C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. Phạm vi nghiên cứu
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tổng quan thành phố Bắc Ninh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Bắc Ninh hiện nay bao gồm 19 đơn vị hành chính (13 phường, 6 xó) có diện tích tự nhiên 82,6 km2, dân số 164.243 người, mật độ dân số 1.988 người / km2, dân số thành thị 72.938 người chiếm 48,8% dân số toàn thành phố, mật độ dân số của thành phố 1.988 người/km2. Trong đó, dân số có mặt thường xuyên khoảng 98.136 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2007 - 2010 là 0,926 % [42, tr.2].
Từ khi Tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1997) thị xã Bắc Ninh (nay là Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm ở phía Nam Sông Cầu, cách Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Nội Bài 45 km, cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Với vị trí địa lý thuận lợi, các tuyến trục giao thông lớn quan trọng chạy qua: Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 18 (thành phố Hạ Long - Nội Bài), Quốc lộ 18 và tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc, tuyến đường thuỷ Sông Cầu và hệ thống cảng sông nội địa. Mạng lưới giao thông hoàn chỉnh này quyết định vai trò của Thành phố Bắc ninh giữ vị trí đầu mối giao thông quan trọng giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, với hành lang kinh tế đầu mối kinh tế giao thương quan trọng của tỉnh Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.
Về địa hình cảnh quan Thành phố Bắc Ninh ở trung tâm đồng bằng cao xứ Bắc, địa hình tnương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Là vùng đất được hình thành do sự hợp lưu của các dòng sông: Sông Cầu, Ngũ Huyện, Tiêu Tương … Sông suối bao quanh, núi đồi rải rác là nét cảnh quan sinh thái đặc sắc của thành phố, là bức hào thành thiên nhiên hùng vĩ bảo vệ vùng
đất Bắc Ninh khiến nơi đây có vị thế trọng yếu trong chiến lược quân sự, an ninh quốc phòng nhưng lại rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - thương mại
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa gió chính là gió mùa đông bắc và gió đông nam. Khí hậu tương đối thuận lợi tạo cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 8260,88 ha.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Ninh năm 2010
TT Hạng mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 8260,88 100 1 Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất nuôi trồng thủy sản - Đất nông nghiệp khác 2981,76 2431,07 227,19 319,76 3,74 36,09 29,43 2,75 3,87 0,05 2 Đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,
đất khác..)
5242,96 63,47
3 Đất chưa sử dụng 36,16 0,44
Nguồn: Báo cáo kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Bắc Ninh 2006-2010.
Tài nguyên du lịch: Thành phố Bắc Ninh có nhiều quần thể di tích tạo nên một sắc thái riêng của vùng Kinh Bắc, trung tâm của cả một vùng văn hóa xứ Bắc, được nhiều nhà nghiên cứu định danh là văn hóa miền Kinh Bắc, hay nền văn hiến Kinh Bắc. Những công trình nghệ thuật, danh lam cổ tự, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như chựa Đỏp Cầu, Đền Bà Chúa Kho, chựa Yờn Mẫn… tiêu biểu như văn miếu Bắc Ninh một trong 4 văn miếu của cả nước với 12 tấm bia đá “Kim bảng lưu phương”, ghi khẩu tên 695 vị đại khoa của vùng Kinh Bắc còn lưu giữ đến nay. Thành cổ Bắc Ninh một trong những công trình nghiên cứu nghệ thuật độc nhất vô nhị ở Việt Nam thời nhà Nguyễn (1804). Bắc Ninh là xứ sở của hội hè và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, văn hóa quan họ là sinh
hoạt văn hóa riêng cổ của quê hương Bắc Ninh, nét tinh hoa của nền văn hiến Kinh Bắc đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc dân tộc.
Những điều kiện tự nhiên này một mặt là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng. Mặt khác, nó cũng là tiềm năng lớn cho Bắc Ninh phát triển công nghiệp "khụng khúi" với nhiều cấp độ khác nhau. Đây có thể coi là lợi thế của thành phố Bắc Ninh so với nhiều tỉnh thành khác trong quá trình CNH, HĐH.
2.1.1.2. Điệu kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Là một thành phố trẻ mới được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2006, những năm gần đây Thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 5 năm gần đây trung bình đạt 18% /năm (Bảng 2.2), trong đó thương mại - dịch vụ tăng 18,3 %, công nghiệp - xây dựng tăng 28%, nông nghiệp tăng 4,1%
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Bắc Ninh
Đơn vị tính %
Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,11 17,09 19,78 17,11 12,87 17,9
Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ thành phố khóa XIX.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng (công nghiệp - xây dựng, thương mại; nông nghiệp) giảm tỷ trọng các ngành nụng, lõm, ngư nghiệp tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng thu nhập của thành phố đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế các ngành của Thành phố
Năm Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
- Công nghiệp - xây dựng - Thương mại - dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
49,9 40,6 9,5 52,9 39,8 7,4 52,5 41,1 6,4 52,4 42,0 5,6 51 43,9 5,1 49,1 46,2 4,7 Nguồn: Phòng thống kê Thành phố.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tốc độ tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 4,81%/ năm. Năm 2006 đạt 1.992,5 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 5.015 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) là 27,46%. Năm 2006 đạt 2.440,9 tỷ đồng, năm 2010 đạt 6.512,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 đạt 215,4 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: GDP bình quân đầu người (Theo giá cố định năm 1994) Năm
Chỉ tiêu ĐV tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP bình quân đầu người
Tr. đồng USD 8,9 972 10,2 1216 11,9 1506 13,5 1932 14,9 2061 17,0 2237
Nguồn:Bỏo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố khóa XIX.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đẩy mạnh theo lộ trình phát triển đô thị. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm gần đây tăng bình quân 70% / năm; mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện; hệ thống giao thông được xây dựng nâng cấp, hàng loạt công trình xây dựng được hoàn thành, đã làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố. Kinh tế phát triển mạnh đã tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng. Chương trình xóa đói giảm nghèo, khớch khớch làm giàu đạt hiệu quả cao, hàng năm giải quyết việc làm mới cho gần 2000 lao động, việc thực hiện chính
sách xã hội, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chú trọng, quan tâm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 3,34 %, không còn số hộ đúi trờn địa bàn.
Việc đầu tư ngân sách cho các ngành, các lĩnh vực trọng yếu được tăng trưởng, ưu tiên hỗ trợ vay vốn thực hiện các chuơng trình phát triển kinh tế xã hội..
Tóm lại, qua nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với vấn đề lao động và việc làm cho thấy, giải quyết việc làm ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Thành phố Bắc Ninh có điều kiện tự nhiên rất phong phú, là trung tâm kinh tế dịch vụ thương mại, nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ứng dụng khoa học công nghệ, có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của thành phố mà còn của cả tỉnh. Kinh tế của thành phố Bắc Ninh có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở công nghiệp tập trung của trung ương, của tỉnh đúng trờn địa bàn, đây là tiềm năng để thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là điều kiện thuận lợi để tạo việc làm cho người lao động.
- Người dân thành phố Bắc Ninh vốn có truyền thống văn hiến cách mạng, mạng bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc, thông minh cần cù, năng động và sáng tạo. Cộng đồng dân cư có nhiều ngành nghề truyền thống như may mặc, sản xuất đồ mộc, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, làm giấy, nông nghiệp hàng hóa... Cùng với phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần tạo sự ổn định về việc làm cho người lao động.
- Công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh kéo theo tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo nhiều làm việc mới cho người lao động.
- Lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Số lao động có trình độ văn hoá và tay nghề cao có khả năng lao động và tiếp cận tốt với chuyển giao khoa học công
nghệ hơn các khu vực huyện, thị lân cận, nên cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiờp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư của tỉnh, thành phố mà thành phố Bắc Ninh có được nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất theo đó tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, chính sách hỗ trợ vốn vay và những ưu đãi đi kèm còn tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình như phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ hoặc hợp tác gia công...
* Khó khăn:
- Thành quả kinh tế mà thành phố đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là trung tâm của tỉnh, là trọng điểm kinh tế của vùng, là đầu mối giao thông, kinh tế giao thương quan trọng: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chưa toàn diện. Tiềm năng về phát triển du lịch gắn với lễ hội chậm được đầu tư và khai thác có ảnh hưởng tác động đến giải quyết việc làm cho người dân.
Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa kéo theo việc thu hồi đất nông nghiệp với lượng lớn gây nên tình trạng nhiều lao động nông nghiệp thiếu việc làm do thiếu đất canh tác và chưa thể một sớm một chiều chuyển đổi nghề mới, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Kinh tế của khu vực ngoài quốc doanh và cá thể còn nhiều hạn chế do cơ chế quản lý, do năng lực tiêu thụ sản phẩm, do nguồn vốn đầu tư hạn chế… nên khả năng thu hút lao động và tạo việc làm còn thấp.
- Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề tuy có cao hơn so với khu vực lân cận, song còn thấp, nhất là lượng lao động thất nghiệp, đây là bài toán khó trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này của thành phố.
- Khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế trong nước dẫn đến tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đình đốn. Do vậy, nhiều lao động bị mất việc làm và thiếu việc làm. Đú là một số yếu tố cơ bản tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong quỏ trỡnh cụng nghiệp hỳa, hiện đại hỳa ở thành phố Bắc Ninh.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn thành phố Bắc Ninh Sơn – tỉnh Bắc Ninh làm địa bàn nghiên cứu vì những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Thành phố Bắc Ninh là một thành phố trẻ năng động nằm liền kề với thủ đô Hà Nội. Thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Thứ hai: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khu vực có đất bị thu hồi để thực hiện đô thị hóa, công nghiệp hóa là vấn đề luôn được chính phủ và các cấp chính quyền quan tâm, việc áp dụng các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở khu vực có đất bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đã được thực hiện trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng đã đem lại những hiệu quả nhất định. Song việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả của các giải pháp đú thỡ chưa có một công trình nào. Vì vậy, “Nghiên cứu giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hoá thuộc Thành phố Bắc Ninh
“ để có những định hướng về giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở thành phố Bắc Ninh là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong quá trình thực hiện những mục tiêu chung của thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin đã công bố
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các Trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ…
+ Các loại sách và bài giảng: Kinh tế đầu tư, Nhập môn tài chớnh-tiền tệ, Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp, Kinh tế công cộng…
+ Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài
+ Các tài liệu từ các website
+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thư viện ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế&PTNT, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Thư viện
Internet
Thư viện, internet
Số liệu về tình hình chung của thành phố và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở vùng đô thị hóa của thành phố.
+ Báo cáo kết quả kinh tế-xã hội của thành phố qua các năm
+ Tình hình phát triển của các ngành Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của thành phố
+ Niên giám thống kê thành phố Bắc Ninh, niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
+ Các chính sách về đầu tư phát triển cho các ngành, cỏc vựng và các đơn vị kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và thành phố Bắc Ninh.
+ Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho thành phố Bắc Ninh.
+ Báo cáo thu-chi ngân sách của thành phố qua các năm.
+ Quy hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 2010, 2020. UBND thành phố Sở NN &PTNT Sở công thương Sở LĐTBXH ... Phòng thống kê thành phố Bắc Ninh, cục thống kê tỉnh Bắc Ninh UBND Thành phố Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Ban Quản lý Dự án, các Ban quản lý dự án của các dự án, UBND thành phố Phòng thống kê, phòng Tài chính - kế hoạch UBND thành phố, phòng Tài chính – Kế hoạch.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố