Với mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Nhà nước cũng quy định rất rõ các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Có thể thấy rõ các quy định này trong các văn bản Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho thấy có một số vấn đề:
Thứ nhất, pháp luật quy định vợ, chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của vợ, chồng, nhưng không có quy định cụ thể về quy trình, cách thức sử dụng khối tài sản chung này nên trong thực tế nhìn chung phụ nữ ắt có cơ hội tiếp cận và sử dụng tài sản chung của gia đình.
Thứ hai, các văn bản pháp luật thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ - chồng và các thành viên gia đình trong việc thực hiện lao động gia đình. Với tác động của quan niệm truyền thống về vai trò của nam - nữ nên
gánh nặng công việc phần lớn dồn lên vai phụ nữ. Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định lao động gia đình của phụ nữ được coi như lao động có thu nhập. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng khi ly hôn, chưa được biểu hiện rõ ràng trong các chế định khác, nhất là khi hôn nhân còn đang tồn tại.
Pháp luật quy định vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chắnh sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, nghĩa là việc thực hiện các biện pháp tránh thai thuộc về trách nhiệm của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn trách nhiệm này do phụ nữ đảm nhận. Điều này đòi hỏi các quy định của pháp luật cần chặt chẽ, cụ thể hơn để nam giới cùng chia sẻ với phụ nữ những công việc trong gia đình và trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình mới có thể cải thiện tốt tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và thế hệ tương lai.
Quy định Nhà nước có chắnh sách và biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái còn chung chung nên trên thực tế phân biệt đối xử vẫn diễn ra. Mặc dù gần đây đã có quy định cấm các cơ sở y tế và siêu âm công bố kết quả siêu âm giới tắnh thai nhi nhưng thực tế lựa chọn giới tắnh thai nhi vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này đòi hỏi các quy định liên quan cần phải chi tiết, rõ ràng và mang tắnh bao quát hơn.
Do vậy, bổ sung, xây dựng những chắnh sách phù hợp như quy định về tuổi nghỉ hưu, tuổi học tập, tuổi đề bạt... sẽ tăng cơ hội cho nữ trắ thức thực hiện tốt pháp luật và chắnh sách của Nhà nước về bình đẳng giới trong gia đình là rất cần thiết, nhất là đối với gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội.
Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2007 đã khẳng định: mục tiêu của bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đố xử về giới và xây dựng bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực đời sống và gia đình. Luật khẳng định: Phụ nữ và nam giới có quyền và trách nhiệm như nhau, không coi nam giới cao hơn phụ nữ; Phụ nữ có quyền được đi học, được chữa bệnh như nam giới; Phụ nữ được tạo điều kiện tham gia công việc xã hội như nam giới; Phụ
nữ có thai và nuôi con nhỏ được chăm sóc đặc biệt; Nam giới cũng là việc gia đình, không coi việc gia đình là của phụ nữ; Không bóc lột, đàn áp, ngược đãi, đánh đập phụ nữ; Nam nữ đoàn kết hợp tác, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh; Nam nữ cùng tham gia, cùng hưởng thụ bình đẳng các sản phẩm làm được.
Đặc biệt Luật còn đưa ra các biện pháp túc đẩy bình đẳng giới để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới hiện tại. Lắ do đưa ra các biện pháp này là dựa trên hai phương diện sinh học và xã hội của con người. Do phụ nữ có đặc điểm cơ thể khác nam giới là phải mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ... nên Nhà nước phải có các chắnh sách ưu tiên cho phụ nữ chăm sóc y tế khi họ có thai, sinh con và nuôi con nhỏ, ưu tiên cho phụ nữ đi học, được đề bạt, được tham gia các hoạt động xã hội. Luật còn yêu cầu gia đình và nam giới phải chăm sóc phụ nữ khi họ mang thai và sinh con. Họ phải được ăn uống tốt hơn và làm ắt hơn.
Tháng 11- 2007 Quốc hội thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật có 6 chương với 46 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 08 - 2008. Lần đầu tiên ở Việt Nam có luật riêng quy định về giáo dục, phòng ngừa và xử phạt một tội ác đã được chế độ phụ quyền che chở hàng nghìn năm và coi đó là việc Ộkhông quan trọngỢ, là Ộviệc riêng của nội bộ gia đìnhỢ, là Ộquyền dạy vợ con của chồngỢ. Luật phòng chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực gia đình, nhiệm vụ của ngýời có hành vi bạo lực gia đình; các hình thức xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Luật còn nhấn mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, lấy phương châm phòng ngừa, giáo dục là chắnh. Luật phòng chống bạo lực gia đình là một bước tiến trong công việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
ỘKế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt NamỢ của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đây là chương trình lớn triển khai trong cả nước với mục tiêu: thực
hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực lao động, việc làm nhằm nâng cao địa vị kinh tế, chất lượng cuộc sống cho phụ nữ; thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ về mọi mặt; thực hiện quền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chăm sóc sưc khoẻ; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chắnh trị, kinh tế, văn hoá.
Triển khai chương trình với các mục tiêu trên đây sẽ góp phần to lớn vào việc triển khai và thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Chương trình quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu của Chương trình: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Nội dung chương trình gồm 5 dự án, trong đó:
Dự án 1: truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới. Mục tiêu của Dự án: 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp, các cụm dân cư được tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Dự án 3: nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch. Mục tiêu của Dự án: Có các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp phụ nữ nâng cao năng lực tham gia vào các vị trắ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp ở trung ương và địa phương; từng bước tạo nguồn cán bộ nữ tham gia
các vị trắ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan hành chắnh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức chắnh trị - xã hội các cấp giai đoạn đến năm 2020 để đạt được chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.
Chỉ thị số 49/ - CT/TW của ban Bắ thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện gia đình ắt con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng chuẩn mực mới cho mối quan hệ gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, kết hợp truyền thống tốt đẹp và giá trị nhân văn hiện đại, xoá bỏ những quan niệm lạc hậu của gia đình truyền thống, những định kiến giới, tạo điều kiện thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức.
Nghị quyết số 27-NQ/T.Ư về ỘXây dựng đội ngũ trắ thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nướcỢ do Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 Khoá X thảo luận, thông qua và Tổng Bắ thư Nông Đức Mạnh ký ban hành ngày 6/8/2008 chỉ rõ: Xây dựng đội ngũ trắ thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trắ tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chắnh trị. Nghị quyết xác định 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trắ thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: 1) Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trắ thức, từ đó, khuyến khắch trắ thức gia tăng sự cống hiến cho đất nước, 2) Thực hiện chắnh sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trắ thức; Xây dựng chắnh sách thu hút, tập hợp trắ thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tắch cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... 3) Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trắ thức. Xây dựng một số trường đại học ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, 4) Đề cao trách nhiệm của trắ thức, củng cố và nâng
cao chất lượng hoạt động các hội của trắ thức, 5) Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trắ thức.
Có thể thấy tất cả các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung và trong gia đình trắ thức ở Hà Nội nói riêng đều nêu các mục tiêu rất cụ thể. Song, để thực hiện tốt các mục tiêu này đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp từ nhiều phắa. Một mặt tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các văn bản đến từng gia đình trắ thức hoặc cơ quan trắ thức làm việc; mặt khác, cần có sự kiểm tra thường xuyên bằng cách phối hợp giữa chắnh quyền địa phương nơi gia đình trắ thức sống và cơ quan nơi làm việc để có kết quả chắnh xác về việc thực hiện bình đẳng giới. Và nếu gia đình trắ thức thực hiện tốt thì có tuyên dương, khen thưởng, ngược lại, nếu vi phạm thì xử phạt theo pháp luật và kỷ luật của cơ quan. Có như vậy bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội mới được tăng cường thực hiện.