Những yêu cầu đặt ra cho cán bộ kế hoạch thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 54)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.1.Những yêu cầu đặt ra cho cán bộ kế hoạch thời kỳ đổi mới

Thực tiễn qua 20 năm đổi mới đã khẳng định: Hiệu quả can thiệp hay điều tiết của kế hoạch cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của đội ngũ cán

48

bộ kế hoạch. Vì vậy đào tạo và đào tạo lại cán bộ kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng là vấn đề luôn luôn đƣợc đặt ra.

Nhà kế hoạch là ngƣời tham mƣu đắc lực cho lãnh đạo các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong việc xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển và hoạch định chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Vì thế, cán bộ kế hoạch phải có một khối lƣợng kiến thức tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong đào tạo cán bộ kế hoạch trong nền kinh tế thị trƣờng.

Cán bộ kế hoạch phải tạo lập đƣợc sự đồng thuận về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế, thành phần kinh tế trong việc xây dựng kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kế hoạch. Bởi vì khi tham gia thị trƣờng, mỗi chủ thể, mỗi thành phần tham gia thị trƣờng với mục đích khác nhau, thậm chí ngƣợc chiều nhau về lợi ích. Ngƣời cán bộ kế hoạch sẽ phải biết kết hợp các lợi ích khác nhau đó trong một kế hoạch phát triển do mình xây dựng nên. Tạo đƣợc sự đồng thuận về lợi ích sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể, các thành phần khác nhau hăng hái thực hiện kế hoạch. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời cán bộ kế hoạch phải có ý thức chính trị rõ ràng, gắn chặt giữa chính trị và kinh tế.

Không những thế, cán bộ kế hoạch còn phải có tƣ duy của nhà kinh doanh. Với nguồn lực có hạn thì nhà kinh doanh phải cân nhắc để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra. Tƣơng tự, nhà kế hoạch cũng phải xây dựng nhiều phƣơng án khác nhau để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kế hoạch. Muốn nhƣ vậy, nhà kế hoạch phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào để tốt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa?

Ngoài ra, cán bộ kế hoạch phải là ngƣời nắm bắt đƣợc xu thế mới của sự phát triển do kết quả của tiến bộ khoa học công nghệ mang lại. Đây là yếu tố cần thiết để chủ động đón đầu, tác động tích cực để tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho

49

những cái mới nảy sinh và phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt nhƣ hiện nay.

Nhƣ vậy yêu cầu đối với một cán bộ kế hoạch là rất cao, cần phải rất chú ý trong khâu đào tạo. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ kế hoạch ở các cấp, các ngành đã dần dần đƣợc bổ túc kiến thức mới về nghiệp vụ chuyên môn thông qua một số dự án của các tổ chức quốc tế và nƣớc ngoài tài trợ. Tuy nhiên, so với các yêu cầu nêu ra ở trên thì đội ngũ cán bộ kế hoạch của ta còn tồn tại nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết. Các vấn đề đó là:

Đội ngũ cán bộ kế hoạch trƣớc đây đƣợc tiếp nhận từ 3 nguồn: - Đào tạo đúng chuyên ngành kế hoạch.

- Đào tạo từ các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. - Đào tạo từ các ngành kỹ thuật.

Cơ cấu cán bộ đó phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đi sâu vào kế hoạch chi tiết cho từng sản phẩm, từng ngành hàng hơn là yêu cầu của công tác kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trƣờng. Những năm qua, tuyển dụng cán bộ mới vào ngành kế hoạch rất ít, nhất là ở các địa phƣơng. Số cán bộ cũ chỉ đƣợc bổ túc kiến thức qua các lớp bổ túc ngắn ngày, chƣa đƣợc đào tạo lại một cách cơ bản về kinh tế thị trƣờng. Do đó, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch cũng nhƣ thực hiện.

Trong nền kinh tế thị trƣờng thì kế hoạch đƣợc xây dựng căn cứ vào thị trƣờng và xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng. Song sự thay đổi thƣờng xuyên của thị trƣờng lại ảnh hƣởng lớn đến tính ổn định tƣơng đối của kế hoạch. Để nâng cao chất lƣợng của kế hoạch, thì năng lực dự báo, nhất là dự báo về thị trƣờng của cán bộ kế hoạch là rất quan trọng. Tuy nhiên, năng lực dự báo của cán bộ kế hoạch hiện nay còn rất hạn chế, nhất là ở các địa phƣơng, chỉ theo kinh nghiệm là chính chứ chƣa có tính khoa học thực sự.

50

Một vấn đề nữa đặt ra cho đội ngũ cán bộ kế hoạch hiện nay là hƣớng đƣợc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch thì cần phải có các chính sách kinh tế đồng bộ nhằm khuyến khích và thúc đẩy các cá nhân, các doanh nghiệp đi theo định hƣớng kế hoạch là chìa khóa thành công để thực hiện kế hoạch.

Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ kế hoạch hiện nay còn yếu. Số cán bộ trẻ có năng lực ngoại ngữ và tin học chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phần lớn cán bộ hiện nay đã lớn tuổi, việc tiếp thu ngoại ngữ và tin học là hạn chế. Điều này có ảnh hƣởng không tốt đến vấn đề thu thập tình hình, xử lý số liệu, chậm chạp trong quá trình ra văn bản chỉ đạo.

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ kế hoạch hiện nay, từ yêu cầu đối với cán bộ kế hoạch cần phải có để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn mới, việc đào tạo và đào tạo lại là vấn đề bức xúc hiện nay đối với ngành kế hoạch của nƣớc ta. Nhƣ vậy, đào tạo và đào tạo lại không chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn nghiệp vụ đơn thuần hay nhƣ cách huấn luyện tay nghề nhƣ ngành kế toán, thống kê. Quan trọng nhất là phải xuất phát từ yêu cầu đối với cán bộ kế hoạch để đặt ra vấn đề đào tạo và đào tạo lại một cách căn bản.

Theo đó, những kiến thức cần thiết để đào tạo và đào tạo lại cán bộ kế hoạch bao gồm:

- Khối kiến thức chung về kinh tế thị trường nhƣ kinh tế vĩ mô, vi mô, kinh

tế quốc tế, kinh tế ngành,… giúp cho ngƣời học nắm bắt các kiến thức về kinh tế thị trƣờng, sự vận động của nó và các vấn đề đặt ra cho nhà nƣớc để điều tiết thị trƣờng theo định hƣớng của mình.

- Những kiến thức về phân tích và dự báo nhƣ thống kê, dự báo, phân tích

chính sách kinh tế xã hội… để nâng cao năng lực phân tích và dự báo của cán bộ kế hoạch.

51

- Kiến thức chuyên ngành kế hoạch nhƣ xây dựng chiến lƣợc phát triển,

xây dựng chiến lƣợc phát triển, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch hóa phát triển vùng, quản lý phát triển, chƣơng trình và dự án đầu tƣ, chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch kinh doanh

- Khối kiến thức công cụ gồm : toán kinh tế, tin học, ngoại ngữ…

Để có đƣợc khối lƣợng kiến thức này không thể tập huấn trong vài tuần mà cần phải có ít nhất 2 – 3 tháng học liên tục hoặc có thể rải ra thành 1 – 2 năm, công tác kế hoạch phải trở thành công việc thƣờng xuyên và bắt buộc của ngành.

Về lâu dài cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ kế hoạch đƣợc đào tạo một cách căn bản và có hệ thống theo cơ chế quản lý của trung ƣơng và từng địa phƣơng

3.3.2.2. Công tác thẩm định, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

- Tổ chức triển khai thực hiện quản lý các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên theo đúng quy định của nhà nƣớc và của UBND Tỉnh tại Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án, giám sát – đánh giá đầu tƣ dự án sử dụng vốn ngân sách tỉnh, đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tƣ của các doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh.

- Thực hiện công tác quản lý việc đăng ký đầu tƣ và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ vốn trong nƣớc đúng quy định.

- Tham mƣu UBND Tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn Ngân sách Tỉnh và kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tƣ các dự án đầu tƣ theo quy định.

3.3.2.3. Công tác xây dựng các cơ chế, quy chế, chính sách

- Hoàn thành việc xây dựng các cơ chế, chính sách của Tỉnh năm 2013 đƣợc chuyển tiếp sang năm 2014 và các cơ chế, chính sách theo kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của UBND Tỉnh giao.

52

- Tập trung nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa các quy định hiện có của Tỉnh trong lĩnh vực kế hoạch – đầu tƣ và các quy định, quy chế nội bộ của Sở cho phù hợp với quy định mới của nhà nƣớc và phù hợp với thực tiễn.

- Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách và tập trung triển khai thực hiện sau khi đƣợc Quốc hội thông qua.

3.3.2.4. Công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến Đầu tƣ

- Công tác Đầu tư nước ngoài:

+ Thực hiện tốt công tác cấp GCN đăng ký doanh nghiệp đồng thời là GCN đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ.

+ Chủ động, tăng cƣờng phối hợp với cơ quan Thuế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trƣờng, Công an thực hiện công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc nhằm đẩy mạnh công tác quản lý dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Tăng cƣờng công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Đối với công tác ODA, NGO:

+ Tiếp tục đôn đốc tiến độ một số dự án ODA lớn trong năm 2011 nhƣ: Chƣơng trình nƣớc và vệ sinh các thị trấn do Phần Lan tài trợ; Dự án Phát triển toàn diện Kinh tế xã hội tại các đô thị Việt Trì, Hƣng Yên và Đồng Đăng - Hợp phần dự án đầu tƣ tại thành phố Hƣng Yên do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) tài trợ; Dự án đang trong thời gian ký Hiệp định vay vốn; Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam do Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) tài trợ; do Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý; Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi Lifsap do WB tài trợ; từ năm 2010-2015, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý; Dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng GTNT3 (WB3) sử dụng vốn vay của WB, vốn viện trợ không hoàn lại của

53

Chính phủ Anh (DFID) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam; Dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (WB6) – hợp phần B (đầu tƣ bến khách ngang sông) sử dụng vốn vay của WB, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Các dự án trên đƣợc triển khai từ năm 2010 - 2014, do Sở Giao thông vận tải quản lý; Dự án năng lƣợng nông thôn II (RE II), do Sở Công Thƣơng quản lý.

+ Chủ động phối hợp với các đơn vị thống nhất danh mục chƣơng trình, dự án ODA giai đoạn 2011 - 2015 làm cơ sở tham mƣu UBND Tỉnh tiếp tục tìm nguồn tài trợ các chƣơng trình, dự án lớn cho Tỉnh.

+ Thực hiện tốt công tác đăng ký hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài mới đƣợc cấp lại hoặc cấp mới giấy phép hoạt động.

- Công tác xúc tiến đầu tư:

+ Hoàn thành và trình UBND Tỉnh phê duyệt Chƣơng trình Xúc tiến đầu tƣ giai đoạn 2011 - 2015;

+ Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu các danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh 2011 – 2015, phù hợp Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hƣng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030;

+ Chủ động tham mƣu UBND Tỉnh phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, từng bƣớc hình thành các điều kiện cần thiết cho thực hiện mô hình hợp tác nhà nƣớc – tƣ nhân (gọi tắt là PPP), sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chính thức Quy chế thí điểm PPP. Xây dựng danh mục các dự án thực hiện thí điểm PPP trong các lĩnh vực: giao thông đô thị, cấp thoát nƣớc, y tế trên địa bàn Tỉnh và triển khai thực hiện một số dự án cấp bách.

54

+ Tổ chức các chƣơng trình vận động xúc tiến đầu tƣ tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng ở nƣớc ngoài, các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh, nhằm thu hút đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy hoạch và kế hoạch.

3.3.2.5. Công tác Đăng ký doanh nghiệp – Hỗ trợ Doanh nghiệp

- Thực hiện tốt việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Thông tƣ số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc đăng ký doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hoàn thiện phần mềm phù hợp với công tác quản lý của Tỉnh.

- Nghiên cứu báo cáo UBND Tỉnh thành lập tổ công tác liên ngành nhằm thực hiện tốt công tác “hậu kiểm” doanh nghiệp theo quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND Tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Hƣng Yên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.6. Công tác tổ chức cán bộ; đào tạo bồi dƣỡng

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo Thông tƣ số 05/2009/TTLT – BKH – BNV về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; nghiên cứu, đề xuất phân cấp quản lý cán bộ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;

55

- Nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển đơn vị đăng ký kinh doanh sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2011 theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức;

- Xây dựng chức danh và cơ cấu công chức của từng đơn vị trong Sở;

- Tổ chức tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vay vốn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ năm 2014;

- Hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập năm 2014, báo cáo UBND Tỉnh theo đúng thời hạn quy định;

- Triển khai thực hiện việc kê phai phiếu thu thập và nhập thông tin hồ sơ cán bộ, công chức vào phần mềm quản lý nhân sự của UBND Tỉnh;

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng công chức, viên chức thuộc Sở, đặc biệt các cán bộ trong quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015 và tập huấn nghiệp vụ kế hoạch và đầu tƣ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành kế hoạch và đầu tƣ Tỉnh theo kế hoạch đƣợc duyệt.

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 54)