C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2 Thực trạng của việc áp dụng những giải pháp giải quyết việc làm
lao động nông thôn vùng đô thị hóa giai đoạn 2006 - 2010 và những kết quả đạt được
3.1.2.1 Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đô thị hóa giai đoạn 2006 – 2010
Từ tình về tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất ngày càng tăng, tỉnh và thành phố đã thực hiện những giải pháp để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể là:
- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi chuyển đổi mục đích đất sử dụng
Những năm qua công tác đào tạo nghề đã được tỉnh quan tâm đúng mức, như đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các nghành nghề đào tạo. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề giai đoạn 2001 – 2010 và bước đầu triển khai công tác dạy nghề cho nông dân trong tỉnh. Các cơ sở dạy nghề ngày càng được củng cố về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên.
Ngoài ra, công tác dạy nghề của tỉnh và thành phố cũng được xã hội hóa với nhiều hình thức như đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn nghề, kèm cặp… Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề, tỉnh có chính sách như: hỗ trợ cho thuê mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp
tự đào tạo nghề trước khi sử dụng lao động, khuyến khích việc truyền nghề trong các làng nghề,…Kinh phí đầu tư dạy nghề cho nông dân ngày càng tăng, nếu năm 2006, tỉnh mới đầu tư 1 tỷ đồng thì đến năm 2007, nguồn kinh phí được tăng lên gấp 3 lần với mức đù tư 300.000 đồng cho một lao động. Khi người lao động đã được đào tạo, vấn đề việc làm được mở rộng theo 3 kênh: người lao động tự lo việc làm hoặc thông qua các trung tâm giải quyết việc làm và trung tâm dịch vụ việc làm thu xếp, bố trí.
Từ việc đào tạo nghề cho người lao động có tư vấn nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, làng nghề trước khi được đào tạo nên người lao động tích cực học tập có tay nghề, có trình độ do đó mà bình quân mỗi năm trong toàn tỉnh có khoảng 5000 lao động được tuyển dụng, trong đó có lao động trong cỏc vựng thực hiện dự án. Nguồn kinh phí dạy nghề ở Bắc Ninh được phân bổ cho “ba nhà” cùng lo, đó là tỉnh trích một phần ngân sách, doanh nghiệp trích một phần quỹ phúc lợi và người lao động lo phần còn lại. Đối với những lao động không có khả năng tài chính thì ngân hàng sẽ cho vay hỗ trợ.
- Quy định các doanh nghiệp, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động tại địa phương
Những năm 2000 – 2006, các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đó giỳp chuyển đổi nghề nghiệp cho 74.650 người, trong đó có lao động nông nghiệp. Đây là khu vực thu hút nhiều lao động trong cỏc vựng thực hiện dự án cũng như lao động trong toàn tỉnh. Nhằm đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống của người dân tại các nơi thực hiện dự án thu hồi đất, tỉnh, thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp, các chủ đầu tư vào các trung tâm thương mại, dịch vụ phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương trước sau đó mới tới lao động các tỉnh khác dựa trên trình độ tay nghề, nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối những lao động có tay nghề phù hợp được các doanh nghiệp sắp xếp đúng vị trí, đối với những lao động phổ thông một phần được các doanh nghiệp cho đi đào tạo kỹ thuật, một phần được bố trí làm bảo vệ. Tuy nhiên, về phía người lao động trước khi được tuyển dụng cũng đã
được các ban ngành có liên quan tư vấn việc học nghề, gặp gỡ nhà tuyển dụng và được tư vấn về những vấn đề có liên quan tới việc làm…Do có kết hợp từ ba bờn(địa phương, doanh nghiệp và người lao động) nên tỷ lệ lao động tại địa phương, trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất được tuyển dụng vào các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, đô thị ngày càng tăng.
- Phát triển làng nghề truyền thống thu hút lao động, cấp đất dón dõn, đỏt khu dân cư dịch vụ để người nông dân “ly nụng” nhưng không “ly hương”
Bắc Ninh có ưu thế là có rất nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay tỉnh có hơn 100 làng nghề. Làng nghề Bắc Ninh đã thu hút hàng ngàn lao động, phần lớn là nông dân. Bởi vì các ngành nghề truyền thống phần lớn chỉ yêu cầu lao đọng thủ công, chịu khó khéo tay. Lao động ở những vùng thu hồi đất, đại đa số là nông dân chưa qua đào tạo. Vì vậy, đây là kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả đối với nông dân vùng thu hồi đất.
Đối với cơ sở nghề truyền thống tham gia dạy nghề giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, tỉnh và thành phố có chính sách ưu đãi như hỗ trợ về vốn, mặt bằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở yên tâm sản xuất. Vì vậy các làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở địa phương và các vùng lân cận trong đó có lao động bị thu hồi đất.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, tỉnh thực hiện cấp đất gión dõn và đất khu dân cư dich vụ cho nông dân chuyển sang làm dịch vụ quanh khu vực công nghiệp, khu đô thị. Đõy chớnh là phương thức tạo nguồn lực giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề lao động bằng quỹ đất. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tỉnh đã công khai định mức cấp đất gión dõn, đất khu dân cư dịch vụ với tỷ lệ 10% đất bị thu hồi. Định mức cấp đất này cao hơn so với Vĩnh Phúc. Ở Vĩnh Phúc nếu bị thu 360 m2 thì người dân chỉ được cấp không quá 20 m2 đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế của tỉnh, vì quỹ đất của địa phương ngày càng hạn hẹp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa
Sau khi bị thu hồi đất, phần lớn số hộ vẫn canh tác trên những diện tích đất còn lại. Qua điều tra 1.200 hộ gia đình thuộc diện phải chuyển đổi ngành nghề do đã bị thu hồi hết hoặc một phần diện tích nông nghiệp, cú trờn 500 hộ gia đình tiếp tục làm ruộng, chiếm 43,7%; 21 hộ chuyển sang làm tiểu thủ công nghiệp, chiếm 1,8%; 57 hộ chuyển sang làm dịch vụ, chiếm 4,93%; và có tới hơn 170 hộ gia đình chưa biết làm gì, chiếm 14,87%. Vì vậy, để tạo việc làm cho bộ phận lao động tiếp tục canh tác trên diện tích đất còn lại, tỉnh đã thực hiện phát triển theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Để thực hiện, Hội nông dân tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng liên kết "4 nhà"(Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) một cách hài hòa chặt chẽ, phối hợp với các ban, ngành chuyên môn trong tỉnh, đầu tư kiến thức về khoa học - kỹ thuật, mở các lớp tập huấn dạy nghề tại chỗ miễn phí một phần cho nông dân, để người nông dân biết sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Kết hợp với trường Thủy sản 4(Từ Sơn) mở các lớp công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại chỗ ngắn hạn miễn phí ba thỏng/lớp. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ… mở hàng trăm lớp tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật cây con giống mới, rau hoa cao cấp, lợn siêu nạc, bò sữa, đà điểu, thỏ, hươu… đa dạng ngành nghề chăn nuôi trồng trọt.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động trong cỏc vựng thực hiện dự án thu hồi đất đi xuất khẩu lao động, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đó cú Nghị quyết về hỗ trợ xuất khẩu lao động giai đoạn 2002 - 2005 và giai đoạn 2006 -2010 đối với các đối tượng chính sách, trong đó có lao động trong các khu dự án thu hồi đất thực hiện quá trình đô thị hóa của tỉnh. Sau khi phân loại những lao động có thể tham gia xuất khẩu lao động được tập trung học nghề, học tiếng, học luật nước đến lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động bị thu hồi đất tham gia xuất khẩu lao động, Hội đồng nhân dân tỉnh đó cú Nghị quyết hỗ về hỗ trợ các khoản như sau:
Tiền hộ chiếu: 200.000 đồng;
Tiền khám sức khỏe: 500.000 đồng;
Hỗ trợ định hướng từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với những lao động không có điều kiện tài chính, tỉnh hỗ trợ bằng cách cho vay ngân hàng từ 25 đến 30 triệu đồng/ một lao động.
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động.
Ngoài năm biện pháp nêu trên, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất, tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng như thành phố Bắc Ninh nói riêng còn thực hiện chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động vùng thực hiện dự án thông qua chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm, qua các trung tâm dịch vụ việc làm.
Với các giải pháp nêu trên, thành phố Bắc Ninh đã thu được nhưng kết quả rất khả quan.
3.1.2.2 Những kết quả đạt được
a. Kết quả giải quyết việc làm:
Thực hiện nghị quyết số 18 NQ/TU ngày 30/10/2004 của ban chấp hành Đảng bộ thành phố về giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2004- 2010. Những năm qua UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo cỏc xó phường phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Theo nghị quyết từ năm 2004-2006 mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 2000- 3000 lao động, từ năm 2007 khi thành phố được mở rộng thêm 9 xã số lao động cần giải quyết việc làm hàng năm được điều chỉnh lên từ 4.500 đến 5000 lao động.
Bảng 3.3: Kết quả giải quyết việc làm từ 2007-2010
Năm Kế hoạch Thực hiên % so với KH 2005 3200 3230 100,9 2006 3500 3680 105,1 2007 4500 5150 114,4 2008 5000 5066 101,3 2009 5000 5048 100,9 2010 5300 5320 100,3 Tổng cộng 26.500 27.494 103,8
Nguồn: Chương trình giải quyết việc làm thành phố Bắc Ninh.
Bảng 3.4: Phân tích lao động được giải quyết việc làm theo các lĩnh vực:
Nội dung Tổng số Chia ra
2007 2008 2009
Tổng số lao động được tạo việc làm Chia ra:
15.264 5.150 5.066 5.048 Vào các cơ quan, xí nghiệp 4.116 1.908 1.316 892 Vào các cơ sở tiểu thủ công nghiệp 1.533 484 573 476
Vào dịch vụ thương mại 1.638 836 326 476
Đi xuất khẩu lao động 588 270 184 134
Tự tạo việc làm 5.591 1.160 2.027 2.404
Khác 1.798 492 640 666
Bảng 3.4: Phõn tích lao động được giải quyết việc làm theo các lĩnh vực Nội dung Tổng
số
Chia ra
2007 2008 2009
Tổng số lao động được tạo việc làm
Chia ra: 15.264 5.150 5.066 5.048
Vào các cơ quan, xí nghiệp 4.116 1.908 1.316 892 Vào cỏc cơ sở tiểu thủ cụng nghiệp 1.533 484 573 476
Vào dịch vụ thương mại 1.638 836 326 476
ĐI xuất khẩu lao động 588 270 184 134
Tự tạo việc làm 5.591 1.160 2.027 2.404
Khác 1.798 492 640 666
Nguồn: Phòng LĐ- TB & XH thành phố Bắc Ninh
Trung tâm dạy nghề của thành phố được thành lập năm 2006, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của thành ủy, UBND thành phố, sự chỉ đạo sát sao của Sở lao động TBXH tỉnh trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh bước đầu đã góp phần làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động nhất là cho lao động nông thôn ở những nơi mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa.
Từ khi thành lập đến nay trung tâm dạy nghề thành phố đã phối hợp chặt chẽ với UBND cỏc xó phường, Hội phụ nữ, hội nông dân, phòng kinh tế thành phố mở được nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 3.5: Kết quả công tác dạy nghề của thành phố được tổng hợp theo biểu dưới đây St t Nghề đào tạo Tổn g số học Tổn g sè lớp
Kết quả đào tạo từng năm
200
7 2008 2009 2010
I Trung tâm tự đào tạo 2730 91 12 24 25 30
1 Mây tre đan xuất khẩu 480 16 2 4 6 4 3 tháng
2 Thêu tranh xuất khẩu 390 13 2 2 3 6 Từ 6 đến 9 tháng
3 May công nghiệp 300 10 2 3 2 3 3 tháng
4 Tin học 510 17 2 6 4 5 3 tháng 5 Kỹ thuật trồng trọt 480 16 4 7 3 2 3 tháng 6 Chăn nuôi thú y 180 6 1 3 2 3 tháng 7 Hàn điện, hàn công nghệ cao 120 4 2 2 3 tháng
8 Điện tử, điện dân dụng 150 5 1 2 2 3 tháng
9 Nghề nấu ăn Âu - á 120 4 4 3 tháng
II TT liên kết đào tạo 340 7 0 0 3 4
1 Sửa chữa, Đóng tầu
thuỷ 90 2 1 1
Liên kết với Trường Trung cấp đóng tầu Nam Định
2 Khởi sù doanh nghiệp 250 5 2 3 Liên kết với các
ngành của tỉnh
Tổng cộng (I+II) 3070 98 12 24 28 34
Nguồn: Đề án giải quyết việc làm cho người lao động thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015
Qua biểu tổng hợp trên cho thấy: từ năm 2007 đến năm 2010 trung tâm dạy nghề thành phố đã mở được 91 lớp đào tạo các nghề: mây tre đan xuất khẩu, thêu tranh xuất khẩu , may công nghiệp, tin học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi
thú y, hàn điện, hàn công nghệ cao, điện tử, điện dân dụng…cho 2.730 học viên góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Một số ngành nghề được đào tạo đã đem lại việc làm và thu nhập thiết thực cho lao động nông thôn như: nghề mây tre đan xuất khẩu giải quyết được việc làm cho 480 lao động có thu nhập ổn định từ 600.000 – 1..200.000đ/thỏng, nghề thêu tranh đã tạo được việc làm cho 390 lao động ở Đại Phúc, Vũ Ninh, Hòa Long có thu nhập từ 1.200.000 – 1.700.000đ/thỏng, nghề may công nghiệp đó giỳp cho 300 lao động tìm được việc làm ở công ty may Đáp Cầu, công ty may Hàn Quốc, công ty may Hiệp Hưng, thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500.000 – 2.500.000đ/thỏng.
Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho cho lao động nông thôn những năm qua cũng còn bộc lộ khá nhiều yếu kém, đó là:
-Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn nhất là những nơi bị mất đất canh tác chưa được thường xuyên liên tục, chưa có các hình thức phong phú, sinh động, nhiều lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, tiền đền bù đất sử dụng còn lãng phí.
-Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn còn hạn chế. Từ đó có ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.
-Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề của thành phố với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đúng trờn địa bàn thành phố còn thiếu chặt chẽ và không kịp thời nên dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu lao động phải tuyển lao động nơi khác mà lao động của thành phố lại không có việc làm.
3.1.2.3. Những kết quả đạt được của một số xã, phường trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vựng đụ thị hóa