Xuất phát từ vị trắ, vai trò của thành phố Hà Nội trong phát triển đất nước, thực hiện bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 32 - 39)

triển đất nước, thực hiện bình đẳng giới

Thành phố Hà Nội và nhân dân thành phố Hà Nội có vị trắ chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giữ vững ổn định chắnh trị, đảm bảo an ninh quốc phòng của cả nước.

Thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Vịêt Nam nằm ở vị trắ trung tâm đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng hành chắnh vào tháng 08/2008, Hà Nội hiện có diện tắch 3.324,92km2, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2012 là 6924,7 nghìn người, trong đó dân số thành thị là 2943,5 ngàn người chiếm 42,5% tổng số dân; dân số nông thôn là 3981,2 nghìn người [91].

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và quốc tế về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Từ đầu mối giao thông quan trọng đó đã gắn kết chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm cả nước cũng như thế giới, tạo điều kiện để Hà Nội tiếp cận nhanh với các thành tựu khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, được bổ sung nguồn nhân lực từ địa phương khác và hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội.

Thứ hai: Đặc điểm kinh tế

Hà Nội là trung tâm tâm kinh tế có sức hút và sức lan toả rộng lớn của cả nước. Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp từ đầu thập niên 1990, kinh tế

Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Năm 2012: tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011 (đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011); cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD (so với năm 2011 bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký), trong đó: cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2012 là 15 nghìn doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 83 nghìn tỷ đồng; tổng thu ngân sách cả năm đạt 138.893 tỷ đồng ; tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm 2012 là 897.646 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước [91].

Hà Nội là nơi được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế như: cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút mọi nguồn lực, các tổ chức quốc tế, quốc gia hỗ trợ nhiều mặt nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụẦ Với điều kiện tự nhiên, kinh tế như vậy vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với sự phát triển của gia đình nói chung và quan hệ giới trong gia đình trắ thức ở thành phố nói riêng. Những thuận lợi như: cơ hội có việc làm phù hợp với chuyên môn và trình độ của bản thân từ đó có thu nhập ổn định; tiếp xúc sớm và thường xuyên với sự chắnh sách của Nhà nước, đặc biệt là về vấn đề bình đẳng giới; sự tiếp cận với khoa học kỹ thuật nhanh nhất; do tham gia vào công việc ngoài xã hội nên phụ nữ trắ thức có thu nhập tương đối ổn định, đóng góp vào kinh tế chung của gia đìnhẦ Đây là những thuận lợi vô cùng lớn để thực hiện bình đẳng giới cho tầng lớp trắ thức sinh sống và làm việc ở đây.

Tuy nhiên, các gia đình trắ thức ở Hà Nội cũng gặp phải những thách thức không nhỏ trong việc xây dựng bình đẳng giới. Có thể kể đến một số khó khăn như: mức sống đắt đỏ làm cho cuộc sống kinh tế của các trắ thức bị eo

hẹp. Với mức lương cho trắ thức ở Hà Nội hiện nay thì phần lớn trắ thức thấy chưa thoả đáng so với lao động trắ tuệ mà họ bỏ ra (lương của trắ thức ở Hà Nội vẫn xếp ở hệ công chức hành chắnh). Tỉ lệ tăng lương không bù đắp kịp phần tăng của giá cả hàng hóa ở Thủ đô. Do đó, thu vén gia đình, tắnh toán hợp lý để đảm bảo sinh hoạt, học hành, sức khỏe, giải trắ cho tất cả các thành viên vẫn là nỗi trăn trở nặng nề của khá nhiều gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội. Một mặt, họ phải làm tốt công việc ở cơ quan, mặt khác phải tìm cách làm thêm, (kể cả công việc ngoài chuyên môn) nhằm có thu nhập cao hơn. Điều này có tác động tới chức năng kinh tế, ảnh hưởng tới quyền quyết định các vấn đề trong gia đình, ảnh hưởng tới và việc chăm sóc tâm lý tới các thành viên khác trong gia đình, nhất là đối với con cái trong việc giáo dục. Từ đó có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội.

Thứ ba: Đặc điểm văn hóa - xã hội

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước là nơi hội tụ những luồng văn minh, trắ thức của cả dân tộc, Thăng Long - Hà Nội luôn xứng đáng là mảnh đất ngàn năm văn hiến và thủ đô anh hùng.

Trong hàng ngàn năm, kinh đô Hà Nội khiến thành phố này trở thành nơi hội tụ và tỏa sáng,những nhân vật ưu tú những thương nhân, nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Cùng với thời gian những phong tục tập quán cũng biến đổi tạo nên nét văn hóa riêng của Hà Nội, với đặc trưng văn hóa đó đã tạo cho Hà Nội và con người Hà Nội nét hào hoa thanh lịch rất đáng trân trọng.

ỘChẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng AnỢ

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hà Nội cũng đã tăng cường xây dựng, kiện toàn các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư

viện trung tâm văn hóa, cụm dân cưẦ đầu tư bảo tồn, tôn tạo một số di tắch lịch sử văn hóa cách mạng. Từ năm 2001 đến nay, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đang lôi cuốn sự tham gia của các ngành, đoàn thể, các hộ gia đình vào thực hiện ỘBốn xây, ba xóaỢ phong trào xây dựng các mô hình văn hóa như làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, ký túc xá văn hóa và phong trào xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch đang góp phần tắch cực vào việc hình thành môi trường văn hóa thủ đô lành mạnh, khôi phục các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Trong năm 2012, Thành phố đã triển khai xây mới 22 trường công lập, trong đó có 11 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,5%, tăng 0,4% so với năm 2011 (năm 2011 là 98,1%); tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1%; có 570 xã/phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98,8%; tỷ lệ thất nghiệp là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,8%, số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch; thành phố đã vận động quĩ đền ơn đáp nghĩa được 46,95 tỷ đồng; tặng 9850 sổ tiết kiệm cho người có công; hỗ trợ cho 23 nghìn hộ thoát nghèo [91].

Là trung tâm tiếp thu tinh hoa văn hóa của cả nước, của khu vực và cả quốc tế, Hà Nội là môi trường khá tốt để thực hiện bình đẳng giới. Lối sống thanh lịch, tao nhã của người Tràng An, truyền thống hiếu học, khéo léo trong ứng xử tạo tiền đề vững chắc cho mỗi thành viên gia đình phát triển. Mặt khác, do Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học nên là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ cho mọi người nhất là với phụ nữ. Khi trình độ của phụ nữ ngày càng được nâng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của công việc nên hình thành kỹ năng chăm sóc gia đình một cách chủ động hơn. Việc phát triển các dịch vụ chăm sóc gia đình cũng là một thuận lợi lớn làm giảm bớt gánh nặng công việc nội trợ cho phụ nữ nhất là nữ trắ thức sinh sống ở

đâyẦ Tất cả những thuận lợi đó đều đem lại hiệu quả tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở Hà Nội.

Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa - xã hội của Hà Nội trong việc xây dựng bình đẳng giới ở gia đình trắ thức cũng còn tồn tại. Nề nếp truyền thống trong gia đình đôi khi cản trở cho việc thực hiện bình đẳng giới, nhất là trong tư tưởng gia trưởng của một bộ phận không nhỏ người Hà Nội; mâu thuẫn giữa các thế hệ cùng sinh sống trong một mái nhà; nhà ở chật hẹp; trường học và nhà trẻ còn thiếu; tỉ lệ ly hôn gia tăng; tệ nạn xã hội, trẻ em hư gia tăngẦ là những thách thức cho việc xây dựng bình đẳng giới trong gia đình nơi đây.

Thứ ba: Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa và quá trình hội nhập quốc tế sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ở Hà Nội, quá trình hội nhập đang diễn ra từng ngày và biểu hiện khá rõ rệt. Sự phát triển của khoa học công nghệ, chắnh sách kinh tế thị trường, mở cửa liên doanh, liên kết với nước ngoài tạo ra khả năng cho kinh tế tăng trưởng và đời sống nhân dân Thủ đô được ổn định. Sự vận động phát triển của gia đình, vai trò của các thành viên trong việc thực hiện bình đẳng giới không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình ấy.

Việc mở rộng giao lưu với quốc tế đã tạo cơ hội cho người phụ nữ và nam giới trắ thức nâng cao được trình độ chuyên môn, kiến thức về sức khoẻ sinh sản, vấn đề tình dục, nhu cầu làm đẹp cho bản thân,... từ đó sống tự tin và hạnh phúc hơn. Hơn nữa, quá trình hội nhập ở thủ đô giúp nữ và nam trắ thức có nhiều cơ hội kiếm việc làm thêm phù hợp với trình độ, khả năng và sở thắch của bản thân từ đó tăng thêm thu nhập cho gia đình, góp phần có điều kiện sử dụng các dịch vụ gia đình đem lại sự thuận tiện, dễ chịu và giải phóng

một phần nữ trắ thức trong công việc nặng nhọc của gia đình, tạo điều kiện cho bình đẳng giới được củng cố.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những tác động tiêu cực cho gia đình ở thành phố Hà Nội cũng như gia đình trắ thức ở đây. Cường độ làm việc căng thẳng dẫn tới các trắ thức có ắt thời gian dành cho gia đình hơn, đặc biệt là nam trắ thức. Khi dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học, cho làm thêm thì sự quan tâm tới công việc gia đình hay chia sẻ tâm lý, chăm sóc nhau giữa các thành viên sẽ hạn chế hơn. Hơn nữa, lao động trắ óc, năng lực sáng tạo đang gặp phải sự sàng lọc khắt khe của xã hội trong giai đoạn hội nhập đòi hỏi tầng lớp trắ thức ở Hà Nội không ngừng vươn lên về mọi mặt như trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệpẦ nếu không muốn bị tụt hậu, bị đào thải. Để có những phẩm chất mới phù hợp với thực tiễn hiện nay, trắ thức ở Hà Nội cần phải có kiến thức chiều sâu, chiều rộng, kiến thức chuyên ngành, liên ngành, trình độ ngoại ngữ, sự nhạy cảm và hiểu biết sâu thực tế, phải đi nhiều, học nhiều. Trong khi đó, công việc gia đình các trắ thức vẫn phải đảm nhận đầy đủ. Điều này sẽ dẫn tới sự hạn chế lớn trong việc thực hiện một số chức năng của gia đình, nhất là với nữ trắ thức và tạo điều kiện cho bất bình đẳng giới xảy ra.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 của thành phố Hà Nội: tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm; trong đó: dịch vụ: 12,2-13,5%/năm; công nghiệp; xây dựng: 13,0-13,7%/năm; nông nghiệp: 1,5-2%/năm; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương: 90%; tỷ lệ trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 50-55%; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 55%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%; số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm: 140-145 nghìn người; giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm; số giường bệnh/vạn dân: 20; số bác sỹ/vạn dân: 12,5 [27].

Để đạt được những mục tiêu trên thì vai trò của gia đình ở thành phố Hà Nội là rất quan trọng. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết, nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho cả nam và nữ tham gia cống hiến vào quá trình phát triển đất nước. Vì thế thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở Hà Nội sẽ là động lực, cơ sở để thực hiện bình đẳng giới trong toàn quốc.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)