Trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 44 - 63)

Một là,trong hoạt động kinh tế

Cùng với những biến đổi trong cơ cấu lao động xã hội dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cả lao động nam và nữ. Lao động tạo ra của cải vật chất là loại lao động dễ nhìn thấy nhất bởi biểu hiện rất rõ nét của nó ở số của cải vật chất, tiền mặt mà vợ hoặc chồng đóng góp trong gia đình.

Ở các gia đình nông thôn, người chồng tạo ra thu nhập bằng các hoạt động khi ra ngoài xã hội làm thuê hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh trong gia đình thì người vợ tạo ra thu nhập theo kiểu tự cấp, tự túc. Các công việc họ làm thường là làm ruộng, trồng rau, nuôi gà, lợn, đan lát... những công việc này tuy không tạo ra tiền mặt trực tiếp nhưng rõ ràng là đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng của các thành viên trong gia đình một cách nhanh chóng và trực tịếp nhất. Song, thu nhập này thường không được tắnh đến. Chắnh vì vậy, trong gia đình nông thôn, thu nhập của vợ cho gia đình không được đánh giá cao. Theo kết quả điểu tra của Giáo sư Lê Thi trong ỘCuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hện nayỢ phụ nữ chỉ mang lại ơ số tiền mặt trong gia đình, nữ 34% so với nam 65,6% [83, tr.125].

Ở thành phố Hà Nội, thu nhập của gia đình trắ thức chủ yếu là do làm công ăn lương nên thu nhập của vợ và chồng đều được nhìn nhận rõ rệt.

Bảng 2.3: Tỉ lệ ngƣời tạo ra thu nhập trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội hiện nay

Đơn vị: %

Ngƣời tạo ra thu nhập Hoàn Kiếm Ba Đình Long Biên

Vợ có thu nhập nhiều hơn 15,5 13 8,5

Chồng có thu nhập nhiều hơn 24 17 19,5

Cả vợ và chồng 60,5 76 72

Theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn, phần lớn thu nhập của các gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội do cả vợ và chồng tạo ra. Tỉ lệ cao nhất ở quận Ba Đình 76%, sau đó đến Long Biên 72% và cuối cùng là quận Hoàn Kiếm 60,5%. Còn tỉ lệ chồng đóng góp nhiều hơn vợ phổ biến ở cả 3 quận được khảo sát: quận Hoàn Kiếm: chồng 24%, vợ 15,5%; quận Ba Đình tỉ lệ tương ứng là: 17%; 13%; quận Long biên tỉ lệ tương ứng là 19,5%; 8,5%. Tỉ lệ này có sự chênh lệch giữa các quận nhưng không đáng kể. Theo tác giả Hoàn Kiếm là quận trung tâm, nơi các nữ trắ thức có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ hơn so với các địa bàn khác, nên đóng góp cho thu nhập cho gia đình nhiều hơn.

Theo Thống kê, thu nhập hàng tháng của phụ nữ Việt Nam thường thấp hơn nam giới. Thu nhập của nữ trắ thức cũng không nằm ngoài quy luật này. Kết quả của nghiên cứu ỘTiềm năng của trắ tuệ Việt Nam trong các lĩnh vực

học Quốc gia Hà nội thực hiện năm 2009 cho biết: thu nhập bình quân một tháng của trắ thức là 4,1 triệu. Nữ trắ thức có mức thu nhập trung bình là 3,42 triệu, nam trắ thức là 4.58 triệu (thời điểm năm 2008) [20].

Với mức thu nhập hiện nay, nhiều trắ thức ở thành phố Hà Nội vẫn phải làm thêm để tăng thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình. Thời gian làm thêm trung bình của nữ trắ thức thấp hơn nam trắ thức (13 giờ/tuần so với 15 giờ/tuần). Thu nhập trung bình/tháng từ làm thêm của nữ trắ thức cũng thấp hơn nam trắ thức (1,8 triệu so với 2,2 triệu) [20].

Nhìn chung, so sánh tỉ lệ thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội cho thấy, vợ và chồng là những chủ thể kinh tế tương đối độc lập, họ có sự bình đẳng trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch nhất định. Tỉ lệ và mức đóng góp của người chồng thường cao hơn so với vợ. Nguyên nhân, theo chúng tôi, sức khỏe của phụ nữ hạn chế, thời gian dành cho sinh con, nuôi con nhỏ chiếm khá nhiều... do vậy điều kiện, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn hẹp... đây là những trở ngại lớn cho phụ nữ trắ thức được việc làm có thu nhập cao. Thu nhập thấp hơn chồng sẽ là một trong những điểm bất lợi cho người vợ khi thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt là trong việc tham gia quyết định các công việc trong gia đình.

Hai là, hoạt động sinh sản

Quan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển nòi giống được xem là mục đắch xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ. Đối với gia đình trắ thức, việc thực hiện chức năng sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt khi mà đất nước đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Bình đẳng giới trong gia đình ở chức năng sinh sản được biểu hiện rõ ở việc chia sẻ thực hiện các biện pháp tránh thai, quyết định số con, mong muốn giới tắnh của con, chăm sóc các bà mẹ khi mang thai và sinh con...

Trong việc chia sẻ thực hiện biện pháp tránh thai

Theo số liệu điều tra năm 2008 của Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh, việc sử dụng biện pháp tránh thai trong gia đình ở Việt Nam là 39,6% do người vợ quyết định còn ở người chồng là 9% [4, tr.163-164]. Tỷ lệ này có sự khác biệt trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội. Theo khảo sát của chúng tôi, có tới 65% gia đình được hỏi thì người quyết định sử dụng biện pháp tránh thai là cả vợ và chồng, 15% là chồng quyết định còn người vợ là 20%.

Con số trên cho thấy,trong gia đình trắ thức của thành phố Hà Nội, bình đẳng giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình được thực hiện khá tốt. Nếu trong gia đình Việt Nam nói chung, người quyết định biện pháp tránh thai tập trung chủ yếu là phụ nữ, nam giới không muốn hoặc không chịu sử dụng, cũng không tạo điều kiện cho vợ sử dụng các biện pháp tránh thai, thậm chắ có người coi việc vợ yêu cầu sử dụng biện pháp tránh thai là thiếu tôn trọng đối với họ thì trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, việc vợ và chồng cùng bàn bạc, quyết định các biện pháp tránh thai là phổ biến. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, biện pháp tránh thai được sử dụng vẫn chủ yếu tập trung ở phụ nữ.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỉ lệ các biện pháp tránh thai đƣợc sử dụng trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội

Đơn vị: %

Vòng tránh thai là biện pháp được các gia đình sử dụng nhiều nhất ở cả 3 quận được khảo sát: quận Long Biên đứng đầu với 42% gia đình sử dụng,vị

trắ thứ 2 là quận Hoàn Kiếm với 41%, sau cùng là quận Ba Đình với 38,5% ; biện pháp uống thuốc tránh thai cũng không có nhiều sự chênh lệch giữa các quận với tỉ lệ tương ứng: 14%; 14,5%; 12%; biện pháp dùng bao cao su cho nam có dự chênh lệch không đáng kể, tỉ lệ tương ứng là: 32%; 27,5%; 26%. Kết quả điều tra cho thấy các biện pháp tránh thai và người sử dụng các biện pháp tránh thai trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội đã có tiến bộ hơn các gia đình khác, đã có sự bàn bạc, thống nhất giữa vợ và chồng, song đối tượng áp dụng vẫn tập trung chủ yếu ở phụ nữ. Trong các biện pháp tránh thai ở gia đình trắ thức ở thành phố Hà nội, có tới 2/3 số biện pháp tránh thai là dành cho nữ. Kết quả này cho thấy có điểm tương đồng giữa gia đình trắ thức và gia đình các loại hình gia đình khác trên cả nước: thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình chủ yếu do người vợ thực hiện.

Về quyền quyết định số con

Từ xưa đến nay, theo văn hóa truyền thống, người phụ nữ, nhất là phụ nữ châu Á ắt khi được tham gia vào việc quyết định việc sinh con, số lần sinh cũng như khoảng cách sinh. Ngày nay, do sự phát triển nhanh của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhận thức của cả vợ và chồng về quyền quyết định số con đã có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tắch cực. Trong các gia đình, quyền quyết định số con phần lớn do cả vợ và chồng quyết định chiếm tỉ lệ 90% trong đó có sự chênh lệch về độ tuổi (dưới 35 tuổi: 94,5%; trên 50 tuổi: 88,4%) và trình độ học vấn (mù chữ: 77,8%; trên cấp III: 91,9%) [90, tr.68].

Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội, việc quyết định số con cũng theo chiều hướng tắch cực chung, phần lớn cả vợ và chồng cùng quyết định, tỉ lệ này có sự chênh lệch không đáng kể giữa các quận được khảo sát, cụ thể là: Hoàn Kiếm: 93%; Ba Đình: 93,5%; Long Biên: 92%. Có thể nhận thấy rằng: xuất phát từ đặc thù gia đình là trắ thức, vợ và chồng có trình độ văn hóa và đóng góp kinh tế gần tương đương, nên nhận thức được số con

được sinh ra trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy con nên cả vợ và chồng cùng tắnh toán, bàn bạc và cân nhắc.

Bảng 2.5: Tỉ lệ ngƣời quyết định số con trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội

Đơn vị: %

Ngƣời quyết định số con Hoàn Kiếm Ba Đình Long Biên

Vợ 1,5 2,5 0,5

Chồng 5 4 7

Cả vợ và chồng 93 93,5 92

Người khác 0,5 0 0,5

Tỉ lệ người chồng quyết định số con trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội có sự chênh lệch giữa các quận. Tỉ lệ người chồng quyết định số con cao nhất ở quận Long Biên 7%, tiếp theo là quận Hoàn Kiếm 5%, cuối cùng là quận Ba Đình 4%. Theo chúng tôi, có tỉ lệ chênh lệch trên là do gia đình trắ thức ở quận Long Biên có một bộ phận không nhỏ xuất thân từ gia đình nông thôn nên vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên người chồng vẫn có tiếng nói cao hơn vợ.

Như vậy, bình đẳng giới trong quyết định số con của gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội bước tiến bộ hơn so với các gia đình khác trên cả nước. Trong phần lớn các gia đình, cả vợ và chồng cùng tham gia bàn bạc, quyết định số con. Tuy nhiên, vẫn nhận thấy tỉ lệ quyết định của chồng còn cao hơn vợ. Đây cũng là một khoảng cách cần rút ngắn để bình đẳng giới được thực hiện tốt hơn.

Thái độ về giới tắnh của con trong gia đình

Tâm lý ưa thắch con trai, trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề trong nhiều gia đình Việt. Truyền thống Ộthâm căn cố đếỢ: chỉ có người con trai là

chay cúng giỗ, nối dõi tông đường...; con gái không được tham gia vào những việc trọng đại của gia đình, dòng họ, lấy chồng thì theo chồng và ở bên nhà chồng đang tạo áp lực buộc người phụ nữ phải đẻ cho bằng được con trai. Nguyện vọng phải có con trai chiếm tỉ lệ 49,1% trong các gia đình ở Việt Nam, tỉ lệ này có giảm xuống trong các gia đình ở thành phố: 33,3% [90, tr.103].

Trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi tư tưởng quyết tâm có con trai nhưng tỉ lệ thấp hơn nhiều và có sự chênh lệch giữa các quận được khảo sát.

Bảng 2.6: Thái độ mong muốn có con trai trong gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội

Đơn vị: %

Hoàn Kiếm Ba Đình Long Biên

Thái độ

Quyết tâm có con trai 24,6 12,5 25,5

Buồn 15,3 13 14

Bình thường 60,1 74,5 60,5

Lý do

Cho Ộcó nếp có tẻỢ 72,5 93,5 76,5

Nối dõi tông đường 94,1 75 87,4

Phụng dưỡng tuổi già 30,1 34,5 40,3

Tỉ lệ cao nhất quyết tâm có con trai thuộc về quận Long Biên 25,5%. Có thể lý giải rằng quận Long Biên tập trung nhiều gia đình trắ thức xuất thân từ các vùng khác đến, đặc biệt là gia đình ở nông thôn nên tư tưởng, tập quán cũ còn nặng nề. Lý do lớn nhất mong muốn có con trai là để có người nối dõi tông đường chiếm 87,4; dể phụng dưỡng tuổi già chiếm 40,3%. Có thể thấy, các gia đình trắ thức ở đây vẫn chịu sự chi phối nặng nề của các dòng tộc, họ hàng ở nơi xuất thân trách nhiệm có con trai còn đeo nặng; hơn nữa, cuộc sống của người già trong gia đình phụ thuộc vào con cháu nhiều nên con trai vẫn được coi là chỗ dựa yên tâm nhất.

Tiếp theo Long Biên là quận Hoàn Kiếm với tỉ lệ quyết tâm có con trai là 24,6% và lý do muốn có con trai để nối dõi tông đường chiếm 94,1% là khá cao. Hoàn Kiếm là một quận tập trung nhiều gia đình trắ thức lâu đời; hơn nữa đời sống khá hơn hai quận còn lại nên mong muốn có người nối dõi tông đường, duy trì nền nếp gia phong, thừa kế tài sản của gia đình là một thực tế.

Ba Đình là một quận có nhận thức tốt, không quá nặng nền phân biệt con trai, con gái, nên sự lựa chọn có chênh lệch theo hướng tắch cực. Chỉ có 12,5% gia đình ở quận này quyết tâm có con trai và lý do chủ yếu nhất là cho Ộcó nếp có tẻỢ.

Qua số liệu trên cho thấy, gia đình trắ thức ở thành phố Hà Nội đã có sự khác biệt khá lớn với các gia đình trong cả nước trong thái độ về giới tắnh của con. Tỉ lệ gia đình quyết tâm có con trai giảm đáng kể. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân do trình độ học vấn ở đây cao, tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng bớt nặng nề; do thu nhập tương đối ổn định nên người già trong gia đình có thể tự lập về kinh tế nên ắt cần phải sống dựa vào con cháu. Song, số liệu trên cũng phản ánh một thực tế, vẫn có một số gia đình trắ thức còn tư tưởng phân biệt về giới tắnh của con, điều này ảnh hưởng lớn tới việc sinh nhiều con hoặc lựa chọn giới tắnh thai nhi... không chỉ gây bất bình đẳng giới trong gia đình mà còn gây mất cân bằng giới tắnh làm ảnh hưởng tới chắnh sách dân số của thủ đô và cả nước.

Ba là, hoạt động giáo dục, chăm sóc các thành viên trong gia đình Mối quan hệ giới trong hoạt động giáo dục

Nếu việc tái sản sinh ra con người là một chức năng cơ bản của gia đình thì việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái cho thành người là công việc hàng đầu của cha mẹ. Đó là trách nhiệm của họ đối với xã hội và cũng là nhu cầu tình cảm, nguồn hạnh phúc của gia đình.Trong xã hội truyền thống, gia đình gần như có vai trò tuyệt đối trong việc giáo dục trẻ. Ngày nay, mặc dù có tác dụng to lớn của các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, của trường học và các đoàn thể,

nhưng gia đình vẫn có vị trắ quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Bố mẹ giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp và tạo điều kiện cung cấp kiến thức cho trẻ - cả về số lượng và chất lượng, ở nhà, ở trường và trong gia đình. Ở nước tacó 72,5% gia đình cả cha và mẹ tham gia giáo dục con cái; 19,5% do người mẹ và người cha là 6,9% tham gia dạy bảo [90, tr.48].

Gia đình trắ thức, do có hiểu biết và nhận thức cao hơn nên thường rất quan tâm đến việc học hành của con cái, cố gắng tạo mọi điều kiện để con được chăm sóc tốt và có trình độ học vấn cao, có bằng cấp khá để sau này tiếp tục nghề của cha mẹ. Họ chú ý giúp đỡ con học tập (kiến thức, ngoại ngữ...), tạo điều kiện cho con vui chơi, giải trắ. Sự giáo dục đó thường dựa vào uy tắn

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình trí thức ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 44 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)