chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ắch. Gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thủ đô nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định số 222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm từ 9 đến 10% (thời kỳ 2011-2020) và từ 7,5 đến 8,5% (thời kỳ 2021-2030). GDP (theo giá so sánh) năm 2020 tăng khoảng từ 2,5 đến 2,7 lần so năm 2010 và năm 2030 tăng từ 2,2 đến 2,4 lần so năm 2020. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 5.100 đến 5.300 USD, năm 2030
2020 của Thủ đô sẽ là: Dịch vụ 55-56%; công nghiệp-xây dựng 29-30%; nông nghiệp 14-16%; năm 2030 tương ứng là: 59-60%; 34-35% và 5-6%; quy mô dân số năm 2020 của Hà Nội sẽ vào khoảng 8 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 54-55%; năm 2030 khoảng 9,5 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 67-70%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86-0,90. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị năm 2020 dưới 5%; hệ thống giáo dục và đào tạo của Hà Nội cũng sẽ được chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 dự kiến đạt 70-75% và năm 2030 là khoảng 85-90%; Hà Nội cũng sẽ đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường an toàn. Ô nhiễm không khắ được duy trì ở dưới mức cho phép, đảm bảo diện tắch cây xanh bình quân đầu người đạt khoảng 10m2 kể từ năm 2020 trở về sau. Bảo đảm 100% người dân được chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi [91].
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của cả nước hay của thủ đô Hà Nội sẽ không thể đạt được kết quả tốt đẹp nếu không xác định đúng các nguồn lực, đặc biệt là lực lượng lao động trắ óc trong đó trắ thức được xem là lực lượng nòng cốt. Do vậy, việc tạo cơ hội và điều kiện để trắ thức (cả nam và nữ) đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần phát triển thành phố Hà Nội là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội phải tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ, nhất là nữ trắ thức. Phát triển nguồn nhân lực nữ trắ thức, bảo đảm các điều kiện cơ bản để phụ nữ trắ thức được tham gia cũng như thụ hưởng đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chắnh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Với tinh thần ấy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hà Nội trong thời gian tới phải tạo ra sự phát triển toàn diện cả kinh tế, chắnh trị, văn hóa, xã hộiẦ
tạo môi trường tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực nữ trong gia đình trắ thức. Mỗi bước tiến của thành phố phải gắn với sự tiến bộ của phụ nữ, từng bước thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Cần quán triệt sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chắnh quyền, đoàn thể về tất yếu phải tăng cường hoạt động lồng ghép giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội với chắnh sách bình đẳng giới. Thực tiễn cho thấy, bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng của phát triển bởi đó không chỉ là mục tiêu của phát triển mà còn là tấm gương để các gia đình khác làm theo. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội góp phần trực tiếp tới hiệu quả quản lý Nhà nước, vì nó khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực con người cả nam trắ thức và nữ trắ thức trong xã hội. Do vậy, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố Hà Nội.