5. Nội dung nghiên cứu
3.3.3. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá các dự án
đầu tƣ
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg của thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách, Thành phố tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng, chống thất thoát vốn đầu tƣ; bên cạnh việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa đầu tƣ nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn hạn chế phân tán, dàn trải tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính nhƣ nêu trên, tỉnh Hƣng Yên cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đầu tƣ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tƣ của tỉnh cần phải đƣợc chú trọng nâng cao chất lƣợng, khắc phục tính hình thức nhƣ hiện nay, làm công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ thực sự trở thành công cụ để đánh giá, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ nhƣ sau:
- Các Sở, Ngành, Huyện rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tƣ nhằm đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, đánh giá tổng thể đầu tƣ, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sát thƣờng xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ.
- Khi xem xét dự án, các Sở, Ngành, Huyện kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tƣ nếu chƣa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn; không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chƣa đảm bảo thủ tục đầu tƣ.
- Đối với các dự án đầu tƣ trong quá trình thực hiện giám sát đầu tƣ phát hiện yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh phải báo cáo kịp thời và nhất thiết phải đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trƣớc khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.
59
- Công tác tổ chức đầu mối giám sát, đánh giá đầu tƣ cần đƣợc củng cố và thực sự phát huy tác dụng. Sở kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan thƣờng trực của công tác này. Các đầu mối này cần tích cực chủ động tổ chức công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ. Củng cố hệ thống cung cấp thông tin, đảm bảo chất lƣợng báo cáo đáp ứng theo yêu cầu. Lập “Sổ tay theo dõi dự án” để giúp chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án, các đơn vị tƣ vấn và các cơ qua quản lý của tỉnh nắm vững quy trình từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến nghiệm thu, bàn giao dự án, từ đó làm cơ sở tổ chức thực hiện. Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án hàng tháng phải báo cáo cấp trên chủ đầu tƣ; hàng quý các đơn vị phải báo cáo đầy đủ theo quy định cho các cơ quản lý của tỉnh, 6 tháng Sở Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm báo cáo Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh Hƣng Yên.
- Kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ; để có bƣớc chuyển biến trong công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức đảm bảo thực thi nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ của tỉnh Hƣng Yên; có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, tăng cƣờng vai trò của cộng đồng trong việc giám sát đầu tƣ xây dựng. Sớm xây dựng và kiện toàn hệ thống thanh tra kế hoạch và đầu tƣ các cấp theo quy định.
- Khẩn trƣơng xây dựng trên cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tƣ thuộc phạm vi tỉnh quản lý trên cơ sở sử dụng công nghệ tin học. Chỉ đạo việc tổ chức, bố trí cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị đầu mối để trở thành trung tâm giám sát, đánh giá đầu tƣ có khả năng cung cấp dữ liệu, phân tích, đánh giá thƣờng xuyên về tình hình đầu tƣ trong phạm vi quản lý của mình.
- Đẩy mạnh và tổ chức tốt công tác giám sát cộng đồng; Hội đồng nhân dân, UBND các cấp cần có biện pháp để thực hiện giám sát cộng đồng đối với cả hoạt động đầu tƣ trên địa bàn của địa phƣơng theo những nội dung và yêu cầu nêu trong Thông tƣ 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đặc biệt việc
60
công khai hóa hoạt động đầu tƣ ở địa phƣơng theo Chỉ thị 29 của Thủ tƣớng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia giám sát và đóng góp ý kiến về các hoạt động đầu tƣ ở địa phƣơng. Triển khai ngay công tác giám sát cộng đồng ở tất cả các huyện, xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh, định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm làm cho công tác này có tác dụng thiết thực góp phần chấn chỉnh hoạt động đầu tƣ ở địa phƣơng.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và cộng đồng để thực hiện giám sát, đánh giá đầu tƣ và xử lý các vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời ành hƣởng hoặc hậu quả tiêu cực góp phần chống lãng phí và thất thoát trong đầu tƣ và xây dựng.