Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và tăng cƣờng quản lý công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 69)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3.5Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và tăng cƣờng quản lý công tác đấu thầu

Đấu thầu là một lĩnh vực còn tƣơng đối mới mẻ đối với nƣớc ta, bởi vậy không thể tránh khỏi những bất cập thiếu sót nhƣ đã nêu trên. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhìn nhân một cách nghiêm túc, thẳng thắn những tồn tại đó để đƣa ra những đối sách phù hợp nhằm làm cho các quy chế đấu thầu thực sự trở thành công cụ tích cực trong quá trình quản lý đầu tƣ của Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời thực hiện để đƣa vốn đầu tƣ thực sự phát huy tác dụng mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.

Nhà nƣớc cần sớm ban hành các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn kiểm tra việc tổ chức đấu thầu một cách cụ thể. Về quy chế đấu thầu cần xem xét lại thủ tục trình duyệt (trình duyệt kết quả sơ tuyển nhà thầu, nội dung hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đầu tƣ và nội dung hợp đồng của các cấp quản lý từ Thủ tƣớng Chính phủ đến Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố) nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội các nhà thầu. Đối với bên mời thầu cần có những giải pháp cụ thể để kiểm soát quá trình thực hiện hoạt động tƣ vấn cũng nhƣ hành vi các đơn vị cá nhân tham gia mời thầu. Nếu việc nghiêm cấm thông tin qua lại của nhà tƣ vấn và của nhà thầu chỉ dựa vào đạo đức nghề nghiệp, vào những quy định rất chung chung và vào kết quả thẩm định thì rất có thể ngăn cản đƣợc những hành vi vi phạm. Nên chăng các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là các cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu cần phải có những biện pháp

63

thƣờng xuyên kiểm tra mọi hoạt động ngay từ những ngày đầu: Cử một số cán bộ với số lƣợng và trình độ cụ thể tùy quy mô của từng gói thầu nhất định, thƣờng xuyên theo dõi để hƣớng dẫn và kiểm tra giám sát, chỉ cần vi phạm là phải đình chỉ và có hình phạt thích đáng đối với những đơn vị có hành vi trái phép theo quy định trong quy chế một cách kịp thời.

Nhà nƣớc cũng cần phải xem xét lại những quy định về giá, quan tâm nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn năng lực nhà thầu của Việt nam đáp ứng tiến trình hội nhập, cạnh tranh lành mạnh bình đẳng.

Xây dựng Chính phủ điện tử theo kế hoạch hiện nay: Trong đó Bộ Xây dựng nên có hệ thống đơn giá định mức, thông tƣ hƣớng dẫn, luật đều công khai ở trên trang web chính phủ, thuận tiện cho việc tham khảo, lập giá dự thầu của các nhà thầu, việc kiểm tra tính chính xác hồ sơ mời thầu của chủ đầu tƣ.…Nhất là trong quá trình hội nhập hiện nay, khi mà chính phủ điện tử đã đƣợc lập nên ở nhiều nƣớc phát triển, nâng cao trình độ quản lý và đáp ứng nhu cầu chính đáng của ngƣời dân về sự công khai, minh bạch, chính xác gọn nhẹ…bên cạnh đó thúc đẩy hình thức đấu thầu qua mạng, hình thức này sẽ làm giảm chi phí đi lại và chi phí in ấn các hồ sơ đấu thầu và thu hút đƣợc nhiều nhà thầu hơn.

Giảm trừ các hình thức tiêu cực của đấu thầu (thông thầu, móc ngoặc giữa các bên liên quan đến gói thầu nhằm chia chác chênh lệch, hiện tƣợng phá giá, mua bán thầu…) đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế hợp lý quản lý chủ đầu tƣ, các đơn vị cung ứng, các nhà thầu bằng các chế tài hình phạt nghiêm khắc, quản lý chặt chẽ sâu sát. Làm đƣợc nhƣ thế sẽ nâng cao hiệu quả của cơ chế thị trƣờng, lành mạnh hoá thị trƣờng xây dựng. Cần đề ra quy định về việc thanh quyết toán công trình xây dựng cho hợp lý, không để tình trạng nhƣ hiện nay công trình thi công xong đã lâu mà nhà thầu vẫn chƣa đƣợc quyết toán, làm ứ đọng vốn của nhà thầu, chủ đầu tƣ chiếm dụng vốn mà không ai can thiệp.

64

KẾT LUẬN

Hiện nay giao thông của tỉnh Hƣng Yên đang tồn tại rất nhiều bất cập và yếu kém; hạ tầng lạc hậu, nhỏ bé không đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc sống, sự gia tăng nhanh của các phƣơng tiện cá nhân chƣa đƣợc kiểm soát, ý thức của một số ngƣời dân tham gia giao thông chƣa đƣợc cao; ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trƣờng còn diễn ra nghiêm trọng…. Đây là những vấn đề đang đặt ra rất bức thiết đối với tỉnh Hƣng Yên.

Trên đây là một số vấn đề trong thực tế phát triển giao thông đƣờng bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Hƣng Yên trong thời gian qua cũng nhƣ vai trò của giao thông đƣờng bộ trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Để giải quyết vấn đề bức xúc trƣớc mắt và lâu dài, nhằm hƣớng tới xây dựng tỉnh Hƣng Yên văn minh, hiện đại đòi hỏi trƣớc hết phải phát triển toàn diện, bền vững hệ thống giao thông đƣờng bộ. Cùng với việc khai thác tối đa và hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, cần phải tập trung các nguồn lực để đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông đồng bộ, hiện đại, liên kết hợp lý các phƣơng thức vận tải giữa đô thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thông nội vùng, quốc gia và quốc tế cũng nhƣ giao thông nội đô; gắn kết bảo vệ môi trƣờng và hƣớng tới bảo đảm công bằng xã hội…

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các website:

- hungyen.gov.vn - dantri.com - baomoi.com

2. Giáo trình Kinh tế đầu tƣ NXB đại học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011 – 2015. 5. Một số tài liệu khác đƣợc cung cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hƣng Yên.

Một phần của tài liệu tăng cường phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hưng yên đến năm 2020 (Trang 69)