Gia đình trắ thứ cở thành phố Hà Nội thường là gia đình ắt thế hệ cùng sinh sống

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 40 - 42)

hệ cùng sinh sống

Xu hướng phát triển của gia đình ở thành phố ngày nay là gia đình nhỏ với 2 thế hệ sinh sống chiếm tỉ lệ khá cao. Theo nghiên cứu cấu trúc, chức năng và vai tró của gia đình Hà Nội của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy có tới 82,9% gia đình 2 thế hệ. Gia đình sống 3 thế hệ chiếm 17,1% [90].

Theo điều tra của chúng tôi, xu hướng phát triển cơ bản của gia đình trắ thức thành phố Hà Nội hiện nay cũng nằm trong xu hướng chung của gia đình thành phố Hà Nội nhưng có sự chênh lệch giữa các quận. Gia đình nhỏ với 2 thế hệ chiếm tỉ lệ khá cao như quận Long Biên có 71%, quận Ba Đình chiếm 57%, quận Hoàn Kiếm chiếm 24,5%; gia đình 3 thế hệ có tỉ lệ lần lượt là: 23%; 37%; 58%.

Bảng 2.1: Số thế hệ sống trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội hiện nay

Đơn vị: %

Số thế hệ trong gia đình Hoàn Kiếm Ba Đình Long Biên

2 thế hệ 24,5 57 71

3 thế hệ 58 37 23

Sở dĩ có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa các quận như vậy là do nguồn gốc xuất thân và độ tuổi của các gia đình trắ thức. Long Biên là một quận mới được thành lập, chịu nhiều sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên có rất nhiều gia đình trắ thức trẻ từ địa phương khác đến mua, thuê nhà sinh sống tại đây do giá đất rẻ hơn các quận cũ. Một số gia đình trắ thức truyền thống tại đây tiến hành tách hộ nên hình thành nhiều gia đình sống 2 thế hệ. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho các gia đình trắ thức tổ chức tốt đời sống, các thành viên thoải mái hơn trong quan hệ gia đình; mặt khác cũng tạo gánh nặng các công việc gia đình lên vai số ắt người mà chủ yếu là phụ nữ. Hơn nữa, đối với các gia đình trắ thức trẻ, kinh nghiệm sống còn hạn chế, thiếu sự quan tâm, dẫn dắt của những người lớn tuổi nên khó tránh khỏi mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng tạo điều kiện cho bất bình đẳng giới trong gia đình nảy sinh. Hoàn Kiếm và Ba Đình là các quận cũ, tập trung nhiều gia đình trắ thức lâu đời với nhiều thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà. Việc mua nhà, đất riêng gặp nhiều khó khăn vì giá cả đắt đỏ nên mặc dù diện tắch nhà ở nhỏ hẹp, bất tiện trong sinh hoạt nhưng ắt gia đình trắ thức trẻ có khả năng tách riêng. Do đó, tỉ lệ gia đình trắ thức ở hai quận này sống 3 thế hệ cao hơn quận Long Biên. Việc sống chung nhiều thế hệ trong một mái nhà một mặt tạo thuận lợi trong việc thực hiện chức năng của gia đình như: chăm sóc được người già và trẻ nhỏ, học hỏi kinh nghiệm của thế hệ đi trước, các thành viên có thể chia sẻ công việc gia đình cho nhauẦ mặt khác tắnh dân chủ trong gia đình bị hạn chế bởi tàn dư của chế độ phong kiến, tổ chức đời sống gia đình cũng gặp khó

khănẦ từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện bình đẳng giới trong việc thực hiện các chức năng, cũng như quyền quyết định của gia đình.

2.1.3. Gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội có địa bàn cư trú trải khắp thành phố nhưng tập trung nhiều ở các quận nội thành

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)