Phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Phát triển du lịch bền vững

Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống” (Hens L, 1998).

Phát triển du lịch bền vững “là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai” (Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh - Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000). Vì vậy trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên và môi trường du lịch và về văn hóa xã hội.

Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là “sự phát triển ổn định lâu dài” của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương. Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương thì sẽ không có lý do để họ bảo vệ những gì mà du khách muốn được hưởng lợi từ du lịch. Mức sống của người dân được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ có mọi lý do để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương cách tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn.

Bền vững về tài nguyên và môi trường là “việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau”.

Hiện nay tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên môi trường du lịch nói riêng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu

những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế - xã hội và đang trong quá trình cạn kiệt, suy thoái. Đây là nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch bởi ngành du lịch có định hướng tài nguyên rõ rệt và có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Nếu tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt không còn khả năng phục hồi, các giá trị văn hóa bị hủy hoại, môi trường bị suy thoái thì chắc chắn sẽ không còn du lịch. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều bài học thực tiễn về vấn đề này.

Sự bền vững về văn hóa là “việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để lại cho các thế hệ tiếp sau”.

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới, hiện nay trên 80% số khách đi du lịch nhằm hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Họ bị hấp dẫn bởi các điểm du lịch có sự bổ sung giữa cảnh đẹp thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống, gây ấn tượng mạnh và độc đáo. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này hấp dẫn hơn so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển lãm hay trình diễn. Vì vậy nếu các giá trị văn hóa bị hủy hoại, bị biến đổi, chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du khách và nhu vậy ngành du lịch sẽ không thể phát triển.

Như vậy, có thể thấy các quan điểm về phát triển du lịch bền vững đều hướng tới việc đáp ứng nhu cầu du lịch hiện tại mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai, không làm suy giảm môi trường và tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế.Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

- Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991).

Theo IUCN, 1998 (Du lịch bền vững – Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, ĐHQGHN, 2001, 186tr), các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững bao gồm:

- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cở bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.

- Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

- Duy trì tính đa dạng: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

- Lồng ghép quy hoạch du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

- Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách.

Quan điểm phát triển du lịch bền vững được sử dụng trong luận văn đó là du lịch cần phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội của địa phương, đồng thời đáp ứng thị hiếu và mong muốn của khách du lịch. Tuy nhiên để không ngừng duy trì và phát triển, cần có những giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến tự nhiên và xã hội trong khu vực nghiên cứu. Tóm lại, phát triển du lịch bền vững sẽ dựa trên các nguyên tắc: sử dụng tài nguyên một cách

bền vững, duy trì tính đa dạng của tự nhiên, văn hóa và xã hội, đáp ứng nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường.

CHƯƠNG 2

CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN Ở HUYỆN SÓC SƠN 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

2.1.1. Vị trí địa lý

Sóc Sơn có tọa độ địa lý từ 21°10'40" đến 21°23'10" vĩ độ Bắc và từ 105° 43'16" đến 105°56'14" kinh độ Đông. Là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có vị trị nằm ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 ha, bao gồm 25 xã và 01 thị trấn. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý, địa hình, đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.

Ranh giới tiếp giáp của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên – Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội;

- Phía Đông giáp huyện Yên Phong và Hiệp Hoà - Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc.

Huyện Sóc Sơn có hai quốc lộ đi qua là quốc lộ số 2 và quốc lộ số 3. Đây là những tuyến đường nối liền từ phía Bắc cửa ngõ thủ đô Hà Nội đến vùng cực Bắc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi, thuận lợi cho hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm bớt khoảng cách với các tỉnh miền xuôi. Vì vậy, huyện Sóc Sơn có nhiều thuận lợi để tiếp nhận các sản phẩm hàng hóa cũng như đưa các sản phẩm của huyện đến các tỉnh lân cận, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các điều kiện để thu hút khách tham quan, du lịch.

2.1.2. Địa chất và khoáng sản

+ Về địa chất: Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là:

Sa thạch, Diệp thạch sét ... và hệ Jura gồm Cuội kết. Vùng đất này cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi hình thành trẻ nhất.

Theo tài liệu địa chất của các chuyên gia Nga đã được lưu trữ tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thì Sóc Sơn thuộc vùng địa chất IA, có đặc điểm như sau:

Khu vực cao vùng đồi gò ở phía Bắc, Tây Bắc và khu giữa huyện có cấu tạo đất chủ yếu là phiến sét, cát kết hoặc bột kết. Đất phủ trên các sườn đồi gồm tàn tích, sườn tích.

Đối với vùng đồng bằng khu vực phía Nam và Đông là vùng trũng được lấp đầy các trầm tích Đệ tam và Đệ tứ, đặc biệt là các loại đá tàn tích, bồi tích và phù sa của hệ thống sông Cầu và sông Cà Lồ.

Địa tầng gồm các lớp:

Lớp 1: đất chứa vật chất hữu cơ có chiều dày 0,6 -> 0,8m;

Lớp 2: đất sét nhẹ có chiều dày từ 0,6 -> 4,5m có cường độ trung bình yếu; Lớp 3: cát pha mịn có lăng kính sét pha dẻo ở độ sâu 4,5->25m. Các loại đá mẹ chính là phấn sa, sa thạch, phiến thạch sét, dăm kết, cuội kết và phù sa cổ, các loại đá mẹ này thường phân bố xen kẽ lẫn nhau.

+ Về khoáng sản: Chủ yếu là than bùn phân bố ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí phân bố dài 500 m bề rộng 30 - 50 m, kèm theo là 1 vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2

. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản có giá trị làm nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng.

Trong đó nổi bật là tiềm năng về Kaolin ở khu vực Minh Phú, Phù Linh với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Bên cạnh đó là cát vàng và sỏi phục vụ cho xây dựng có thể khai thác dọc sông Công, sông Cầu, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên nay đang bị tư nhân khai thác bừa bãi, không có tổ chức dẫn đến việc thất thoát tài nguyên và gây hậu quả xói lở bờ sông.

2.1.3. Địa hình

Sóc Sơn nằm ở phía nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng.

Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau.

Địa hình vùng Sóc Sơn được chia làm 3 loại chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông.

- Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Nơi có địa hình cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 463 m), núi Đền Sóc (cao 309m)... điểm thấp nhất của vùng này là 4,4 m. Địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bị chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Vùng đồi gò nằm trên địa bàn các xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh, Quảng Tiến, Tiên Dược và Hồng Kỳ với diện tích khoảng 12.500 ha, được chia thành 2 khu vực:

- Vùng núi thấp và đồi: tập trung tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn. - Vùng đồi gò bát úp, gồm các xã Hiền Minh, Quảng Tiến, Tiên Dược, Hồng Kỳ, . . . Các quá trình địa mạo xảy ra chủ yếu ở vùng này được phân bố như sau: - Sườn có độ cao 350 – 450 m, quá trình bóc mòn trọng lực diễn ra chủ yếu (núi Hàm Lợn – Minh Trí);

- Quá trình xâm thực bóc mòn có vai trò chủ đạo trên khu vực sườn cao 75 – 200 m (núi Vành-Bắc Sơn, núi Cửa Rừng-Nam Sơn, núi Chân Chim - Minh Trí,…); - Sườn có độ cao 40 – 200 m, độ dốc dưới 150, quá trình rửa trôi bề mặt chiếm ưu thế (núi Vành-Bắc Sơn, núi Mó-Hồng Kỳ, núi Bóng-Hiền Ninh,...);

- Ngoài ra, bề mặt bóc mòn sau pediment hóa, xâm thực – tích tụ, bằng phẳng có những gò nhỏ lượn sóng thoải chiếm một diện tích không nhỏ trong khu vực, tập trung tại các xã Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Phù Linh, Minh Phú….

+ Vùng đồng bằng đáy thung lũng có chỗ là bề mặt bóc mòn, tích tụ xen giữa những đồi sót pediment, nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Ninh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha. Địa hình của vùng chủ yếu là bề mặt tích tụ hỗn hợp sông lũ, thềm sông bậc I tuổi Pleistocen muộn, bãi bồi tuổi Holocen nguồn gốc dòng chảy sông, độ cao trung bình từ 20 - 40m.

+ Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, chủ yếu là bãi bồi ngoài đê, lòng sông cổ và bề mặt tích tụ sông - hồ - đầm lầy tuổi Holocen muộn, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.

2.1.4. Khí hậu

Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng l0; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460c. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 37)