Khái quát về tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 25)

5. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát về tỉnh Hƣng Yên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hƣng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, không có biển, không có rừng, tiếp giáp với 5 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hà Nam, Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 923,45km² và dân số 1.145.600 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số trung bình 1.240 ngƣời/km2, thuộc loại cao so với mức bình quân chung của cả nƣớc và của vùng Đồng bằng Sông Hồng. Trên địa bàn có hệ thống tuyến đƣờng giao thông quan trọng: quốc lộ 5A, đƣờng 39A, đƣờng 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hƣng Yên với quốc lộ 1 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng,

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Hƣng Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 23,2°C, tổng lƣợng mƣa trung bình là 1450 – 1650 mm, số giờ nắng trung bình là 1650 giờ/năm.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Theo kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên (tổng quỹ đất) của tỉnh là 92353,25 ha - trong đó 59210 ha là đất nông nghiệp, 32609 ha là đất phi nông nghiệp, còn lại là đất chƣa đƣợc sử dụng.

Tài nguyên nƣớc: Nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là hai sông lớn nhất miền Bắc nên Hƣng Yên có nguồn nƣớc ngọt hết sức dồi dào,

19

là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đƣờng thủy.

Tài nguyên khoáng sản: Hƣng Yên là một tỉnh đƣợc xem là có tài nguyên khoáng sản hạn chế. Khoáng sản chính hiện nay là nguồn cát với trữ lƣợng lớn bên sông Hồng và trong nội đồng, có thể khai thác, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh.

2.1.1.4. Tiềm năng du lịch

Xét về điều kiện địa hình tự nhiên, Hƣng yên là tỉnh có tài nguyên du lịch kém hấp dẫn và phong phú nhƣ các tỉnh khác nhƣng bù lại là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Hiện nay tỉnh đang cho xây dựng một số khu đô thị thƣơng mại – du lịch.

2.1.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn 2.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực 2.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hƣng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc. Dân số trung bình năm 2013, có 147.300 ngƣời, mật độ bình quân khoảng 1.300 ngƣời/km², dân số thành thị của Hƣng Yên chiếm 13,76% dân số toàn tỉnh, tốc độ tăng dân số trung bình hằng năm giai đoạn 2010 – 2013 khoảng 0.95%/năm.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về dân số Hưng Yên

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dân số trung bình cả tỉnh (nghìn ngƣời)

1.132 1.137 1.141 1.144 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,870 0,837 0,80 1.3 Mật độ dân số (nghìn ngƣời/1

km2)

1.225 1.231 1.24 1.238

20

2.1.2.2. Truyền thống văn hóa, xã hội

Hƣng Yên là vùng đất đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc và dân tộc, tích tụ cả một bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Con ngƣời Hƣng Yên có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, chinh phục và cải tạo thiên nhiên để phát triển sản xuất. Hiếu học cũng là một trong những truyền thống đáng quý của Hƣng Yên. Hƣng Yên có điểm xuất phát về kinh tế thấp hơn so với các tỉnh trong vùng, lại không có rừng, biển, ít tài nguyên khoáng sản. Nhƣng tiềm năng lớn và ƣu việt của Hƣng Yên là con ngƣời. Truyền thống cách mạng, văn hóa cũng là một tiềm năng, một nguồn lực to lớn.

2.1.3. Đánh giá tổng quan về lợi thế tự nhiên xã hội của tỉnh Hƣng Yên

Vị trí của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh; Hƣng Yên là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết tƣơng đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra một khối lƣợng nông sản hàng hóa lớn, chất lƣợng cao phục vụ cho thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nƣớc;

Hƣng Yên có nguồn lao động dồi dào, giàu truyền thống, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc.

Có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, có trục vành đai (3, 4, 5) của Hà Nội chạy qua.

Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp nhƣng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp so

21

với cả nƣớc và trong vùng, nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển chƣa mạnh, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp;

Tài nguyên khoáng sản ít là một hạn chế lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.2.Tình hình kinh tế - xã hội và tổng quan về đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên giai đoan 2010 - 2013

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2010 – 2013 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010-2013 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010-2013

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng GDP 9.259.710 10.331.684 11.227.225 12.024.357 Nông lâm nghiệp

2.013.691 2.168.382 2.312.808 2.275.803 và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng 4.226.593 4.811.533 5.254.341 5.638.433

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Từ bảng trên ta thấy giá trị GDP của tỉnh giai đoạn 2010 – 2013 tăng cùng với sự tăng chung của các ngành kinh tế. Trong đó tỷ trọng đóng góp của khối ngành công nghiệp và xây dựng là lớn nhất.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP

Đơn vị: %

Năm 2010 2011 2012 2013

GDP 12,11 11,58 7,7 7.1

Nông lâm nghiệp và thủy sản 5,18 7,68 6,67 -0.16 Công nghiệp và Xây dựng 13,47 13,14 9,20 7.31

Thƣơng mại và Dịch vụ 15,22 10,97 9,23 12.23

22

Do việc ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế chính sách thắt chặt của nhà nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm so với giai đoạn trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 12,11%, nhƣng năm 2013 thì giảm xuống còn 7,1%; trong đó thì khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất, năm 2013, tốc độ tăng trƣởng của ngành nông nghiệp âm do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng thêm thiên tai và dịch bệnh khiến cho giá trị sản xuất của ngành giảm xuống, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp và ngành dịch vụ nhìn chung cao, tuy nhiên cũng bị giảm xuống. Tuy nhiên, đến năm 2013 ngành dịch vụ lại có chuyển biến tích cực tốc độ tang trƣởng ngành từ 9.23% tăng đột biến lên đến 12.23%; đây có thể đƣợc coi là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế của tỉnh Hƣng Yên.

2.2.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu tổng sản phẩm (theo giá hiện hành)

Bảng 2.4: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hưng yên giai đoạn 2010-2013 (Đơn vị: %)

Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng 100 100 100 100

Nông lâm thủy sản 21,8 21,0 20,4 17.05

Công nghiệp và xây dựng 45,6 46,6 46,8 48.21

Dịch vụ 32,6 32,4 32,6 34.74

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Khu vực công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỷ trọng GDP lớn nhất toàn tỉnh do các chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển cụm khu công nghiệp của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp thủy sản không lớn, chiếm trên 15% trong cơ cấu GDP của tỉnh và hiện đang có xu hƣớng giảm dần. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhƣng phát triển đúng xu thế chung của đất nƣớc.

23

Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu của tỉnh đã đi đúng hƣớng, tuy nhiên cần phải có các chính sách tác động, cùng với tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ bản để thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhanh hơn nữa xứng đáng với những lợi thế của tỉnh.

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Hƣng Yên bao gồm 3 loại: đƣờng bộ, đƣờng sông và đƣờng sắt.

+ Đƣờng bộ: dài 6.133 km. Trong đó quốc lộ dài 85 km, tỉnh lộ dài 191 km, huyện lộ dài 314 km, đƣờng đô thị và khu công nghiệp dài 52 km, đƣờng giao thông nông thôn dài 5.464 km. Quốc lộ gồm 3 tuyến là quốc lộ 5, quốc lộ 39 và quốc lộ 38.

+ Đƣờng sông: sông do Trung ƣơng quản lý bao gồm đoạn đi qua địa phận Hƣng Yên của sông Hồng dài 64 km là sông cấp 2, của sông Luộc dài 28 km là sông cấp 3. Còn lại các sông khác trên địa bàn là do tỉnh quản lý.

+ Đƣờng sắt: tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng qua đoạn địa phận Hƣng Yên dài 17 km, khổ đƣơng 1 km, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục, sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P34 và P38, có 2 ga trên tuyến là Lạc Đạo và Tuần Lƣơng.

- Hệ thống bƣu chính viễn thông: khá phát triển, mạng lƣới điện thoại, internet, dây cáp quang đƣợc mở rộng trên toàn tỉnh.

- Hệ thống điện, cấp thoát nƣớc: giá trị sản xuất công nghiệp điện trung bình là 19 - 20%. Hệ thống đƣờng dây tải điện trên địa bàn tỉnh đã có bƣớc phát triển đáng kể, xây mới đƣợc nhiều trạm biến áp đầu nguồn, hệ thống truyền tải điện cao thế, hạ thế, và hệ thống điện nông thôn đƣợc cải tạo.

- Hệ thống cấp thoát nƣớc dần đƣợc cải thiện, đáp ứng nhu cầu nƣớc sạch sinh hoạt cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh.

24

2.2.1.4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng xu hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động trong các phi nông nghiệp đã tăng lên đáng kể.

- Mạng lƣới y tế đƣợc phát triển và hoàn thiện: Hiện nay có 187 cơ sở y tế, 173 trạm y tế, bệnh viện đa khoa và các bệnh viện chức năng đƣợc cải tạo, mở rộng, 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Giáo dục toàn tỉnh có 371 trƣờng phổ thông, 146 trƣờng chuẩn quốc gia. Hàng năm có 24,5 nghìn lao động qua đào tạo.

- Văn hóa, thể thao, an ninh , quốc phòng: đến nay cả tỉnh có 72% làng, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa đạt trên 84%. Công tác phát thanh truyền hình thực hiện tốt nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin. Phong trào thể dục thể thao quần chúng đƣợc duy trì và phát triển. An ninh quốc phòng đƣợc giữ vững ổn định chính trị, góp phần đảm bảo trật tự phát triển kinh tế của địa phƣơng, tạo niềm tin trong nhân dân.

2.2.2. Tình hình đầu tƣ cho phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên bàn tỉnh Hƣng Yên

2.2.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tƣ phát triển giao thông

Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đƣợc hình thành từ 5 nguồn, đó là vốn ngân sách nhà nƣớc (gồm cả vốn ODA và vốn viện trợ), vốn tín dụng đầu tƣ, vốn do các doanh nghiệp nhà nƣớc đầu tƣ, vốn đầu tƣ trong dân cƣ và tƣ nhân, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).

Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao cho địa bàn tỉnh (bao gồm cả ODA, vốn viện trợ, tài trợ của quốc tế cho chính phủ Việt Nam) chủ yếu đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho giao thông đô thị. Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tƣ phát triển.

25

Để huy động vốn cho đầu tƣ GTĐB có các hình thức sau:

+ Phát hành trái phiếu: chủ thể phát hành là chính phủ, chính quyền của UBND các quận, huyện, thị xã, địa phƣơng…. Trái phiếu của tỉnh phát hành nhằm mục tiêu cân bằng ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông và đƣợc đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu của chính quyền địa phƣơng phát hành để tài trợ cho các dự án xây dựng của địa phƣơng.

+ Đổi đất lấy công trình: là một chính sách, biện pháp tạo vốn để xây dựng phát triển hạ tầng giao thông. Trong xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, ở những nơi có tuyến đƣờng chạy qua, giá trị của đất đai hai bên đƣờng sẽ tăng lên. Vì vậy khi xây dựng tuyến đƣờng, ở điều kiện cho phép nên giải phóng mặt bằng rộng ra hai bên từ 50 – 100 m để sau khi hoàn thành công trình sẽ chuyển nhƣợng đất hai bên đƣờng để bù vào tiền giải phóng mặt bằng và tiền đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng.

26

2.2.2.2. Nội dung đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ

Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Hưng Yên.

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng 12.483.886 14.856.791 16.743.785 19.984.000 Phân theo nguồn vốn Vốn nhà nƣớc 1.808.179 2.042.661 2.267.340 2.456.350 Vốn ngoài nhà nƣớc 8.788.930 10.674.198 12.075.326 14.250.330 Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.886.777 2.139.932 2.401.119 3.277.320 Phân theo khu vực kinh tế Nông nghiệp 697.382 712.453 741.095 792.503 Công nghiệp - Xây dựng 5.119.808 6.582.215 7.245.627 8.056.523 Thƣơng mại - Dịch vụ 6.666.696 7.562.123 8.757.063 11.134.974

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Nhƣ vậy ta thấy quy mô vốn đầu tƣ của tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn vừa qua có xu hƣớng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trƣớc. Cả vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đều tăng mạnh, vốn đầu tƣ trong nƣớc năm 2013 là 16.706.680 triệu đồng, tăng 2.364.014 triệu đồng so với năm 2012, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2012 là 3.277.320 triệu đồng tăng 876.201 triệu đồng so với năm 2011. Có thể thấy tổng vốn đầu tƣ đang có xu hƣớng tập chung chủ yếu vào khu vực thƣơng mại và dịch vụ, điều này khá phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua bảng 2.5 ta có thể thấy quy mô vốn nhà nƣớc đang dần đƣợc thay thế bởi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Bằng chứng là từ năm 2011 đến 2013 quy mô vốn nhà nƣớc có xu thế giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó, vốn đầu tƣ

27

nƣớc ngoài có xu hƣớng tang và chiếm tỷ trọng cao thứ 2. Cùng với đó thì vốn ngoài nhà nƣớc vẫn luôn giữ vị trí chủ đạo.

Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ phối hợp cùng các Sở, ban , ngành thực hiện xây dựng danh mục dự án XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc thông qua UBND tỉnh, trình Thủ Tƣớng Chính phủ và Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ phê duyệt.

Với nhiều hình thức huy động vốn đầu tƣ làm đƣờng, trong năm năm qua, hệ thống giao thông ở Hƣng Yên đã có bƣớc phát triển đáng ghi nhận: Vốn đầu tƣ cho giao thông từ ngân sách tỉnh tăng gấp gần ba lần so với giai đoạn trƣớc. Hàng nghìn tỷ đồng vốn của nhân dân, DN, vốn đi vay đã đƣợc đầu tƣ cho giao thông. Mạng lƣới giao thông đƣợc nâng cấp, mở rộng, làm mới, điển hình là

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)