quyết định của gia đình
Tiếp cận mới chỉ nói đến khả năng sử dụng các nguồn lực cần thiết cho công việc. Kiểm soát là nói đến quyền được quyết định và quản lý việc sử dụng các nguồn lực theo mong muốn. Hiện nay, các nguồn lực phát triển gia đình trắ thức khá phong phú: đất đai, nhà ở, tài sản, thông tin, kiến thức khoa học, phát triển nghề nghiệpẦ Cả nam trắ thức và nữ trắ thức có cơ hội như nhau để tiếp cận các nguồn lực nói trên. Trong gia đình trắ thức Hà Nội đã có sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực trên. Song trên thực tế, việc kiểm soát lại là một vấn đề biểu hiện có bất bình đẳng.Số liệu và bằng chứng
của khảo sát người đứng tên sở hữu nhà ở nước ta cho thấy cho thấy rất rõ tình trạng bất bình đẳng ở quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình. Có tới 74,4% người chồng đứng tên sở hữu nhà ở, chỉ có 13,2% người vợ đứng tên sở hữu nhà và 1% cả hai vợ chồng cùng sở hữu [90, tr.69]. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trong gia đình trước khi có Luật Đất đai sửa đổi năm 2004 chủ yếu ghi tên người chồng. Mặc dù Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây không ngăn cấm quyền cùng tiếp cận và kiểm soát đất đai giữa vợ và chồng, thế nhưng trong thực tế, phần lớn người chồng vẫn giữ quyền kiểm soát hơn cả đối với sử dụng đất đai (kể cả hiện nay, khi Luật Đất đai sửa đổi đã quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mang tên cả hai người, thì phần lớn vẫn do nam giới đứng tên).
Qua khảo sát các gia đình trắ thức đã có sở hữu nhà ở, đất đai (phần lớn là nhóm gia đình trắ thức lớn tuổi sống ở hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình bởi giá cả nhà đất của Hà Nội khá đắt đỏ nên gia đình trắ thức trẻ gặp khó khăn trong việc mua nhà, đất), chúng tôi thu được kết quả khả quan hơn, biểu hiện sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận nguồn lực nhà ở và đất đai.
Bảng 2.9: Tỉ lệ đứng tên sở hữu đất đai, nhà ở trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội
Đơn vị: %
Nguồn lực
Hoàn Kiếm Ba Đình Long Biên
Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai Nhà, đất 62,4 21,5 16,1 53 28 19 46,5 32 21,5
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, tỉ lệ cả vợ và chồng cùng đứng tên sở hữu nhà ở và đất đai khá cao. Đứng đầu là quận Long Biên với 21,5%; tiếp theo là quận Ba Đình với 19%; sau cùng là quận Hoàn Kiếm với 16,1%. Tỉ lệ người vợ đứng tên sở hữu cũng có sự chênh lệch nhưng không lớn giữa các
quận: Hoàn Kiếm 21,5%; Ba Đình 28%; Long Biên 32%. Chiếm tỉ lệ sở hữu cao nhất ở tất cả các quận được khảo sát là người chồng đứng tên: Hoàn Kiếm 62,4%; Ba Đình 53%; Long Biên 46,5%. Số liệu trên phản ánh rõ sự tiến bộ của bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở Hà Nội so với các gia đình khác ở nước ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhìn thấy sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội và có sự chênh lệch giữa các quận. Phải chăng, do đặc điểm là quận mới, giá đất rẻ, các gia đình trắ thức trẻ ở quận Long Biên có nhiều khả năng mua nhà, đất hơn và thời gian mua gần đây hơn nên tỉ lệ cả vợ và chồng cùng đứng tên sở hữu cao nhất. Hoàn kiếm là quận phố cổ, tập trung các gia đình trắ thức lâu đời nên phần lớn nhà, đất là do thừa kế từ thế hệ trước, tỉ lệ vợ và chồng cùng sở hữu thấp nhất; ngược lại tỉ lệ chồng sở hữu lại cao nhất.
Việc chỉ có người chồng đứng tên sở hữu nhà và đất đai có tác động không nhỏ tới bình đẳng giới. Cụ thể, nếu quyết định bán nhà, đất đai thì người vợ gần như không có tắnh quyết định, thậm chắ có thể người chồng bán mà vợ không biết gì. Điểu này sẽ bất lợi khi có tình trạng ly hôn xảy ra, việc phân chia tài sản gặp nhiều khó khăn, phần thiệt thòi vẫn thuộc về người vợ. Như vậy, trong quyền đứng tên sử dụng đất khoảng cách bình đẳng giới vẫn còn rất lớn.
Việc sở hữu đất đai, nhà cửa phản ánh một phần bình đẳng giới trong kiểm soát các nguồn lực của gia đình. Có thể nhận định, trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, việc kiểm soát nguồn lực này có chiều hướng bình đẳng hơn. Song, kiểm soát là một việc, còn quyết định các nguồn lực lại là một mặt khác cần được xem xét để đánh giá bình đẳng trong gia đình cho đúng.
Về các quyết định trong gia đình
Các quyết định trong gia đình là biểu hiện rõ nét của bình đẳng giới. Trong gia đình ở Việt Nam, có sự bàn bạc giữa vợ và chồng để đi đến quyết định chung trong việc mua các tài sản lớn, tỉ lệ là 53,1%; xây, sửa nhà cửa là
54,6%. Tuy nhiên, tỉ lệ người chồng quyết định các nội dung này khá cao, lần lượt là 29,7%; 30%, Tỉ lệ người vợ quyết định là: 15,1%; 13% [90, tr.63]. Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, qua khảo sát cho thấy có sự tiến bộ về bình đẳng giới hơn nhiều trong việc quyết định các việc của gia đình.
Bảng 2.10: Tỉ lệ quyết định các vấn đề trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội
Đơn vị: %
Các vấn đề Chồng Vợ Cả hai
Chuyển chỗ ở 30 10 60
Xây dựng, sửa chữa nhà 40 10 40
Mua đất, nhà 34 10 56
Mua ô tô, xe máy 24,5 10 65,5
Mua bếp ga, máy giặt 12,5 20,5 67
Mua thức ăn hàng ngày 100 0 0
Xu thế bình đẳng giữa vợ - chồng ở gia đình trắ thức thành phố Hà Nội trong các quyết định về chi tiêu, thay đổi lớn và khá tắch cực. Có tới 60% gia đình cả hai vợ chồng cùng quyết định chuyển chỗ ở, 40% cùng quyết định xây dựng, sửa chữa nhà, 56% cùng quyết định mua đất, nhà; 65,5% cùng quyết định mua ô tô, xe máy; 67% cùng quyết định mua bếp ga, máy giặt. Điều này cho thấy xu hướng cùng bàn bạc để đi đến quyết định ngày càng tăng lên trong gia đình trắ thức. Song điều đó chưa đủ để khẳng định rằng người vợ là người Ộgiữ vai trò quyết địnhỢ. Bởi có một câu hỏi cần được đặt ra là: nếu bàn bạc không đi đến thống nhất thì ai là người có quyết định cuối cùng? Có nhiều khả năng là người chồng sẽ có tiếng nói quyết định cuối cùng.
Ngoài việc quyết định chung giữa vợ và chồng, thì tỉ lệ chênh lệch trong chi tiêu ở gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội vẫn nghiêng phần yếu thế về phắa người vợ. Trong gia đình, người quyết định những chi tiêu lớn là
do người chồng, còn những chi tiêu thường xuyên, hàng ngày, nhỏ do vợ quyết định. Cụ thể: 30% người chồng quyết định việc chuyển chỗ ở, 40% người chồng quyết định việc xây dựng sửa chữa nhà, 34% người chồng quyết định việc mua đất, nhà; 24,5% người chồng quyết định việc mua ô tô, xe máy; tỉ lệ này ở người vợ cho các việc trên là 10%. Chỉ có việc quyết định mua bếp ga, máy giặt là tỉ lệ quyết định của vợ cao hơn chồng, lần lượt là: người vợ 20,5%, người chồng là 12,5%. Chỉ có duy nhất một nguồn lực trong gia đình do người vợ duy nhất quyết định, người chồng hoàn toàn không tham gia bàn bạc mà giao phó cho vợ quyết định là mua thức ăn hàng ngày.
Như vậy, số liệu khảo sát trên cho thấy, trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi sự bất bình đẳng trong việc quyết định chi tiêu của gia đình. Dễ dàng nhận thấy, những tài sản có giá trị lớn người chồng có quyền quyết định, chi phối nhiều hơn; còn các chi tiêu nhỏ, hàng ngày do vợ quyết định nhiều hơn. Tỉ lệ cao nhất dành cho phương án cả vợ và chồng cùng quyết định. Có thể chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên là từ việc phụ nữ trắ thức, do có điều kiện tham gia công việc ngoài xã hội, tạo ra thu nhập, đóng góp kinh tế cho gia đình, nâng cao đời sống cho các thành viên và vị thế của họ trong gia đình cũng được nâng lên rõ rệt. Khác với gia đình truyền thống, phụ nữ trắ thức đã có quyền quyết định cũng như được tham gia kiểm soát nguồn lực và lợi ắch kinh tế, bàn bạc và quyết định tiêu dùng của gia đình với nam giới. Thực tế đáng mừng này đang ngày càng được củng cố và phát triển. Song, gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội cũng chưa hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng gia trưởng, vẫn coi vai trò trụ cột của người chồng là quyết định. Do vậy, bất bình đẳng vẫn diễn ra và cần được khắc phục.