đình trắ thức thành phố Hà Nội hiện nay
Với lịch sử ngàn năm văn hiến, vị trắ, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đặc trưng, Hà Nội luôn được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ những điều kiện để
các gia đình có thể sinh sống thuận lợi. Hà Nội lại là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế, là nơi có điều kiện tiếp xúc hội nhập quốc tế nhanh nhất, được tiếp thu giá trị bình đẳng giới của quốc tế đầu tiên nên thuận lợi trong việc thực hiện bình đẳng giới. Đa số gia đình trắ thức sinh sống ở Hà Nội và được đón nhận đầy đủ các thuận lợi này trong việc thực hiện bình đẳng giới. Nhờ đó, bình đẳng giới nói chung, trong gia đình trắ thức nói riêng phải đạt được những kết quả tốt nhất, phải trở thành mẫu hình, là tấm gương sáng... cổ vũ cả nước noi theo. Song trên thực tế, mặc dù có tiến bộ, bình đẳng giới trong gia đình trắ thức thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập.
Một là, phụ nữ trắ thức vẫn là người làm nhiều công việc gia đình hơn nam giới ảnh hưởng lớn tới tâm lực cho hoạt động trắ óc và hiệu quả công việc của họ
Ở phần lớn gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, nam trắ thức đã bước đầu chia sẻ công việc nội trợ vốn được gia đình truyền thống coi là Ộthiên chứcỢ của người phụ nữ. Những công việc nam trắ thức chia sẻ với nữ trắ thức như: dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, chăm sóc các thành viên và đặc biệt nổi bật trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, phần lớn công việc này vẫn do nữ trắ thức đảm nhận. Nữ trắ thức vẫn là người làm và chịu trách nhiệm chắnh trong các công việc như: đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người già và trẻ em... Chắnh vì vậy họ ắt có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và phấn đấu trong sự nghiệp.
Thực tế, khi dành quá nhiều thời gian cho công việc gia đình sẽ ắt có thời gian cho công việc nghiên cứu. Hơn nữa, tâm lực của nữ trắ thức cũng bị chi phối bởi công việc gia đình nên không toàn tâm toàn ý với công việc cơ quan. Từ đó làm hiệu quả công việc không cao và dẫn tới địa vị ở cơ quan cũng như ngoài xã hội bị ảnh hưởng. điều này tạo điều kiện cho bất bình đẳng giới trong lao động diễn ra.
Biểu hiện rõ nhất của sự bất bình đẳng nằm ở việc phụ nữ trắ thức đóng góp kinh tế không kém gì nam giới song vị trắ của họ được đánh giá thấp hơn so với nam giới. Cụ thể, trong gia đình, người đứng tên sở hữu nhà, đất vẫn chủ yếu là nam giới; trong số đông các gia đình nam giới quyết định số con, quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai hay những quyết định lớn khác. Nguyên nhân thực trạng này không phải chỉ do xuất phát từ đặc điểm giới tắnh của phụ nữ. Họ là người có thiên chức sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ và đặc điểm về tắnh cách là dịu dàng, tỉ mỉ, khéo léo hơn nam giới nên thực hiện công việc này tốt hơn, mà chủ yếu nguyên nhân chắnh lại nằm ở quan niệm truyền thống từ lâu đời, thâm cố hữu về vai trò của người phụ nữ trong gia đình không dễ gì thay đổi. Quan niệm và hệ giá trị phong kiến, bảo thủ về vị trắ, vai trò của nam giới và phụ nữ còn rất nặng nề. Hệ thống giá trị đó không theo kịp những biến chuyển của xã hội. Các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong phần lớn nhân dân, kể cả những trắ thức. Thực tế này được nhận thấy ở cả gia đình trắ thức xuất thân ở Hà Nội nhưng rõ rệt hơn là ở gia đình trắ thức xuất thân từ các vùng khác đến.
Tư tưởng nho giáo len lỏi, tác động rất lớn đến gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội. Tắnh chất trụ cột, gia trưởng của nam giới chỉ được phát huy khi vợ có trình độ thấp hơn chồng. Có tới 100% gia đình trắ thức xuất thân từ vùng khác và 98% gia đình trắ thức xuất thân lầ gia đình trắ thức gốc Hà Nội cho rằng kiểu gia đình không phù hợp là vợ có trình độ cao hơn chồng. Hầu như tất cả nam giới đều không chấp nhận kiểu gia đình vợ có trình độ cao hơn chồng. Nếu ở gia đình nào đó, vì một lý do nào đó, vợ có điều kiện đi học nâng cao trình độ trước thì người chồng cũng mong muốn hoặc sẽ nhanh chóng học tập nâng cao trình độ. Bởi một tư tưởng cốt lõi ăn sâu trong đầu họ là chỉ khi mình có trình độ cao hơn vợ thì vợ mới phục tùng, không Ộnổi loạnỢ và họ sẽ là người có tiếng nói quyết định cuối cùng trong mọi tranh luận của gia đình. Hoặc nếu người chồng không thể học lên cao như vợ bởi một lý do
nào đó, không ắt nam giới đã gây Ộkhó, dễỢ khi vợ đi học, thậm chắ ngăn cản không cho vợ đi học lên cao.
Đây chắnh là một vấn đề lớn đặt ra cho gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội trong việc đưa ra giải pháp để phụ nữ trắ thức có điều kiện học tập nâng cao trình độ nhận được sự chia sẻ, động viên của nam giới nhằm thu hẹp khoảng cách giới, tạo bình đẳng giới và đây cũng là cản trở lớn cho phụ nữ trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội khi thuyết phục, lôi cuốn nam giới cùng tham gia vào lao động của gia đình.
Hai là, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong gia đình trắ thức ảnh hưởng lớn tới nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của gia đình và quốc gia, ảnh hưởng đến vị trắ đầu tàu (tấm gương) trong sự nghiệp bình đẳng giới hiện nay.
Xu thế chung hiện nay các gia đình chỉ sinh ắt con, nhất là trong gia đình trắ thức thì số con thường là một đến hai con, do vậy quan niệm con trai hay con gái đều đáng quý cả. Phần lớn các gia đình được khảo sát đều khẳng định việc sinh con, chăm sóc, nuôi dạy và đầu tư cho các con không có sự phân biệt giới tắnh. Tuy nhiên, tỉ lệ gia đình mong muốn có con trai, quyết tâm có con trai vẫn nhiều hơn gia đình muốn có con một bề, nhất là con gái. Đặc biệt có sự chênh lệch giữa các loại hình gia đình trắ thức. Nhóm gia đình trắ thức xuất thân ở Hà Nội, nhóm gia đình trắ thức trẻ sống ở nội thành có tỉ lệ quyết tâm có con trai thấp hơn nhóm gia đình trắ thức xuất thân từ nông thôn hay nhóm gia đình sống ở ngoại thành. Có lẽ, tâm lý muốn có con trai để nối dõi tông đường, để nương tựa tuổi già vẫn chưa xóa bỏ được hoàn toàn trong suy nghĩ của các trắ thức trong thời đại mới khi họ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ phắa dòng họ nơi sinh ra. Điều này rất bất lợi cho việc thực hiện bình đẳng giới bởi nó sẽ dẫn tới hậu quả là vì muốn có con trai nên sẽ sinh nhiều con hoặc lựa chọn giới tắnh thai nhi. Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nhiều khiến việc lựa chọn giới tắnh con âm thầm xảy ra dẫn đến có chênh lệch giới
(theo ông Nguyễn Khắc Hiền - Phó giám đốc phụ trách sở y tế Hà Nội cho biết: tỉ số giới tắnh khi sinh của Hà Nội là 115 trẻ trai/ 100 trẻ gái).
Tư tưởng trọng nam khinh nữ ảnh hưởng lớn tới thế hệ tương lai của gia đình trắ thức như khi sinh nhiều con để lựa chọn giới tắnh thì điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, các con sẽ bị hạn chế; việc giáo dục con cũng gặp khó khăn. Từ đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước bị ảnh hưởng. Hậu quả này không chỉ ảnh hưởng tới gia đình trắ thức mà còn ảnh hưởng tới vai trò Ộđầu tàuỢ cho các gia đình trong cộng đồng dân cư làm theo. Người dân vẫn thường có quan niệm: gia đình trắ thức có nhận thức cao mà vẫn còn không thực hiện nghiêm túc Luật Hôn nhân và Gia đình; vẫn còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Do vậy, đối với các gia đình không phải là trắ thức việc vi phạm pháp luật hay tâm lý trọng nam, khinh nữ là chuyện rất bình thường, không phải suy nghĩ nếu cần đẻ thêm con trai. Từ đó làm gia tăng dân số và gây mấy cân bằng giới tắnh của cộng đồng, xã hội làm ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của đất nước.
Ba là, tình trạng bạo lực trong gia đình trắ thức vẫn tồn tại, ảnh hưởng lớn tới chức năng phản ánh, chức năng dẫn dắt (về bình đẳng giới) của trắ thức trong xã hội
Bạo lực gia đình là một vấn nạn khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Bạo lực gia đình có thể là bạo lực xảy ra trong các mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái, anh chị đối với em, chồng đối với vợ hoặc vợ đối với chồng.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc tuyên bố về Loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ, Nghị quyết Đại hội đồng (1993), Bạo lực chống lại phụ nữ là ỘBất cứ hành động bạo lực nào liên quan đến giới mà dẫn đến hoặc có thể dẫn đến, tổn hại hoặc làm đau đớn về thân thể, tình dục hay tâm lý đối với phụ nữ, bao gồm cả việc đe doạ sẽ thực hiện những hành động đó, ép buộc hoặc tước đoạt quyền tự do, xảy ra ở nơi công cộng hoặc trong đời sống riêng tưỢ.
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần đối với các thành viên gia đình bị bạo lực, đặc biệt là người phụ nữ. Bạo lực sẽ phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm xói mòn những giá trị văn hoá, những chuẩn mực gia đình từ đó gây ra tình trạng bạo lực ngoài xã hội và đặc biệt là để lại di chứng bất bình đẳng giới cho thế hệ kế tiếp.
Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội xảy ra ở hầu hết mọi nơi, trong các loại hình gia đình. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường trong xã hội, do mức sống và trình độ cao hơn nên mức độ bạo hành ở gia đình thành thị ắt hơnso với gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, qua một số cuộc khảo sát cho thấy kết quả chênh lệch không đáng kể giữa các khu vực này. Tỉ lệ người vợ sống ở khu vực thành thị bị xúc phạm bằng lời nói cao hơn chút ắt so với người vợ sống ở nông thôn là 23,25% và 21,2%. Tỉ lệ người vợ ở nông thôn bị đánh lại cao hơn người vợ ở thành thị là 5,4% và 4,9% [4, tr.313].
Ở những gia đình kinh tế khá, tỉ lệ người vợ bị chửi, đánh thấp hơn gia đình nghèo. Người vợ ở gia đình có khin tế khá có tỉ lệ bị chửi là 17% so với 30,7% ở gia đình nghèo, thấp gần 2 lần. Tỉ lệ người vợ bị đánh ở gia đình kinh tế khá là 3,3% so với 13,1% ở gia đình nghèo, thấp hơn 4 lần [4, tr.314].
Xét theo trình độ học vấn, hành vi bị chửi là 37,1% phụ nữ mù chữ, 30,2% phụ nữ từ lớp 1-5, tỉ lệ này giảm xuống còn 22,4% ở nhóm học vấn lớp 6-9 và còn 17,4% ở nhóm lớp 10-12. Đến nhóm học vấn cao đẳng, đại học, tỉ lệ này chỉ còn 9,6%. Tỉ lệ này cũng tương tự với nhóm hành vi bị đánh [4, tr.315].
Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, nơi tưởng như bạo lực gia đình rất khó xảy ra thì vẫn có những hiện tượng đó. Khi được hỏi về mức độ xảy ra bạo lực trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội thì có 62% ý kiến cho rằng có xảy ra hiện tượng cha mẹ đánh đập con cái và ở mức độ thỉnh thoảng; 58% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng chồng chửi mắng vợ; 51,5% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng chồng đánh vợ.
Gần đây chúng ta còn thấy hiện tượng bạo lực tình dục trong gia đình ngày càng nhiều hơn và diễn ra như một thực trạng báo động. Vai trò và tâm thế thụ động trong quan hệ tình dục có thể dẫn đến tình huống là buộc phải chấp nhận hoặc bị ép trong quan hệ vợ chồng. Bị ép trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng là biểu hiện của thiếu cân bằng trong tương quan quyền lực, giữa một bên có sức khoẻ hoặc điều kiện vật chất, hoặc quyền lực... với một bên thiếu hoặc ắt hơn tất cả các yếu tố đó. Chuẩn mực đạo đức truyền thống coi phụ nữ phỉ phục tùng chồng, thậm chắ cả trong quan hệ tình dục. Chắnh vì vậy, một số người chồng cho rằng, họ có quyền tuyệt đối với vợ, yêu cầu người vợ phải chiều theo ý mình mà không quan tâm đến tâm trạng vợ.
Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, bạo lực tình dục cũng không tránh khỏi tình trạng chung. Có tới 52,5% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng bị chồng (hoặc vợ) cấm vận sinh hoạt tình dục.
Bạo lực trong gia đình trắ thức thường để lại hậu quả nghiêm trọng bởi ngoài tổn thương về thể xác, khi bị tổn thương về tinh thần các trắ thức thường không biết chia sẻ cùng ai. Điều này xuất phát từ tâm lý xấu hổ không dám cho người khác biết. Từ đó làm suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần, ảnh hưởng vô cùng lớn tới gia đình và công việc xã hội của các trắ thức. Không chỉ ảnh hưởng tới các nữ trắ thức, mà bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới cả thế hệ con, cháu trong gia đình và cả gia đình khác ngoài xã hội.
Về nguyên nhân xảy ra bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân. Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, khi hỏi về nguyên nhân xảy ra bạo lực gia đình có thể kể đến: 83,5% cho rằng do bất đồng ý kiến trong giáo dục con; 81% cho rằng do kinh tế khó khăn; 63% cho rằng do vợ chồng không chung thuỷ; 61,5% cho rằng do không hoà hợp về tâm sinh lý; 52% cho rằng do bất đồng về lối sống; 25,5% cho rằng do tư tưởng trọng nam khinh nữ; 14,5% cho rằng do ghen tuông... Như vậy có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đến từ nhiều phắa. Nếu trong gia đình truyền thống, nguyên nhân bạo lực
nằm ngay trong phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức tồn tại rất lâu như trọng nam khinh nữ, gia trưởng... thì trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội tập trung vào nguyên nhân bất đồng ý kiến trong giáo dục con, do kinh tế khó khăn và do không hoà hợp về tâm sinh lý là những nguyên nhân hàng đầu. Điều này cho thấy khó khăn trong việc tìm ra giải pháp giảm tình trạng bạo lực gia đình trắ thức nói chung.
Bốn là, việc kết hợp hài hòa giữa chức năng gia đình và chức năng xã hội đối với người vợ (người phụ nữ) trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội là một công việc rất khó khăn
Xã hội, gia đình là hai chức năng muôn thủa có tắnh truyền thống của người phụ nữ ở mọi thời đại, mọi xã hội. Người nữ trắ thức không chỉ là một công dân, một nhà khoa học, một nhà lãnh đạo hay quản lý mà còn là một người vợ, người mẹ. Vì vậy, muốn hoàn thành công việc có hiệu quả sánh được với nam giới, chị em phải lao động gấp hai, ba lần so với cả về sức lực, trắ tuệ và thời gian. Trên vai họ là hai, ba trách nhiệm đặt lên. Nhiều nhà khoa học nữ cho rằng, sự thành đạt ở nữ thấp hơn nam, nguyên nhân chủ yếu là do gánh nặng gia đình mà người phụ nữ phải đảm nhận.
Là phụ nữ thì thường phải có gia đình, mà đã có gia đình có nghĩa là phải sinh con và nuôi dạy con. Công việc này chiếm rất nhiều thời và công