Tình hình cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 66)

2. Mục tiêu, yêu cầu

3.3.2.4. Tình hình cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế

Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ 70%; số còn lại chƣa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do những nguyên nhân chính nhƣ sau:

- Các tổ chức kinh tế không chủ động lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chỉ khi muốn thực hiện các quyền nhƣ chuyển nhƣợng, thế chấp... mới đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận).

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rƣờm rà (nhất là các tổ chức đã đƣợc giao đất, cho thuê đất trƣớc ngày 1/7/2004 trong quá trình sử dụng đất có biến động tăng, giảm diện tích đất đƣợc giao, đƣợc thuê muốn đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải lập lại bản đồ hiện trạng thửa đất, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh ranh giới thửa đất trƣớc khi đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tổ chức phải bỏ kinh phí để lập bản đồ hiện trạng thửa đất do vậy các tổ chức thƣờng không muốn cấp giấy chứng nhận.

- Hồ sơ giao đất, thuê đất của các tổ chức trƣớc đây đƣợc lƣu trữ không tốt (cả ở cơ quan quản lý đất đai và ở các tổ chức đƣợc giao đất, cho thuê đất) dẫn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thất lạc hồ sơ, thiếu nhiều giấy tờ liên quan do đó việc cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.

- Cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng chƣa có những biện pháp kiên quyết để bắt buộc các tổ chức kinh tế phải đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kê khai làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (đến hết năm 2011 chƣa xử phạt hành chính một tổ chức kinh tế nào do không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), bên cạnh đó công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đến các tổ chức kinh tế sử dụng đất còn nhiều hạn chế.

Bảng 3.14. Các khó khăn trong việc xin giao đất, thuê đất

TT Các nguyên nhân Số lƣợng (so với

tổng số 40 TCKT) Tỷ lệ (%)

1 Trình tự thủ tục rƣờm rà 14 35,00

2 Sự phối hợp của nhiều ban, ngành 6 15,00

3 Quỹ đất hạn chế 4 10,00

4 Cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn 0 0

5 Chính sách về pháp luật đất đai

luôn thay đổi 1 2,50

6 Công tác bồi thƣờng GPMB 16 40,00

7 Quy hoạch không đồng bộ 0 0

8 Khác 1 2,50

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Các khó khăn trong việc xin giao đất, thuê đất chủ yếu là công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng chiếm 40%; trình tự thủ tục rƣờm rà chiếm 35%; Cần sự phối hợp của nhiều ban, ngành chiếm 15%; khó khăn do Quỹ đất hạn chế chiếm 10%; Chính sách về pháp luật đất đai chiếm 2,5 %. Đa phần các tổ chức kinh tế đƣợc điều tra đều cho rằng Công tác bồi thƣờng Giải phóng mặt bằng là khó khăn do khó thống nhất đƣợc giá tiền với ngƣời dân khi tiến hành lập phƣơng án bồi thƣờng. Tiếp đến là trình tự thủ tục rƣờm rà, phải nói rằng để đƣợc giao đất, cho thuê đất còn phải trải qua nhiều cửa của nhiều ban ngành; đôi khi các tổ chức kinh tế không biết rõ trình tự thủ tục để hoàn tất công việc.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)