Tình hình đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 31)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.Tình hình đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa

bàn tỉnh Hƣng Yên

2.2.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tƣ phát triển giao thông

Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đƣợc hình thành từ 5 nguồn, đó là vốn ngân sách nhà nƣớc (gồm cả vốn ODA và vốn viện trợ), vốn tín dụng đầu tƣ, vốn do các doanh nghiệp nhà nƣớc đầu tƣ, vốn đầu tƣ trong dân cƣ và tƣ nhân, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).

Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao cho địa bàn tỉnh (bao gồm cả ODA, vốn viện trợ, tài trợ của quốc tế cho chính phủ Việt Nam) chủ yếu đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho giao thông đô thị. Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tƣ phát triển.

25

Để huy động vốn cho đầu tƣ GTĐB có các hình thức sau:

+ Phát hành trái phiếu: chủ thể phát hành là chính phủ, chính quyền của UBND các quận, huyện, thị xã, địa phƣơng…. Trái phiếu của tỉnh phát hành nhằm mục tiêu cân bằng ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông và đƣợc đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu của chính quyền địa phƣơng phát hành để tài trợ cho các dự án xây dựng của địa phƣơng.

+ Đổi đất lấy công trình: là một chính sách, biện pháp tạo vốn để xây dựng phát triển hạ tầng giao thông. Trong xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, ở những nơi có tuyến đƣờng chạy qua, giá trị của đất đai hai bên đƣờng sẽ tăng lên. Vì vậy khi xây dựng tuyến đƣờng, ở điều kiện cho phép nên giải phóng mặt bằng rộng ra hai bên từ 50 – 100 m để sau khi hoàn thành công trình sẽ chuyển nhƣợng đất hai bên đƣờng để bù vào tiền giải phóng mặt bằng và tiền đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng.

26

2.2.2.2. Nội dung đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ

Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Hưng Yên.

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng 12.483.886 14.856.791 16.743.785 19.984.000 Phân theo nguồn vốn Vốn nhà nƣớc 1.808.179 2.042.661 2.267.340 2.456.350 Vốn ngoài nhà nƣớc 8.788.930 10.674.198 12.075.326 14.250.330 Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.886.777 2.139.932 2.401.119 3.277.320 Phân theo khu vực kinh tế Nông nghiệp 697.382 712.453 741.095 792.503 Công nghiệp - Xây dựng 5.119.808 6.582.215 7.245.627 8.056.523 Thƣơng mại - Dịch vụ 6.666.696 7.562.123 8.757.063 11.134.974

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Nhƣ vậy ta thấy quy mô vốn đầu tƣ của tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn vừa qua có xu hƣớng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trƣớc. Cả vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đều tăng mạnh, vốn đầu tƣ trong nƣớc năm 2013 là 16.706.680 triệu đồng, tăng 2.364.014 triệu đồng so với năm 2012, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2012 là 3.277.320 triệu đồng tăng 876.201 triệu đồng so với năm 2011. Có thể thấy tổng vốn đầu tƣ đang có xu hƣớng tập chung chủ yếu vào khu vực thƣơng mại và dịch vụ, điều này khá phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua bảng 2.5 ta có thể thấy quy mô vốn nhà nƣớc đang dần đƣợc thay thế bởi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Bằng chứng là từ năm 2011 đến 2013 quy mô vốn nhà nƣớc có xu thế giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó, vốn đầu tƣ

27

nƣớc ngoài có xu hƣớng tang và chiếm tỷ trọng cao thứ 2. Cùng với đó thì vốn ngoài nhà nƣớc vẫn luôn giữ vị trí chủ đạo.

Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ phối hợp cùng các Sở, ban , ngành thực hiện xây dựng danh mục dự án XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc thông qua UBND tỉnh, trình Thủ Tƣớng Chính phủ và Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ phê duyệt.

Với nhiều hình thức huy động vốn đầu tƣ làm đƣờng, trong năm năm qua, hệ thống giao thông ở Hƣng Yên đã có bƣớc phát triển đáng ghi nhận: Vốn đầu tƣ cho giao thông từ ngân sách tỉnh tăng gấp gần ba lần so với giai đoạn trƣớc. Hàng nghìn tỷ đồng vốn của nhân dân, DN, vốn đi vay đã đƣợc đầu tƣ cho giao thông. Mạng lƣới giao thông đƣợc nâng cấp, mở rộng, làm mới, điển hình là tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đƣờng giao thông liên tỉnh Hƣng Yên - Hà Nội, tuyến đƣờng quốc lộ 39 (đoạn qua TP Hƣng Yên), tuyến đƣờng quốc lộ 38B, hơn 70% tuyến đƣờng làm bằng nguồn vốn WB2 đƣợc tỉnh tiếp tục đầu tƣ nâng cấp trải nhựa, hoặc bê - tông... Toàn tỉnh Hƣng Yên có hơn 6.000 km đƣờng giao thông; trong đó, có gần 100 km đƣờng quốc lộ, hơn 240 km đƣờng tỉnh, hơn 300 km đƣờng huyện và hơn 5.400 km đƣờng GTNT; đến nay, 100% tuyến đƣờng tỉnh và hơn 82% đƣờng huyện đã đƣợc trải nhựa, hơn 70% các tuyến đƣờng xã, thôn, xóm đƣợc cứng hóa.

Bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ cho giao thông, tỉnh Hƣng Yên còn chú trọng đƣa công nghệ tiên tiến vào làm đƣờng. Trƣớc kia phần lớn các tuyến đƣờng do tỉnh, huyện quản lý đều làm bằng vật liệu đá dăm, đá thải, khó thi công bằng cơ giới, khó kiểm soát đƣợc chất lƣợng. Nhiều năm nay các tuyến đƣờng trong tỉnh đều đƣợc thiết kế kết cấu móng, mặt đƣờng bằng vật liệu đá cấp phối, vừa thuận lợi cho việc thi công cơ giới, giảm giá thành, vừa nâng cao chất lƣợng. Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành

28

nghiên cứu thí nghiệm ứng dụng vật liệu mới (sử dụng chất phụ gia HRB, vữa nhựa Colas) phối trộn vật liệu sẵn có tại địa phƣơng làm đƣờng GTNT, bƣớc đầu có kết quả tích cực, bảo đảm chất lƣợng đƣờng, giá thành giảm từ 20% đến 30% so làm đƣờng bê tông. Thành công trong việc sử dụng chất phụ gia HRB, vữa nhựa Colas mở ra hƣớng đầu tƣ mới đầy tiềm năng trong phát triển GTNT, giao thông ngoài đồng; nhất là ở những địa phƣơng khó khăn về vốn.

Bảng 2.6: Quy mô nguồn vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng giao thông Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB Tổng vốn NSNN cho đầu tƣ hạ tầng giao thông

2010 194.500 37.750

2011 225.100 54.000

2012 267.800 68.200

2013 265.000 31.000

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Qua bảng 2.5 và 2.6 ta thấy, tỷ trọng vốn NSNN dành cho đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông chiếm trung bình 2% trong tổng số vốn NSNN dành cho đầu tƣ phát triển toàn xã hội - một tỷ lệ có vẻ khá thấp, trong khi hạ tầng giao thông đƣợc xem là lĩnh vực cần đầu tƣ phát triển; cá biệt trong năm 2013 chỉ chiếm khoảng 1.2%. Tuy nhiên nhìn vào tỷ trọng vốn NSNN dành cho đầu tƣ hạ tầng giao thông chiếm trung bình 23% trong tổng vốn NSNN dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản; và luôn tăng dần qua các năm từ 19% năm 2010 lên đến 25% năm 2012. Duy chỉ có năm 2013 tỷ trọng bị giảm xuống còn khoảng 11%; dễ dàng lý giải điều này là do suy thoái kinh tế, Nhà nƣớc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công nhằm tập trung kiềm chế lạm phát… Đây chính là lý do các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên trong năm 2013 luôn trong tình trạng ì ạch, chậm tiến độ, vừa làm vừa chờ vốn.

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Đánh giá chung về đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ 2.3.1. Các thành tựu đạt đƣợc 2.3.1. Các thành tựu đạt đƣợc

Trong giai đoạn 2010 – 2013, hoạt động đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên có đƣợc tiến bộ nhất định theo hƣớng ngày càng có hiệu quả, đặc biệt khi nguồn vốn dành cho đầu tƣ GTĐB ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản. Điều đó thể hiện cụ thể:

- Giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Mọi thành phần kinh tế phát huy các tiềm năng, huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển đã góp phần làm duy trì nhịp độ tăng trƣởng cao và phát triển bền vững chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theo cơ cấu kinh tế, theo định hƣớng công nghiệp hóa, kinh tế từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp cũng là một bƣớc tiến góp phần phát triển đất nƣớc. Hiệu quả đầu tƣ cho giao thông đô thị đƣớc nâng cao tạo ra khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cƣờng quản lý và và xây dựng đô thị, đẩy mạnh xã hội hóa tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển văn hóa xã hội.

Chất lƣợng phát triển kinh tế xã hội và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Đạt đƣợc bƣớc phát triển mạnh trong tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng của quốc gia trong thời gian. Hàng loạt các công trình đƣợc hoàn thành góp phần tạo nên sự thành công của đất nƣớc, tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt của bạn bè quốc tế, tăng thêm niềm tự hào dân tộc.

- Cải thiện bộ mặt hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên trong những năm qua tuy xây dựng mới còn ít nhƣng chất lƣợng đƣợc cải thiện rõ rệt. Hầu hết các tuyến

30

đƣờng chính đều đƣợc rải nhựa, nâng cấp hệ thống cấp thoát nƣớc, hè đƣờng, chiếu sáng và cây xanh. Nhiều dự án về giao thông đô thị đã đƣợc triển khai với mục tiêu chính là các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hƣớng tâm, các nút giao cắt, đƣờng vành đai đã góp phần nâng cao năng lực cũng nhƣ cải thiện bộ mặt giao thông ở các khu dân cƣ đông đúc. Tỉnh Hƣng Yên cũng kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, cùng với Sở Giao thông vận tải trong việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đƣờng phục vụ cho phát triển đô thị mới, nông thôn mới, vành đai thành phố Hƣng Yên nhƣ dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng 205 đoạn Km31+700 đến Km34+900 thuộc huyện Kim Động; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng 205 đoạn Km15 - Km18 đoạn qua huyện Khoái Châu; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng nút giao thông giữa QL39 với đƣờng huyện 38B (nằm trong quy hoạch Chợ Gạo – Cầu Ngàng); tuyến đƣờng bộ nối đƣờng trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hƣng Yên với đƣờng trục 281 tỉnh Bắc Ninh.

- Đầu tư giúp nâng cao năng lực vận tải của lĩnh vực giao thông đường bộ

Trong những năm qua, năng lực vận tải hành khách và hàng hóa của các loại hình giao thông đểu tăng nhanh, một phần do giao thông đƣợc cải thiện, tạo đà cho hoạt động dịch vụ vận tải phát triển. Hoạt động đầu tƣ đã cải thiện bộ mặt giao thông của nền kinh tế, từ đó làm gia tăng năng lực vận tải của các loại hình giao thông. Nếu trƣớc đây, hạ tầng yếu kém, các phƣơng tiện giao thông chỉ có khả năng chuyên chở với khối lƣợng nhỏ, năng lực vận tải hàng hóa khoảng chục triệu tấn thì nay tăng lên hàng trăm triệu tấn.

- Góp phần tăng doanh thu cho toàn ngành giao thông vận tải nói chung và làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp GTVT

Với một loạt các dự án đã đƣợc đƣa vào sử dụng góp phần giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cƣ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế. Lƣu thông hàng hóa trong tỉnh và liên tỉnh nhanh chóng, thuận tiện góp phần tích cực vào việc cân bằng giá cả thị

31

trƣờng trên mọi miền đất nƣớc, mặt bằng giá cả giữa các vùng chênh lệch không đáng kể.

Nếu giao thông đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ góp phần giảm chi phí lƣu thông, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, an toàn giao thông, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Ngoài việc làm tăng doanh thu vận tải, giao thông còn ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp giao thông. Khi cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc nâng cấp, đồng nghĩa với việc nhu cầu lƣu thông ngày càng cao, đòi hỏi phải cung cấp các phƣơng tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cho giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước

Tình trạng phân tán dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc vẫn chƣa thể khắc phục triệt để. Việc phân bổ vốn vẫn chƣa đảm bảo quy định hiện hành, các dự án chƣa hoàn thành đúng tiến độ.

+ Nguyên nhân là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, trình độ và năng lực của chủ đầu tƣ, đơn vị thi công và tƣ vấn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; trình tự và thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thanh quyết toán còn rƣờm rà, kéo dài…

+ Chất lƣợng xây dựng kế hoạch của các đơn vị nhìn chung còn hạn chế, chƣa bám sát với những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu đầu tƣ tuy đã có sự tập trung cho trọng tâm trọng điểm nhƣng vẫn còn một số nội dung chƣa đƣợc chú ý nhƣ cơ cấu đầu tƣ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phát triển dịch vụ, cho hội nhập chƣa rõ nét…

+ Việc bố trí kế hoạch chƣa quán triệt triệt để nguyên tắc các dự án đƣợc ghi trong kế hoạch phải đảm bảo theo đúng quy định.

32

+ Việc quyết định giao điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tƣ hoặc chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tƣ cho các ngành, cấp trong năm chƣa đảm bảo dựa trên nguyên tắc nguồn vốn cân đối.

+ Việc phân bổ kế hoạch vốn cho từng dự án gắn với nguồn vốn cụ thể, một số dự án sử dụng tới 2 đến 3 nguồn vốn đã gây không ít khó khăn, phức tạp trong quá trình theo dõi cấp phát điều chỉnh kế hoạch (vấn đề biểu đồ quá nhiều cột, việc phải điều chỉnh nguồn vốn khi điều chỉnh kế hoạch đối với những dự án đã thực hiện cấp phát…) có dự án gồm nhiều nguồn vốn chủ đầu tƣ chủ yếu hoàn thành vốn từ ngân sách, nguồn vốn cho vay, vốn huy động thƣờng không thực hiện dẫn đến ảnh hƣởng công tác thanh quyết toán sau này.

+ Việc đôn đốc, chỉ đạo của các ngành, cấp và thực hiện quy định về quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành của các chủ đầu tƣ chƣa nghiêm, tình trạng nhiều dự án hoàn thành bàn giao nhiều năm hoặc đang triển khai nhƣng chƣa hoàn thành do có nhiều vƣớng mắc không thực hiện quyết toán (quyết toán hoàn thành hoặc quyết toán theo điểm dừng) đã làm ảnh hƣởng và làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

+ Cơ chế chủ trì, phối hợp giữa các Sở ngành (Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính Vật giá và Kho bạc Nhà nƣớc) trong việc lập, trình duyệt giao và điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ XDCB chƣa hoàn thiện; quyền hạn và trách nhiệm của từng ngành chƣa rõ; cơ chế đồng trình (liên ngành ký trình) nhiều khi kéo dài thời gian không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn triển khai các nhiệm vụ của các ngành, cấp.

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung và quản lý đầu tƣ trực tiếp là công tác xây dựng kế hoạch đầu tƣ còn nhiều hạn chế. Việc đầu tƣ trang bị phần cứng cũng nhƣ phần mềm ứng dụng cho các đơn vị phục vụ quản lý dự án đầu tƣ XDCB chƣa đƣợc chú trọng; tình trạng phần nhiều máy tính các ngành, các cấp sử dụng đơn lẻ chƣa nối mạng đã hạn chế việc khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 31)