7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Định hướng, giải pháp phát triển bền vững du lịch
- Cùng với việc xây dựng khu đô thị mới, sân gôn, các khu vui chơi giải trí, cần đảm bảo những người nông dân có đất bị thu hồi được thương được thỏa thuận đền bù
với các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ theo thị trường. Mặt khác, cần tạo thêm việc làm cho người dân địa phương bằng cách phát triển các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch để trực tiếp phục vụ cho các khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí...
- Đưa ra chính sách khuyến khích các chủ thể, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tại địa phương; gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới, từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ, chương trình du lịch. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng các dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
- Xây dựng quy hoạch du lịch riêng cho địa phương để cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển du lịch của cả nước đảm bảo phát triển du lịch của địa phương tuân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời đưa ra được các giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn, tránh tình trạng phát triển manh mún, tự phát.
- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản phẩm đặc trưng cho địa phương để tạo nên sức hấp dẫn cho du khách. Tăng cường liên kết với các vùng miền để xây dựng các tuyến du lịch thu hút khách.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; xây dựng các quy định, nguyên tắc nhằm tránh tình trạng làm ăn manh mún, chụp giật. Tuyên truyền, phổ biến cho dân cư địa phương về phát triển du lịch, đưa chương trình phát triển du lịch vào dạy trong các trường phổ thông ở địa phương.
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch vào các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch cần nắm vững điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các câu chuyện lịch sử và các tích cổ; đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch.
- Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương trình du lịch được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.
KẾT LUẬN
Từ việc phân tích, đánh giá cảnh quan trong các chương của luận văn có thể rút ra các kết luận sau:
1. Về cơ sở phương pháp luận: Dựa trên các nguyên tắc, phương pháp đánh
giá cảnh quan, xem cảnh quan là một tổng thể lãnh thổ thiên nhiên, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về loại đất và kiểu lớp phủ thực vật. Để đánh giá cảnh quan, luận văn đã sử dụng ba nguyên tắc: Nguyên tắc phát sinh hình thái, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối trong thành lập bản đồ cảnh quan và phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch.
Mục tiêu của luận văn là phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch bền vững vì vậy ngoài phương pháp luận về đánh giá cảnh quan còn dựa trên những lý luận về phát triển bền vững đó là thích hợp với điểu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa phương, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đồng thời quan tâm tới hiệu quả kinh tế, năng suất của các hoạt động kinh tế.
2. Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan:
Sóc Sơn là huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 ha, bao gồm 25 xã và 01 thị trấn. Vùng đất này được tạo nên chủ yếu là phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ và trầm tích hệ Trias Thống Thượng, bậc Carmi và hệ Jura. Khoáng sản chủ yếu là than bùn, vàng sa khoáng, thiếc sa khoáng, kaolin, đá ong, cát xây dựng… tuy nhiên trữ lượng thấp, giá trị không cao. Địa hình của huyện bao gồm 3 kiểu địa hình chính: địa hình nguồn gốc xói mòn - xâm thực, địa hình nguồn gốc sông lũ, địa hình nguồn gốc dòng chảy sông. Địa hình thấp dần xuống phía nam và đông nam, nơi cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 463m), thuộc xã Minh Trí.
Khí hậu của huyện Sóc Sơn mang đầy đủ nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa mưa và mùa khô. Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiến,
suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài. Hệ thống sông, suối không chỉ có vai trò cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn tiếp nhận nước thải, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho khu vực.
Toàn huyện có 4 nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất khác gồm 14 loại đất chính, trong đó nhóm đất bạc màu có diện tích lớn nhất phân bố ở các xã gò đồi và vùng đồng bằng giữa. Thảm thực vật tự nhiên của Huyện bao gồm trảng cỏ, cây bụi thứ sinh và quần xã thủy sinh trên đất ngập nông, thảm thực vật nhân tác bao gồm lúa nước và cây nông nghiệp trên cạn, quần xã cây trồng thủy sinh, rừng trồng và cây trồng lâu năm và cây trong khu đô thị.
3. Phân loại cảnh quan:
Dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa nền tảng vật chất rắn và nền nhiệt ẩm, hệ thống phân loại cảnh quan huyện Sóc Sơn gồm 6 cấp: lớp cảnh quan phụ lớp cảnh quan kiểu cảnh quan hạng cảnh quan loại cảnh quan dạng cảnh quan. Dạng cảnh quan là đơn vị phân loại cơ sở phản ánh chi tiết và rõ nét sự phân hoá chi tiết trong kiểu cảnh quan, là sự kết hợp giữa tổ hợp thực vật và tổ hợp đất. Theo đó huyện Sóc Sơn được phân làm 2 lớp, 4 phụ lớp, 2 kiểu cảnh quan, 9 hạng cảnh quan, 29 loại cảnh quan và 59 dạng cảnh quan được phân bố trên 392 khoanh vi. Đơn vị cảnh quan có tần xuất lặp lại cao nhất là dạng cảnh quan số 42 (cây trồng trong các khu dân cư, công sở, các công trình công cộng… trên đất xám bạc màu glây, độ dốc < 30, tầng dày trên 100 cm).
4. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch bền vững:
Đánh giá cảnh quan được thực hiện đối với các dạng cảnh quan cho mục đích phát triển các cây trồng nông lâm nghiệp và phát triển du lịch. Các chỉ tiêu sinh thái cho các loại hình sử dụng cảnh quan được lựa chọn, đánh giá riêng, đánh giá tổng hợp, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với các loại cây trồng theo 4 mức: rất thích nghi, thích nghi, ít thích nghi, không thích nghi bằng cách sử dụng phương pháp trung bình cộng trong đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu. Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi sinh thái, kiến nghị phân bố không
gian phát triển các loại hình sản xuất theo định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ.
5. Định hướng tổ chức không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch:
* Đối với phát triển nông nghiệp (cây nhãn và cây chè): Dạng cảnh quan số 3, 6, 15, 16, 18, 19, 20, 22, 23, 28, 29, 31, 36, 37, 39, 52, 53, 54, 59 với diện tích 4.662 ha phân bố trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt pediment cổ bị chia cắt bởi sườn rửa trôi bề mặt, bề mặt bóc mòn sau pediment hóa xâm thực - tích tụ bằng phẳng, có những gò nhỏ lượn sóng thoải, đồng bằng thềm bậc 1, bãi bồi, lòng sông cổ, tại các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Quang Tiến, Kim Lữ, Việt Long, Xuân Thu, Phù Lỗ, Thanh Xuân, Phú Minh, Minh Trí, Minh Phú.
* Đối với phát triển lâm nghiệp (cây thông nhựa và cây tai tượng): Dạng cảnh quan số 1, 2, 4, 7, 9, 10, 11, 17, 48 với diện tích 4.088 phân bố trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, đồng bằng thềm bậc 1 tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Đông Xuân..
* Đối với phát triển du lịch: phụ lớp cảnh quan đồi cao và phụ lớp cảnh quan đồi thấp (có diện tích 5.148 ha) thích hợp để phát triển các loại hình du lịch. Trong đó, phụ lớp cảnh quan đồi cao (diện tích 4.775 ha) thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, phụ lớp cảnh quan đồi thấp (diện tích 373 ha) thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá, tín ngưỡng. Phụ lớp đồng bằng cao và thấp ít thuận lợi hơn cho phát triển du lịch.
Để phát triển bền vững nông – lâm nghiệp và du lịch tại khu vực nghiên cứu, ngoài xác định không gian thích hợp nhất cho các loại hình kinh tế nêu trên, cần thiết phải áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật trong lựa chọn giống, chăm sóc cây trồng, xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển mạng lưới giao thông, nâng cao chất lượng lao động,… Đây chính là yêu cầu cần thiết và tất yếu để đem lại hiệu quả trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.G.Ixatsenco (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Nhà xuất bản Khoa học, năm 1969.
2. Bill Mollison và Remy Mia Slay, Đại cương về nông nghiệp bền vững (bản dịch), NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1994
3. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam : Phần đại cương /. - H. : Giáo dục, 1970.
4. Nguyễn Đình Chính, Trần Đình Đằng, Nguyễn Đình Long, Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn,
H. : Nông nghiệp, 2005
5. Phạm Văn Duệ, Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, Dùng trong các trường THCN, Nxb. Hà Nội, 2005
6. Đoàn Văn Điếm, Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đất bạc màu huyện Sóc sơn - Hà Nội, Luận án PTS KH nông nghiệp.
7. Lâm Công Định, Trồng rừng thông : Thông nhựa, thông ba lá, thông đuôi ngựa, Nxb Nông nghiệp, 1977.
8. KS. Ngô Sỹ Giai, Nghiên cứu áp dụng các điều kiện sinh thái nông nghiệp để bố trí lại và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng trên nền canh tác lúa ở hai vùng có khó khăn về đất đai và thời tiết.
9. Đặng Trọng Hải, Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động đất nông lâm nghiệp huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ĐHNNI, 2006.
10. Hà Văn Hành, "Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho công tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở huyện vùng cao a Lưới", Luận án Tiến sĩ, 2001.
11. Phạm Hoàng Hải và nhiều người khác, Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám, 1990.
12. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên, 1993.
13. Phạm Hoàng Hải, Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ – ví dụ vùng Đông Nam Bộ, 1998.
14. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, Cơ sở của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997.
15. Trương Quang Hải, Phân kiểu cảnh quan miền Nam Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Bungari, tạp chí Địa lý, năm 1991.
16. Trương Quang Hải với “Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình”, đề tài trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, 2008.
17. Trương Quang Hải (tổng chủ biên), Atlas Thăng Long Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2010.
18. KS. Trịnh Thị Hòa, Đánh giá tiềm năng khoáng sản đất sét đồi trong vùng Sóc Sơn để sản xuất gạch nung, thuộc Dự án điều tra cơ bản môi trường theo Thông tư liên bộ số 155/TTLB.
19. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, ĐHQGHN, 2001.
20. Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan theo hướng tiến cận kinh tế sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005.
21. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 1976.
22. Nguyễn Thành Long (chủ biên), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1993.
23. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000.
24. Nguyễn Văn Mẫn, Trịnh Văn Thịnh, Nông nghiệp bền vững - Cơ sở và ứng dụng.
25. Phạm Văn My, Nghiên cứu và phát triển cây trồng cạn ngắn ngày trên đất bạc màu huyện Sóc Sơn Hà Nội, Luận án PTS KH nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội H, 1995.
26. Đoàn Ngọc Nam, Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp, 1991.
27. Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh, Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo – biển Việt Nam và lân cận, 1998.
28. Phạm Bình Quyền, Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững,
ĐHQGHN, 2007.
29. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 30. Trần Văn Thành, Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười, 1993.
31. Nguyễn An Thịnh, Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận án TS địa lý, Đại học KHTN, ĐHQGHN, 2007.
32. Nguyễn Thế Thôn, Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế, 1993.
33. Nguyễn Thế Thôn, Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường, 1995.
34. KS. Chu Thị Thơm chủ biên, Hướng dẫn trồng cây lấy gỗ, NXB Lao động, 2005.
35. Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân, Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư liệu viễn thám, 1992.
36. Phạm Thế Vĩnh, Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sỹ Địa lý, 2004.
37. Antrop M. (2000), "Geography and landscape science", BELGEO 2000 1-2-3-4: Special Issue: 29th International Geographical Congress, 9-36.
38. Antrop M. (2006), "Sustainable landscapes: contradiction, fiction or utopia?", Landscape and Urban Planning, 75, 187-197.
39. Ostaszewska K. (2004), "Four fundamental methodological problems of landscape geography", Miscellanea Geographica, 11, 13-17.
40. Shaw D.J.B., Oldfield J. (2007), "Landscape science: a Russian geographical tradition", Annals of the Association of American Geographers, 97 (1), 111-126.
41. Zonneveld I.S. (1989), "The land unit - A fundamental concept in landscape ecology, and its applications", Landscape Ecology, 3 (2), 67-86.
42. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông