Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

2. Mục tiêu, yêu cầu

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cứu bao gồm: Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, phƣơng pháp tổng hợp phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc; phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo. Sau đây là phƣơng pháp cụ thể đƣợc vận dụng để nghiên cứu:

2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu

Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thực trạng sử dụng đất canh tác các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Triều.

Số liệu đƣợc thu thập ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan của tỉnh; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch đầu tƣ và các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều. Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Triều năm 2011.

2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc

Đề tài tiến hành điều tra sơ bộ để phân nhóm điều tra theo tính chất, loại hình của các tổ chức đƣợc giao đất, cho thuê đất địa bàn huyện Đông Triều. Dự kiến điều tra các tổ chức kinh tế chia thành các loại hình sau: Công ty Cổ phần; Doanh nghiệp tƣ nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu trong phiếu điều tra theo các thông tin sau:

- Thông tin chung về doanh nghiệp.

- Thông tin về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. - Thông tin về tình hình sử dụng đất.

- Thông tin về tình hình sử dụng lao động và tiền lƣơng.

- Các thông tin về hoạt động và mối liên quan của tổ chức đối với xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu

Các tƣ liệu, số liệu sơ cấp thông qua điều tra (phiếu điều tra) và đƣợc tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel 5.0.

- Phƣơng pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, dùng phần mềm thích hợp để tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, thống kê các trƣờng hợp vi phạm, tổng hợp kết quả xử lý vi phạm…

- Phƣơng pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh giá các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu đƣợc phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tổ chức các hội nghị xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý và kỹ thuật

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đất đai để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng nhƣ những gợi ý đề xuất về giải pháp xử lý vi phạm trong quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Triều

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Đông Triều

Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý : Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc

Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.

Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng; Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng; Phía Đông giáp thành phố Uông Bí.

Về đơn vị hành chính: Huyện Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 19 xã.

Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lƣu kinh tế với các khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.1.1.2. Địa hình

Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.

Nhìn chung địa hình Đông Triều đƣợc chia thành 3 vùng chính:

* Vùng đồi núi phía bắc:

Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lƣơng, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lƣơng.

* Vùng giữa:

Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dƣơng đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng.

* Vùng đồng bằng phía nam:

Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dƣơng đến xã Hồng Thái Đông.

3.1.1.3. Khí hậu

Đông triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng là nóng, ẩm mƣa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tƣợng, thủy văn Quảng Ninh trong những năm từ 2005 đến 2010 khí hậu Đông Triều có những đặc trƣng sau:

* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C , dao động từ 16,60C đến 29,40C.

* Chế độ mưa: Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình ở Đông Triều tƣơng đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1444,0 mm (Quảng Hà 2625 mm).

* Nắng: - Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Bão: Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hƣởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s.

* Sương muối:Sƣơng muối thƣờng xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.

3.1.1.4. Thủy văn

Đông Triều có số lƣợng sông suối khá lớn, bao gồm: Sông Kinh Thầy, sông Vàng, sông Đạm, sông Cầm; ngoài ra còn có các con sông suối nhỏ, các sông, suối nhỏ này đều ngắn và dốc.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều đƣợc chia thành các nhóm đất nhƣ sau:

(Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005) * Nhóm đất phèn: Diện tích 861,25 ha = 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, thuộc các xã ven sông Kinh Thầy nhƣ Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hƣng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ.

* Nhóm phù sa: Diện tích 5974,99 ha = 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: - Đất phù sa đƣợc bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46%.

- Đất phù sa không đƣợc bồi: Diện tích 5827,9 ha, chiếm 97,54%.

* Nhóm đất xám:

Diện tích 2570,6 ha = 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất:

- Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao.

* Đất xám glây: Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31% diện tích nhóm đất. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nƣớc từ các khu vực lân cận nên ít thoát nƣớc.

* Nhóm đất vàng đỏ:

Diện tích 22869,56 ha = 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: - Đất vàng đỏ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Diện tích 15174,17 ha, chiếm 66,35% diện tích nhóm đất. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc huyện nhƣ Xuân Sơn, Tràng Lƣơng, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dƣơng.

- Đất vàng nhạt : Diện tích 7695,39 ha, chiếm 33,65% diện tích nhóm đất, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Tràng Lƣơng, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dƣơng.

* Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi: Diện tích 224,29 ha = 0,56% diện tích đất tự nhiên, thƣờng phân bố ở độ cao tuyệt đối > 700m thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lƣơng.

* Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.

* Nhóm đất nhân tác: Diện tích 981,11 ha = 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con ngƣời, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con ngƣời nhƣ hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm.

Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Đông Triều

STT LOẠI ĐẤT HIỆU KÝ DIỆN TÍCH

(ha) TỶ LỆ (%) A Đất đồng bằng 9406.84 23,68 I Đất phèn S 861.25 2,17 I.1 Đất phèn hoạt động Sj 861.25 2,17 1 Đất phèn hoạt động trung bình và ít Sj-m 861.25 2,17 II Đất phù sa P 5974.99 15,04 II.1 Đất phù sa đƣợc bồi Pb 147.09 0,37

1 Đất phù sa đƣợc bồi chua, có tầng loang

lổ, glay sâu Pb-l-g2 147.09 0,37

II.2 Đất phù sa không đƣợc bồi P 5827.9 14,67

1 Đất phù sa không đƣợc bồi chua, có tầng

loang lổ, glay nông Pc-l-gl 5223.4 13,15

2 Đất phù sa không đƣợc bồi chua, có tầng

loang lổ, glay sâu Pc-l-g2 604.5 1,52

III Đất xám X 2570.6 6,47

III.1 Đất xám điển hình Xh 737.48 1,86

1 Đất xám loang lổ sâu Xh-l2 683.09 1,72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ STT LOẠI ĐẤT HIỆU DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) III.2 Đất xám glay Xg 1833.12 4,61 1 Đất xám glay nông Xgl 896.73 2,26

2 Đất xám glay nông, có tầng loang lổ Xgl-l 679.25 1,71

3 Đất xám glay sâu Xg2 257.14 0,65 B Đất đồi núi 24361.02 61,33 IV Đất vàng đỏ F 22869.56 57,57 IV.1 Đất đỏ vàng FV 15174.17 38,20 1 Đất vàng đỏ điển hình FV-h 717.35 1,81 2 Đất vàng đỏ đá lẫn sâu FV-sk2 14456.82 36,40 IV.2 Đất vàng nhạt FVv 7695.39 19,37 1 Đất vàng nhạt điển hình FVv-h 1830.77 4,61 2 Đát vàng nhạt đá nông FVv-đl 5864.62 14,76 V Đất mùn vàng đỏ trên núi HV 224.29 0,56

1 Đất mù vàng nhạt trên núi đá nông HVv-đl 224.29 0,56

VI Đất tầng nỏng E 286.06 0,72

1 Đất tầng mỏng chua điển hình Ec 286.06 0,72

VII Đất nhân tác NT 981.11 2,47

1 Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi glay nông NTct-gl 981.11 2,47

Tổng diện tích điều tra = A+B 33767.86 85,01

Đất ở 1227.5 3,09

Sông suối, ao hồ, mặt nƣớc chuyên dùng 4605.23 11,59

Núi đá 120.96 0,30

Tổng diện tích tự nhiên 39721.55 100

(Nguồn: Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hóa tỉnh Quảng Ninh năm 2005)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Đông Triều

(Nguồn: báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều trình Đại hội đại biểu lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010-2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Về tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trƣởng kinh tế

Trong 5 năm (2005-2010) kinh tế ổn định, phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,14%/năm, cao hơn bình quân của tỉnh (của tỉnh ƣớc đạt 12,7%/năm), vƣợt mục tiêu Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh đến năm 2010 là 13,9%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 18,44%/năm (của tỉnh ƣớc tăng bình quân 15,8%/năm).

Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng bình quân 18,55%/năm (của tỉnh ƣớc đạt 18,2%/năm)

Sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhƣng trên một số lĩnh vực tiếp tục phát triển.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1000 USD, tăng 2,62 lần so với năm 2005.

Bảng 3.2 . Hiện trạng và dự báo một số chỉ tiêu, kinh tế chủ yếu huyện Đông Triều

NỘI DUNG ĐVT Năm 2006 - 2010 Năm 2011 - 2015 Năm 2016 - 2020 a. Tăng trƣởng kinh tế

Tăng trƣờng GDP bình quan %/năm 14,14 14,5-15 14 GTSX công nghiệp tăng bình quân %/năm 18,44 ≥16,7 15 GTSX nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng

bình quân %/năm ≥2,4 4

GTTT cá ngành dịch vụ bình quân %/năm 18,55 ≥16,6 14,5

b. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: Năm

2010

Năm 2015

Năm 2020

Công nghiệp và xây dựng % 59,4 63,9 63,5

Nông, lâm, ngƣ nghiệp % 15,4 8,7 6,3

Các ngành dịch vụ % 25,2 27,4 30,2

c. GDP bình quan đầu ngƣời USD 1000 ≥2100 ≥3870

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp (giá so sánh) đạt 337,0 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực (tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 41%, tăng 7,1% so với năm 2005).

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp thời gian qua có nhiều khởi sắc, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) đạt 1300 tỷ đồng, tăng gấp 2,33 lần so với năm 2005. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 250 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2005.

- Khu vực kinh tế dịch vụ:

Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trƣởng khá, ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và tiêu dùng của nhân dân. Tổng giá trị gia tăng ngành dịch vụ đạt 550 tỷ đồng, tăng 320 tỷ đồng so với năm 2005.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

Hiện trạng dân số:

Theo báo cáo sơ bộ của phòng thống kê huyện đến 31/12/2012 dân số huyện Đông Triều có 165.625 ngƣời, trong đó nam 83439 ngƣời, nữ 82.186 ngƣời. Dân số thành thị 43164 ngƣời chiếm 26,06%, dân số khu vực nông thôn 122.461 ngƣời chiếm 73,94% dân số toàn huyện.

Gia tăng dân số: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình qua các năm từ 2007 đến năm 2011 là 1,0%, (tỷ lệ sinh 1,52, tỷ lệ chết 0,52%). Tuy nhiên do hình thành các khu, cụm công nghiệp nên tỷ lệ tăng cơ học có xu hƣớng tăng (Năm 2007 tỷ lệ tăng cơ học là +0,03%, năm 2011 là +0,26%).

Lao động và việc làm:Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện đầu năm 2011 có 83.464 ngƣời chiếm 50,4% dân số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đời sống của nhân dân trong huyện đƣợc nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1000 USD.

Đã huy động sức mạnh của toàn xã hội cho công tác giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, hộ nghèo về nhà ở và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 2,75%, giảm 5,95% so với năm 2007.

Bảng 3.3. Dân số của các xã, thị trấn thuộc huyện Đông Triều giai đoạn 2008-2012

Nội dung ĐVT Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 - Tổng dân số ngƣời 156914 158428 160140 163406 165625 - Số hộ Hộ 40587 41638 42125 45162 46205 - Lao động ngƣời 84016 83361 82867 83390 83464

(Nguồn: Phòng Thống kê – huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh)

* Thực trạng phát triển các khu đô thị

Trên địa bàn huyện hiện có 2 đô thị là thị trấn Đông Triều và thị trấn Mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)