Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức thành phố Hà Nội gắn liền với chiến lược xây dựng gia đình văn hóa và vì sự tiến bộ của

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 79 - 81)

Nội gắn liền với chiến lược xây dựng gia đình văn hóa và vì sự tiến bộ của phụ nữ của Thành phố

Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn của cả nước, là nơi hội tụ những luồng văn minh, trắ thức của cả dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội cũng đã tăng cường xây dựng, kiện toàn các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, trung tâm văn hóa, cụm dân cưẦ Từ năm 2001 đến nay, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đang lôi cuốn sự tham gia của các ngành, các đoàn thể, các hộ gia đình vào thực hiện ỘBốn xây, ba xóaỢ phong trào xây dựng các mô hình như làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, ký túc xá văn hóa và phong trào xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch đang góp phần tắch cực vào việc hình thành môi trường văn hóa thủ đô lành mạnh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa, thành phố Hà Nội đã đưa ra tiêu chắ: Gia đình hòa thuận - hạnh phúc tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đoàn kết tương trợ cộng đồng, làng thôn, tổ dân phố thực hiện tốt trách nhiệm công dân.

Xây dựng gia đình ở thành phố Hà Nội hòa thuận - hạnh phúc, tiến bộ là cơ sở, nền tảng để tạo ra hòa thuận và tiến bộ trong xã hội. Bởi, gia đình hòa thuận là các thành viên trong gia đình sống với nhau có nghĩa, tình, trên thuận dưới hòa; gia đình hạnh phúc, tiến bộ là gia đình có nền tảng kinh tế tương đối vững chắc để đảm bảo được nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên; gia đình hạnh phúc, tiến bộ còn được thể hiện bởi bầu không khắ cởi mở, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên và các thành viên thực hiện được nếp sống văn minh như việc cưới, việc tang, phòng chống tệ nạn xã hội, khắc phục được những phong tục, tập quán lạc hậu.

Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở Hà Nội nói chung, trong gia đình trắ thức ở Hà Nội nói riêng. Gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội khi được sống trong môi trường văn hóa sẽ nhận được tình đoàn kết, sự tương trợ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn; khi phát sinh mâu thuẫn trong gia đình hoặc mâu thuẫn với xóm giềng thì sẽ tìm cách hòa giải theo hướng thân tình từ đó có được sự chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống. Mặt khác, các thành viên trong gia đình trắ thức sẽ nhắc nhở nhau luôn đi đầu trong việc thực hiện tốt các quy ước tổ dân phố, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, tắch cực với các hoạt động từ thiệnẦ nhằm làm cho chắnh gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, góp phần làm tấm gương sáng cho các gia đình khác noi theo.

Hơn mười năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được xác định là trọng tâm. Gia đình trắ thức Hà Nội đã góp một tiếng nói chung vào thành tắch của Hà Nội với 1,2 triệu hộ gia đình văn hóa trong tổng số 1,4 triệu

hộ gia đình. Thực tế này đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ thủ đô trong thời đại mới.

Gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội phải là lực lượng tiên phong trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Trên cơ sở trình độ văn hóa cao, hiểu biết xã hội rộng, gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội sẽ thể hiện, giữ gìn và phát huy được nét thanh lịch, dịu dàng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Tràng An trong lối ứng xử, trong cách sống, sự chia sẻ trong cộng đồng từ đó tạo nên văn hóa Hà Nội đặc trưng. Chỉ trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, thực hiện lối sống có văn hóa, sống có trách nhiệm mới có thể xây dựng được quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng, đây là động lực tinh thần thúc đẩy gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)