn đầu tƣ thậm chí chỉ có 7,5% so với tổng thể. Các nƣớc khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu thƣờng là các nhà đầu tƣ có công nghệ nguồn, trình độ kỹ thuật công nghệ cao, vì vậy ở đây đặt ra vấn đề về công tác xúc tiến đầu tƣ, vận động đầu tƣ cần đƣợc quan tâm hơn nữa của thành phố Hải Phòng.

Năm 2013, các dự án FDI đƣợc cấp mới giấy chứng nhận đầu tƣ và tăng vốn chủ yếu đến từ nguồn vốn của nhà đầu tƣ Nhật Bản, tiếp đến là các nhà đầu tƣ Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Ấn Độ. Chứng minh cho điều này, trong số 10 dự án đƣợc đánh giá là lớn nhất đầu tƣ và KCN, KKT của năm 2013, Hải Phòng có 4 dự án thì trong 3 dự án là do Nhật Bản đầu tƣ và một dự án còn lại là của nhà đầu tƣ Hàn Quốc. Ba dự án lớn của nhà đầu tƣ Nhật Bản đó là Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại KCN Đình Vũ tăng

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)