Đánh giá chung về tình hình giải quyết việc làm trong quá trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hóa thuộc thành phố bắc ninh (Trang 87)

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.3.Đánh giá chung về tình hình giải quyết việc làm trong quá trình

2. Phạm vi nghiên cứu

3.1.3.Đánh giá chung về tình hình giải quyết việc làm trong quá trình

hoá ở thành phố Bắc Ninh

3.1.3.1. Những thành quả đạt được

Trong giai đoạn 2005- 2010 mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và Thành phố Bắc Ninh nói riêng. Song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Bắc Ninh đã nỗ lực vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ đạt được thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những thành tựu đáng khích lệ về giải quyết việc làm cho người lao động, kết quả cụ thể như sau:

Một là, nhận thức về việc làm, giải quyết việc làm của chính quyền thành phố, của người sử dụng lao động, của người lao động đó cú sự thay đổi căn bản. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm việc làm. Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thành phố đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mỗi người dân thành phố có thể tự tạo việc làm cho mình và góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Thông qua

các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút nước ngoài để phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động; thực hiện chính sách hỗ trợ dưới nhiều hình thức như : cho vay vốn đào tạo nghề để người lao động có thể tìm kiếm việc làm phù hợp..

Hai là, phát huy tối đa các điều kiện, thế mạnh cũng như tiềm năng để phát triển kinh tế nhất là kinh tế thương mại - dịch vụ. Các khu công nghiệp - đô thị thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, phát triển sản xuất, kinh tế tư nhân được đẩy mạnh, nghề truyền thống được khôi phục phát triển, đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn đây là tiền đề tích cực để tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Ba là, đã sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các chủ trương chính sách trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, số lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt.

Bốn là, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được đặt dưới sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội. Cụ thể, Ban thường vụ Thành uỷ đó cú nghị quyết chuyên đề về chương trình giải quyết việc làm cho người lao động ở Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2005- 2010. Hội đồng nhân dân khóa 19 kỳ họp chuyên đề đã thảo luận và ban hành nghị quyết công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố. UBND Thành phố ban hành chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố do đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng ban, một số ngành và tổ chức đoàn thể tham gia làm thành viên, qua đó các ban, ngành, đoàn thể trong thành phố đã có kế hoạch để thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho từng đối tượng như: Hội phụ nữ giải quyết việc làm cho hội viên thông qua việc giúp nhau vay vốn, hỗ trợ giống để phát triển sản xuất. Đoàn thanh niên tập

huấn chuyển giao khoa học công nghệ, thành lập cỏc nhúm, tổ sản xuất kinh doanh… qua đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

Năm là, thành lập được các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề của thành phố. Với nhiều mô hình đào tạo nghề, đồng thời chương trình đào tạo gắn nhu cầu xã hội, gắn với bố trí và sử dụng lao động. Nên đầu ra của chương trình đào tạo đều có địa chỉ làm việc cho người lao động và đem lại hiệu quả cao trong mỗi mô hình đào tạo.

3.1.3.2. Hạn chế trong giải quyết việc làm ở thành phố Bắc Ninh thời gian qua

Mặc dù thành phố Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua. Song hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là:

- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao. Kết quả giải quyết việc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn còn thấp. Công tác xuất khẩu lao động chưa được chú trọng, số người đi lao động xuất khẩu rất ít, dường như chưa có sự chỉ đạo từ phía chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động. - Cơ cấu lao động của thành phố còn mất cân đối, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Bởi số lao động ở thành phố hiện nay phần lớn là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

- Công tác tư vấn giới thiệu việc làm chưa được quan tâm phát triển mạnh mẽ, chưa trở thành cầu nối giữa cung - cầu lao động. Trong khi đó tư tưởng thích làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước đã góp phần tăng thêm số lao động chưa có việc làm. Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề còn chưa được đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay.

- Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền chưa thường xuyên, nhất là ở các địa phương cơ sở. Việc tổ chức thực hiện của cỏc xó phường về vấn đề

giải quyết việc làm còn thiếu cụ thể, chưa có kế hoạch, biện pháp tích cực, thiếu sự kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên nên kết quả thực hiện qua các năm còn hạn chế không được cải thiện qua các năm.

- Nguồn kinh phí để thực hiện chương trình giải quyết việc làm còn hạn chế, chưa được cân đối trong ngân sách hàng năm của thành phố mà chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn theo Nghị định 120/CP của chính phủ

3.1.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

Quỏ trỡnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm cho người lao động. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội cực kỳ quan trọng đối với địa phương trong tiến trình CNH, HĐH. Chính vì vậy, mà Thành phố Bắc Ninh đó cú những chủ trương, chính sách để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động như: - Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nhiều việc làm

- Mở rộng, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ. Phát triển các ngành nghề thủ công, các làng nghề truyền thống khai thác có hiệu quả các trung tâm, chợ đầu mối nhằm thu hút lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến thành công trong công tác giải quyết việc làm, cũn cú một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá giai đoạn vừa qua đó là:

- Với tiến trình cụng nghiờp húa, hiện đại hóa, sự thay đổi cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng, song sự chuyển đổi cơ cấu lao động không theo kịp nờn đó gây ra hiện tượng thiếu việc làm, nhất là tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do thiếu đất canh tác vì phải chuyển phần lớn diện tích đất canh tác sang xây dựng cụm công nghiệp, công trình đô thị.

- Trong quá trình cổ phần hóa, sắp sếp lại khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, lao động dôi dư là khá lớn; tình hình phát triển kinh tế của khu vực ngoài quốc doanh và cá thể còn hạn chế do cơ chế quản lý, do khả năng tiêu thụ sản phẩm, do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên khả năng thu hút lao dộng và tạo việc làm còn thấp.

- Trình độ văn hóa, kỹ năng lao động của lực lượng lao động nông thôn hiện nay còn hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.

- Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm dạy nghề thiếu chuyên nghiệp và chất lượng thấp. Sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố còn có nhiều hạn chế, công tác đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

- Chưa phát huy được thế mạnh các đoàn thể và toàn xã hội trong công tác giải quyết việc làm.

- Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đó tỏc động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước dẫn đến tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn làm cho người lao động mất việc làm, thiếu việc làm gia tăng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hóa thuộc thành phố bắc ninh (Trang 87)