Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trắ, vai trò của bình đẳng giới trong gia đình trắ thức đối với bình đẳng giới trong toàn Thành phố

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 84)

giới trong gia đình trắ thức đối với bình đẳng giới trong toàn Thành phố

Như trên đã phân tắch, một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình trắ thức thành phố Hà Nội là do nhận thức. Những tư tưởng về định kiến giới, trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam nói chung, trắ thức thành phố Hà Nội nói riêng từ bao đời nay nên đã chi phối các hành vi ứng xử của mỗi người.

Xuất phát từ vai trò bình đẳng giới trong gia đình trắ thức đối với thành phố và xã hội như: là mô hình mẫu trong xây dựng gia đình văn hóa ở Thủ đô; là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; là tấm gương gia đình hạnh phúc cho cộng đồng... nên cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về bình đẳng giới trong gia đình trắ thức nói riêng và trong gia đình ở thành phố Hà Nội nói chung.

Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phân tắch cho mọi người thấy bất bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội đang diễn biến trên thực tế thế nào, biểu hiện với nhiều hình thức đa dạng ra sao, nó để lại nhiều hậu quả không tốt cho phụ nữ trắ thức, cho gia đình trắ thức ở Hà Nội và cả cho xã hội. Phân tắch cho mọi người hiểu nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở Hà Nội là do đâu, mỗi trắ thức phải làm gì để góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới trong gia đình mình.

Nội dung tuyên truyền cần gắn với tắnh hiệu quả bền vững và vì chất lượng cuộc sống. Bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội

được củng cố sẽ dẫn tới việc cải thiện cuộc sống, tăng khả năng cống hiến của các trắ thức. Trong gia đình trắ thức khi có bình đẳng giới, trẻ em sẽ được chăm sóc tốt hơn, phụ nữ trắ thức có thêm nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế, quyền tiếp cận kiểm soát và ra quyết địnhẦ

Công tác thông tin truyền thông phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau để tuyên truyền kiến thức giới, chiến lược dân số và xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.

Cụ thể:

Vụ bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần tham gia nghiên cứu khoa học; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chắnh sách pháp luật cho cán bộ, công chức viên chức trong bộ máy Nhà nước về bình đẳng giới theo phân công của Bộ.

Sở Văn hóa Thể thao Du lịch của thành phố đã chủ động phối hợp với ủy ban phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố, tuyên truyền giới thiệu luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới và biên soạn nội dung in phát hành tờ rơi, tờ gấp về bạo lực gia đình, truyền tải bộ sách giáo dục đời sống gia đình và các văn bản luật cho cơ sở, tuyên truyền tới các trắ thức, đặc biệt là trắ thức trẻ trong các cơ quan, viện nghiên cứu, trường học...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Tư pháp, Tòa án, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, ủy ban MTTQ thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức cuộc thi tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cơ bản về luật phòng chống, chống bạo lực gia đình tới mọi tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến tắch cực về ý thức trách nhiệm nghĩa vụ của mọi người dân trên địa bàn Thủ đô nói chung và trắ thức nói riêng trong việc xây dựng đạo đức, lối sống trong gia đình; giúp các trắ thức hiểu được bạo lực gia đình không phải chỉ là chuyện riêng tư mà là vấn đề xã hội, một tệ nạn xã hội cần được

dẹp bỏ, không nên vì sĩ diện của trắ thức mà các chịu đựng trong đau khổ. Như vậy sẽ góp phần làm cho bình đẳng giới được thực hiện.

Đoàn Thanh niên, nên phối hợp với nhà trường, Ban tuyên giáo ở cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo môi trường rèn luyện thế hệ trẻ trong độ tuổi đoàn, đội. Kịp thời nắm bắt tư tưởng và định hướng dư luận xã hội về bình đẳng giới trong trắ thức trẻ, nêu gương và khen thưởng những gương trắ thức trẻ điển hình tiên tiến, phê phán những biểu hiện lệch lạc về nhận thức về bình đẳng giới.

Đồng thời Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cần tổ chức trò chơi, sân chơi lành mạnh, bổ ắch, thiết thực cho các gia đình trắ thức tham gia, nhằm nâng cao vai trò của gia đình trắ thức đối với sự phát triển của xã hội và tôn vinh những thành quả tốt đẹp về bình đẳng giới của gia đình trắ thức nhằm làm mẫu cho các gia đình khác thực hiện.

Có thể đưa nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình vào sinh hoạt các ỘCâu lạc bộ Tiền hôn nhânỢ, ỘCâu lạc bộ Gia đình trắ thức trẻỢ, ỘCâu lạc bộ nữ sinh viênỢ... Qua đó nâng cao vai trò của nam trắ thức và nữ trắ thức trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc là bổn phận trách nhiệm ý thức của mọi thành viên trong gia đình.

Trong các trường học cần có các chương trình giáo dục, hoạt động riêng cho nữ về giới, về cách tổ chức cuộc sống gia đình khoa học, hiện đại, văn minh để đào tạo được lớp trắ thức nữ trẻ biết kết hợp cả hai nhiệm vụ gia đình và xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới cho các thành viên trong gia đình là rất cần thiết. Nội dung tuyên truyền cần gắn với tắnh bền vững và vì chất lượng cuộc sống. Khi mọi thành viên trong gia đình trắ thức có nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ thực hiện bình đẳng giới trong gia đình. Bình đẳng giới được củng cố sẽ dẫn tới việc cải thiện cuộc sống, tăng năng suất lao động, góp phần làm cho xã hội phát triển.

3.2.2. Tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục, gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc sức khỏe, chia sẻ việc nhà cho nữ trắ thức

Những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở thành phố Hà Nội được quan tâm tăng cường. Các bệnh viện tuyến thành phố, quận, huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa và tăng cường trang thiết bị từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở đã được phủ đến hầu hết các đơn vị hành chắnh cấp phường xã; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Công tác phòng, chống dịch bệnh trong thành phố có hiệu quả, đã khống chế, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh không để lây lan. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của thành phố có nhiều tiến bộ. Mặc dù đạt kết quả như vậy nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe cho phụ nữ còn nhiều hạn chế, nhiều bà mẹ vẫn chịu thiệt thòi trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết, hoạt động cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn chưa đảm bảo chất lượng, cán bộ y tế còn hạn chế về năng lực và chưa coi trọng hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ... Do vậy, các thành viên trong gia đình trắ thức thành phố Hà Nội cần kết hợp với chắnh quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, quan tâm hơn nữa đến chăm sóc sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là nữ trắ thức.

Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%; tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ số lượng, có chất lượng chuyên môn và y đức; có chắnh sách thu hút đội ngũ y, bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, bệnh viện huyện. Năm 2015, tăng số giường bệnh lên/vạn dân: 20; Số bác sỹ/vạn dân: 12,5 [27].

Ngoài tác dụng chăm lo sức khỏe cho bản thân nữ trắ thức, việc tăng cường các dịch vụ y tế sẽ giúp nữ trắ thức của thành phố giảm gánh nặng về thời gian, sức lực, tâm lý cho việc chăm sóc người già, người bị ốm của gia đình. Như vậy, họ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, làm việc hiệu quả hơn góp phần thực hiện bình đẳng giới. Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nôi, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tập trung phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương: 90% ;tỷ lệ trường (MN, TH, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia: 50-55% [27]; thực hiện tốt chắnh sách đối với giáo viên.

Ngoài ra, thành phố cần xây dựng thêm nhiều trường học, trường mầm non đạt chuẩn nhằm tạo điều kiện chia sẻ gánh nặng trong chức năng giáo dục ở gia đình trắ thức thành phố Hà Nội. Thực tế cho thấy, việc thiếu trường, thiếu nhà trẻ, thiếu giáo viên hoặc trường học không phù hợp như: chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trong khi thời gian nghỉ nuôi con của người mẹ là 6 tháng, nhà trẻ xa nơi làm, giờ đưa đón chưa hợp lý... làm cho các trắ thức không có chỗ hoặc không yên tâm khi giử con nhỏ. Điều này dẫn tới hệ quả là gia đình ở Hà Nội nói chung, gia đình trắ thức ở Hà Nội nói riêng gặp khó khăn không nhỏ trong việc tìm trường, nhà trẻ phù hợp để gửi con. Thậm chắ, một số trắ thức, nhất là trắ thức trẻ trong độ tuổi sinh đẻ phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc và giáo dục con. Chắnh vì vậy, xây dựng mới và chuẩn hóa các trường học, nhà trẻ là một trong những giải pháp giúp ắch rất nhiều cho trắ thức có thể yên tâm cống hiến trắ tuệ cho thành phố.

Ngoài các giải pháp đã nêu, để xây dựng gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội thật sự bình đẳng cần tăng cường các hệ thống dịch vụ gia đình nhằm giảm nhẹ các công việc nội trợ dành cho phụ nữ trắ thức. Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sự phân công lao động

trong xã hội diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này làm xuất hiện một số ngành nghề mới mà mục tiêu phục vụ chắnh là gia đình. Phát triển các dịch vụ giúp việc gia đình; dịch vụ chăm sóc trẻ em; dịch vụ gia sư; bán hàng chế biến thực phẩm sẵn; dịch vụ nấu cỗ tận nhà; đầu tư phát triển công nghệ phương tiện bếp núc, giặt giũ... nhằm giảm bớt thời gian mà phụ nữ phải dành cho chăm sóc nhà cửa và con cái. Các dịch vụ này giúp ắch rất nhiều cho phụ nữ trắ thức. Tuỳ theo nhu cầu, thời gian và thu nhập của từng gia đình mà phụ nữ trắ thức có thể lựa chọn hình thức giúp việc cho phù hợp như giúp việc ở cùng gia đình, giúp việc đến hàng ngày hay giúp việc đến dọn dẹp vài lần trong tuần... Như vậy, phụ nữ trắ thức sẽ có nhiều thời gian đầu tư cho công việc, cho cá nhân để nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tránh phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Điều này cũng góp phần không nhỏ tạo ra bình đẳng giới trong gia đình trắ thức ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)