Những đề xuất cho giải pháp giải quyết việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hóa thuộc thành phố bắc ninh (Trang 103)

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.2 Những đề xuất cho giải pháp giải quyết việc làm cho lao động

thôn vùng đô thị hóa thuộc thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới.

3.2.2.1 Đối với giải pháp về quy hoạch

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở phạm vi cả nước nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng không phải là vấn đề giải quyết trong ngày một, ngày hai, mà là vấn đề có tính chất cơ bản, lâu dài, đòi hỏi phải có quy hoạch bài bản, cụ thể là:

- Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đào tạo nghề, quy hoạch tái định cư … với quy hoạch đô thị hóa, quy hoạch giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

Việc làm của người lao động chỉ có thể được giải quyết một cách căn bản nếu gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đây cũng là con đường cơ bản, lâu dài để giải quyết vấn đề dôi dư trong nông nghiệp và lao động bị thu hồi đất. Do vậy việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp… là con đường cơ bản và lâu dài mà thành phố Bắc Ninh cần đặc biệt chú ý nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nói chung, lao động diện thu hồi đất nói riêng trong những năm tới

- Phải gắn quá trình đô thị hóa, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra sự gắn kết giữa phát triển đô thị với phát triển kinh tế tỉnh.

Để giải quyết vấn đề này, thành phố cần thực hiện sự phối hợp ngay từ đầu quy hoạch phát triển đô thị, phát triển đô thị, phát triển khu công nghiệp,cụm công nghiệp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Muốn vậy, thành phố cần xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố theo xu hướng của thời đại, gắn với đô thị hóa. Theo đó, cần xây dựng nông nghiệp hàng hóa vững mạnh theo hướng tập trung, chuyên canh trên quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả đủ cung cấp nông sản cho tiêu dùng, cho phát triển công nghiệp nhẹ, công nhiệp chế biến của thành phố, cho tỉnh nhà và tỉnh khác, cho cả xuất khẩu.

Thành phố cần phải đẩy mạnh phân công lại lao động trong nông nghiệp, khai thác tối đa lợi thế so sánh, phát triển các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ.

- Quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị mới… và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của dân.

Cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người có đất bị thu hồi, để họ có khả năng học tập, chuyển đổi nghề theo hình thức phù hợp. Cần quy định rõ trách nhiệm của cỏc bờn nhà nước, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc đảm bảo dạy nghề cho lao động nông nghiệp, cho lao động bị thu hồi đất.

- Các quy hoạch đô thị hóa, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch đào tạo, dạy nghề cho nụng dõn… phải được chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng và phải được thông báo rộng rãi để người lao động ở cỏc vựng có đất bị thu hồi chủ động chuẩn bị nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật cho phù hợp với các doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao. Thêm nữa, có được thông báo rộng rãi về quy hoạch phát triển, doanh nghiệp mới có hướng đầu tư phát triển và có thể có được nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời các cơ sở đào tạo cũng chủ động trong công tác chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp

Thành phố cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt là gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ(tại địa phương), trước hết là cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp; phải thể chế hóa cam kết của người sử dụng đất trong việc thu hút lao động tại chỗ.

- Thành phố cần nắm rõ tình hình lao động, việc làm của lao động nông thôn ở những vùng có đất bị thu hồi để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho phù hợp. Kế hoạch đào tạo phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cả về nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn lao động, để đảm bảo khả thi trong giải quyết việc làm. Thành phố phải có tầm nhìn dài hạn đến năm 2020.

Tỉnh, thành phố cần phải khắc phục tình trạng “dự án treo”, đất đã thu hồi, nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến tình trạng dõn thỡ mất đất sản xuất, không có việc làm, doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân hoặc bố trí dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất.

3.2.2.2 Đối với giải pháp về mở rộng cầu lao động

Đâylà nhóm giải pháp nhằm tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của thành phố theo hướng công nghiệp háo, hiện đại hóa. Để tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn. Thành phố cần:

a. Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa

- Hỡnh thành cỏc vựng sản xuất tập trung chuyên canh nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thâm canh tăng vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm trong nông nghiệp.

Để phát triển vùng tập trung chuyên canh, thành phố phải có chính sách tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, hỗ trợ để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế

và cơ cấu lao động; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đặc biệt là khâu giống, bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Tăng cường cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác khuyến nông cho cơ sở, đảm bảo mỗi hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có một cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn như trạm bơm, kênh mương, hệ thống điện… để phục vụ cho phát triển sản xuất, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.

b. Mở rộng cầu lao động thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng

Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, thành phố cần phải:

- Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chính sau:

Đầu tư phát triển công nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Công nghiệp cơ khí và điện tử: Đây là ngành công nghiệp nền tảng có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của thành phố Bắc Ninh.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất gạch ốp, gạch men sứ, gạch tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài thành phố.

+ Cụng nghiệp chế biến nông lam sản, thực phẩm: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh, có khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và các địa phương lân cận để thực hiện chế biến sâu và xuất khẩu. Đầu tư thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Phát triển các ngành tái chế phụ phẩm, phế phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp chế biến phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu và đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là ngành sẽ ngày càng phát triển và ngày càng thu hút thêm nhiều lao động.

+ Công nghiệp dệt may, giầy da: Tận dụng các lợi thế của công nghiệp dệt may, da giầy để phát triển nhanh nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm. Đẩy nhanh các dự án đã được chấp thuận đầu tư. Việc tiếp nhận dự án mới phải có trình độ công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh mạnh mà không gây ô nhiễm môi trường.

+ Công nghiệp hóa chất : Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hóa chất, đáp ứng nhu cầu của thành phố, của tỉnh, và của các địa phương lân cận. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư, tiếp tục mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở cho ngành hóa chất, đặc biệt chú trọng sản xuất thuốc tân dược, nguyên liệu thuốc kháng sinh, sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ tiêu dùng và sản xuất.

- Đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Đây là một trong những hướng quan trọng để tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động lao động của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng. Muốn vậy cần phải thu hút thêm đầu tư cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề bằng các biện pháp:

+ Tập trung lãnh đạo của cỏc cỏc cấp ủy đảng, chính quyền các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể từ tỉnh xuống thành phố và cỏc xó, phường đểphỏt triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của mỗi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đơn giản hóa thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, một đầu mối. Đồng thời tăng cường quản lý các loại hình doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, quản lý

các dự án, quản lý các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước, của tỉnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Nghị định số 134/2004/NĐ - CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Nghị định 66/2006/NĐ – CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Hàng năm cỏc xó, phường căn cứ vào quỹ đất hiện có của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

+ Giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống, mở thờm cỏc làng nghề mới, đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện hình thành nhiều loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh với nhiều quy mô khác nhau ở nông thôn. Hình thành các cụm công nghiệp ở cỏc xó phường với các ngành nghề chủ yếu như cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Khuyến khớch các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ để phát triển công nghiệp nông thôn.

+ Tổ chức liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn từ cung ứng vật tư đến thu mua sản phẩm. Các cở sản xuất công nghiệp nông thôn trở thành vệ tinh, chi nhánh của các doanh nghiệp lớn ở các khu đô thị, các khu công nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật của từng địa phương.

+ Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cấp thiết bị sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa loại sản phẩm. Tỉnh, thành phố phải dành một phần kinh phí cho sự nghiệp khoa học và công

nghệ, kinh phí môi trường, kinh phí khuyến khích công cho các đề tài, dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trong thành phố.

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Tổ chức tốt công tác thông tin tiếp thị, mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Coi trọng cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Gắn kết các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với các tổ chức thương mại để lưu thông hàng hóa có hiệu quả. Quy hoạch phát triển du lịch để tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

+ Để làm được những điều nêu trên phải đào tạo và phát triển nguồn lao động cho tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ các trường đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề, các nghệ nhân tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho người lao động. Ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động diện thu hồi đất.

- Đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây là một hướng rất quan trọng để tăng tỷ trọng công nghiệp tạo nhiều việc làm. Muốn vậy cần phải thực hiện một số việc sau đây:

Phát triển hợp lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ để đảm bảo công nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tăng cường thu hút FDI, lấp đầy diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Tiếp tục mở rộng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có điều kiện và khảo sát lập quy hoạch một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới…

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khõu thờn chốt để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là khâu tạo ra nhiều việc làm, nhất là việc làm cho lao động phổ thông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hóa thuộc thành phố bắc ninh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w