Thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các tổ chức trên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

2. Mục tiêu, yêu cầu

1.3.3.3. Thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các tổ chức trên

1.3.3.3. Thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Theo kết quả Kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức nhƣ sau:

* Tình hình sử dụng theo mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê

Tỉnh Quảng Ninh có 2.663 tổ chức sử dụng đúng mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê với diện tích 149.793,8 ha, chiếm 94,8%. Trƣờng hợp tổ chức sử dụng đất để cho thuê trái phép, cho mƣợn hoặc chuyển nhƣợng trái pháp luật chiếm tỷ lệ 2,9%.

- Cơ quan nhà nƣớc có 327 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 11.280,9 ha, đạt 99,99% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích đất cho thuê trái pháp luật, cho mƣợn, chuyển nhƣợng trái phép đối với các cơ quan nhà nƣớc là rất ít (toàn tỉnh có 02 cơ quan nhà nƣớc cho cho mƣợn với diện tích 0,07 ha).

- Tổ chức chính trị có 28 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 19,68 ha, đạt 97,8% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

- Tổ chức xã hội có 17 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 5,86 ha, đạt 98,79% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

- Tổ chức chính trị - xã hội có 17 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích 2.128,5 ha, đạt 68,03% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có 6 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 1,59 ha, đạt 97,26% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

- Tổ chức sự nghiệp công có 689 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 1.625,45 ha, đạt 99,02% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho thuê trái phép là 0,024 ha của 01 tổ chức tại phƣờng Cẩm Thành, thị xã Cẩm Phả; diện tích cho mƣợn là 0,1 ha của 06 tổ chức tập trung ở thị xã Cẩm Phả.

- Tổ chức kinh tế có 1.435 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 27.436,89 ha, đạt 95,11% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuê trái phép là 0,9 ha của 09 tổ chức ở các địa phƣơng là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Yên Hƣng, Hoành Bồ; diện tích cho mƣợn là 0,54 ha của 04 tổ chức, trong đó Cẩm Phả có 03 tổ chức, Hạ Long 01 tổ chức; diện tích chuyển nhƣợng trái phép có 01 tổ chức ở phƣờng Cẩm Đông, thị xã Cẩm Phả với diện tích 0,003 ha.

- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng có 186 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là 2.875,35 ha, đạt 99,4% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; diện tích cho mƣợn là 2,94 ha của 06 tổ chức tập trung ở huyện Yên Hƣng, Bình Liêu, Cô Tô.

- Nông, lâm trƣờng có 11 tổ chức với diện tích sử dụng đúng mục đích là 85.903,95 ha, đạt 96,7% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng;

- Quốc phòng, an ninh có 15 tổ chức với diện tích sử dụng đúng mục đích là 18.515,55 ha, đạt 86,99% so với tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. các tổ chức sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng có 13 tổ chức cho mƣợn trái phép với diện tích là 8,68 ha.

* Sử dụng vào mục đích khác

Toàn tỉnh có 48 tổ chức sử dụng vào mục đích khác với diện tích 26,92 ha, trong đó số tổ chức sử dụng vào mục đích làm nhà ở là 31 tổ chức với diện tích 10,62 ha, số tổ chức sử dụng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp là 17 tổ chức với diện tích 16,3 ha; phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích khác tập trung ở các tổ chức kinh tế với 15 tổ chức sử dụng làm nhà ở và 13 tổ chức sử dụng làm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân cấp xã với 8 tổ chức sử dụng làm nhà ở với diện tích 5,45 ha ở Hoành Bồ, Uông Bí, Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.

* Tình hình tranh chấp, lấn chiếm

Tổng diện tích đất của các tổ chức đang có tranh chấp, lấn chiếm là 6185,26 ha, trong đó đất có tranh chấp có 20 tổ chức với diện tích 3.196,98 ha, đất lấn chiếm có 283 tổ chức với 459,77 ha và đất bị lấn, bị chiếm có 83 tổ chức với diện tích 2.528,51 ha.

Diện tích đất đang tranh chấp, bị lấn, bị chiếm chủ yếu xảy ra trong các loại hình tổ chức nhƣ tổ chức kinh tế, quốc phòng an ninh, nông lâm trƣờng. Nguyên nhân chủ yếu do một số tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất sau khi bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giao đất ngoài thực địa không tổ chức ngay việc xây dựng hàng rào dẫn đến quản lý ranh giới đất gặp khó khăn do đó dễ xẩy ra tình trạng bị lấn, bị chiếm.

Mặt khác đối với các tổ chức là các Công ty lâm nghiệp đƣợc giao, thuê đất lâm nghiệp, các đơn vị quốc phòng đƣợc giao đất làm thao trƣờng, bãi tập có diện tích lớn và địa hình phức tạp, nhiều diện tích chƣa đƣợc sử dụng còn để hoang hoá dẫn đến tình trạng bị lấn, chiếm. Một số hộ dân sử dụng đất ở gần với đất của các lâm trƣờng ý thức chấp hành pháp luật đất đai kém nên thƣờng có hịên tƣợng vi phạm pháp luật đất đai.

Một số tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất nhƣng đã có tình trạng lấn, chiếm đất của các lâm trƣờng bên cạnh do đó diện tích khi triển kiểm kê đợt này đã tăng có tổ chức tăng gấp 2 đến 3 lần diện tích đƣợc giao, thuê.

* Tình hình đất chƣa đƣa vào sử dụng của các tổ chức

Tổng diện tích đất của các tổ chức đƣợc giao, đƣợc thuê của các tổ chức nhƣng chƣa sử dụng là 1.929,78 ha do 136 tổ chức quản lý, trong đó diện tích đã đƣa vào sử dụng nhƣng còn để hoang hoá là 1.057,52 ha do 48 tổ chức quản lý và diện tích đất đầu tƣ, xây dựng chậm là 872,26 ha do 88 tổ chức quản lý. Nguyên nhân là do một số tổ chức thiếu năng lực về tài chính nên khi đƣợc giao đất, thuê đất đã không thực hiện đúng tiến độ của dự án hoặc không thực hiện.

* Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức

Tỉnh Quảng Ninh đã có 1151 tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 42,1% số tổ chức cần cấp giấy, số lƣợng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 1699 giấy và diện tích đã cấp là 91.313,25 ha, đạt 58,55% diện tích cần cấp giấy.

Việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi và triển khai thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Qua đó thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ bản đúng theo quy định, tuy nhiên số lƣợng các tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp. Trong thời gian tới cần có biện pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các thửa đất, khu đất của các tổ chức kinh tế sử dụng do nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để quản lý, sử dụng theo mục đích kinh tế trên địa bàn huyện Đông Triều.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: các tổ chức đƣợc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi về thời gian: Công tác quản lý và việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Đông Triều giai đoạn 2009-2012.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 9 năm 2013 – tháng 6 năm 2014.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đƣợc hoàn thiện tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ảnh hƣởng đến công tác giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế.

* Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều:

- Vị trí địa lý - Khí hậu, thủy văn - Các nguồn tài nguyên

- Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: Giao thông, xây dựng, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Đông triều , tỉnh Quảng Ninh có ảnh hƣởng tới quá trình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

* Đánh giá công tác quản lý đất đai của huyện Đông Triều:

+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; + Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Thống kê, kiểm kê đất đai;

+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất; + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

* Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai huyện Đông Triều:

+ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp; + Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp; + Hiện trạng đất chƣa sử dụng.

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.

* Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.

- Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Phân tích, đánh giá công tác quản lý của cơ quan Nhà nƣớc với việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý về sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Đông Triều.

* Những nguyên nhân của khó khăn, tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, kinh tế trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Nguyên nhân về cơ chế, chính sách - Nguyên nhân về phía ngƣời sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý đất của các tổ chức kinh tế - Những tồn tại trong việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn nghiên cứu.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách; - Giải pháp về tổ chức, quản lý; - Giải pháp về tuyên truyền vận động; - Các giải pháp khác.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cứu bao gồm: Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, phƣơng pháp tổng hợp phân tích số liệu kết hợp với phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc; phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo. Sau đây là phƣơng pháp cụ thể đƣợc vận dụng để nghiên cứu:

2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu

Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thực trạng sử dụng đất canh tác các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Triều.

Số liệu đƣợc thu thập ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan của tỉnh; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch đầu tƣ và các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện Đông Triều.

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều. Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Triều năm 2011.

2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc

Đề tài tiến hành điều tra sơ bộ để phân nhóm điều tra theo tính chất, loại hình của các tổ chức đƣợc giao đất, cho thuê đất địa bàn huyện Đông Triều. Dự kiến điều tra các tổ chức kinh tế chia thành các loại hình sau: Công ty Cổ phần; Doanh nghiệp tƣ nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu trong phiếu điều tra theo các thông tin sau:

- Thông tin chung về doanh nghiệp.

- Thông tin về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. - Thông tin về tình hình sử dụng đất.

- Thông tin về tình hình sử dụng lao động và tiền lƣơng.

- Các thông tin về hoạt động và mối liên quan của tổ chức đối với xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu

Các tƣ liệu, số liệu sơ cấp thông qua điều tra (phiếu điều tra) và đƣợc tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel 5.0.

- Phƣơng pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, dùng phần mềm thích hợp để tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích, thống kê các trƣờng hợp vi phạm, tổng hợp kết quả xử lý vi phạm…

- Phƣơng pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh giá các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu đƣợc phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tổ chức các hội nghị xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý và kỹ thuật

Tranh thủ tham vấn ý kiến của những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đất đai để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng nhƣ những gợi ý đề xuất về giải pháp xử lý vi phạm trong quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Triều

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Đông Triều

Huyện Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý : Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc

Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.

Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng; Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng; Phía Đông giáp thành phố

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)