C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. Phạm vi nghiên cứu
1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Một là: Đưa mục tiêu giải quyết việc làm vào trong các kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển nhanh các khu vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nhiều hướng sản xuất, kinh doanh; nhiều ngành, nhiều cấp và tạo điều kiện để nhân dân tự tạo việc làm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hai là: Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo nghề, mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Ba là: Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5 năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng để tổ chức sản xuất.
Bốn là: Hình thành và phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thông qua hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung - cầu lao động gặp nhau.
Năm là: Xây dựng cơ chế chính sách, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và dự án đầu tư tạo nhiều việc làm, đặc biệt là ở những nơi nông dân thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Sáu là: Tiếp tục khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo và phát triển những ngành nghề mới.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU