C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.4 Phương pháp phân tích
* Phương pháp tổng quan lịch sử
Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực có liên quan đến đề tài hoặc nội dung nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Đồng thời phương pháp này cũn giỳp chúng ta định hướng những giải pháp cho tương lai.
* Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của thành phố.
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình giải quyờt việc làm cho lao động nông thôn vùng đô thị hóa qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch.
* Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT có thể xem xét dưới hình như sau:
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập
Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: BÊN NGOÀI BÊN TRONG C Ả N T R Ở T H U Ậ N L Ợ I ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI THÁCH THỨC SWOT
(1) Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
(2) Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
(3) Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.
(4) Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.
Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1……… S2……… Điểm yếu (W) W1…………. W2…………. Cơ hội (O)
O1………….. O2…………..
Phối hợp (SO) Phối hợp (WO) Nguy cơ (T)
T1………….. T2…………..
Phối hợp (Stiếc -nơ) Phối hợp (WT)
Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tượng trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đô thị húa(đơn vị, cá nhân tham gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đô thị hóa), trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng đô thị hóa.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU