Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch

Tài nguyên khí hậu là một trong những yếu tố hàng đầu được đưa vào đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng. Huyện Sóc Sơn nằm trong điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất.

Bảng 3.12. Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng ở huyện Sóc Sơn [19]

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm (0 C) Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (0 C) Biên độ năm của nhiệt độ (0C) Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 Dưới 6 1250 - 1900 2 Khó thích nghi 24 - 27 27 – 29 6 - 8 1900 - 2550 3 Nóng, ẩm 27 – 29 29 – 32 8 – 14 Trên 2550 4 Rất nóng, khô 29 – 32 32 – 35 14 - 19 Dưới 1250 5 Không thích nghi Trên 32 Trên 35 Trên 19 Dưới 650

Huyện Sóc Sơn Khó thích nghi

(24,46)

Thích nghi (1670) Kết quả đánh giá cho thấy khí hậu huyện Sóc Sơn có thích hợp cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, đặc biệt là ở phụ lớp cảnh quan đồi cao, có độ cao trung bình trên 200m. Theo quy luật phi địa đới, phụ lớp cảnh quan này có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trong khu vực 1,20

C - 2,40C vì vậy có mức độ thuận lợi cao cho hoạt động nghỉ dưỡng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của loại hình thời tiết cực đoan, cụ thể bão hoạt động mạnh từ tháng 7 đến tháng 10, mạnh nhất vào tháng 8 vì vậy đây chính là khoảng thời gian không thích hợp để diễn ra các hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng.

Các yếu tố danh thắng, bãi tắm, địa hình, khí hậu, dịch vụ, cơ sở hạ tầng,… có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch. Một trong những yếu tố phát triển du lịch tại Sóc Sơn đó là lễ hội đền Gióng tổ chức vào tháng 4 đã thu hút du khách từ nhiều nơi về tham dự lễ hội. Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá cho ngành du lịch huyện Sóc Sơn bao gồm các chỉ tiêu như sau:

+ Trung tâm huyện, nơi tập trung dân cư: Đây là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch.

+ Các khu di tích lịch sử, đền, chùa: chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong phục vụ du lịch huyện Sóc Sơn, nhất là du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa hay du lịch mang tính tâm linh. Chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp sau: Nhiều, trung bình và ít.

+ Các dịch vụ phục vụ du lịch: là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong việc phát triển du lịch, nhất là đối với du lịch của huyện Sóc Sơn đang được quan tâm đầu tư phát triển. Vì vậy, đối với chỉ tiêu này có thể phân chia như sau: Tốt, khá, trung bình.

+ Giao thông: mạng lưới giao thông tại khu vực huyện Sóc Sơn tương đối phát triển, có cảng hàng không quốc tế thuận lợi cho việc kết nối, giao thương với các tỉnh, vùng, miền trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa của Huyện. Trong thời gian tới, việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện vẫn tiếp tục được chú trọng. Do đó, chỉ tiêu này của Huyện hiện nay có thể phân chia thành 3 mức độ sau: Khá, trung bình, kém.

+ Độ dốc địa hình: đối với ngành du lịch thì độ dốc của địa hình có tác động không nhỏ, phần lớn được phát triển trên địa hình có độ dốc nhỏ, chỉ có một số ít dạng địa hình có độ dốc lớn có thể phát triển du lịch mạo hiểm, leo núi. Tuy nhiên, đối với ngành du lịch của Huyện thì hình thức du lịch này không phải là thế mạnh nên có thể chia chỉ tiêu độ dốc địa hình như sau: < 8o, 8– 15o và > 15o.

+ Xa khu vực chất thải: đối với quy hoạch phát triển ngành du lịch, chỉ tiêu này là tất yếu và cũng không kém phần quan trọng. Để du lịch phát triển lâu dài, đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương thì vấn đề chất thải phải được đặc biệt quan tâm, hạn chế sự phá hủy môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực tới đời sống người dân địa phương và các hoạt động du lịch. Chỉ tiêu này được chia thành 3 mức độ: Xa, trung bình và gần.

Bảng 3.11. Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại cảnh quan đối với ngành du lịch của huyện Sóc Sơn

Chỉ tiêu Mức độ thuận lợi

Rất thuận lợi Thuận lợi trung bình Ít thuận lợi

1. Trung tâm huyện, nơi

tập trung dân cư Lớn Trung bình Nhỏ

2. Các khu di tích lịch

sử, đền, chùa Nhiều Trung bình Ít

3. Các dịch vụ phục vụ

du lịch Tốt Khá Trung bình

4. Giao thông Khá Trung bình Kém

5. Độ dốc địa hình < 15o 15 – 25o > 25o

a. Phụ lớp cảnh quan đồi cao: khu vực này có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch, thực vật chủ yếu là rừng trồng, quần xã cây trồng lâu năm với thành phần là các loại cây thông, keo, chè, cây ăn quả,…. trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, độ dốc chủ yếu dưới 150. Xét về yếu tố xã hội, trung tâm huyện không nằm trong phụ lớp cảnh quan đồi cao, dân cư cũng không tập trung đông tại khu vực này. Ít khu di tích lịch sử, đền, chùa. Tuy nhiên, sân golf Minh Trí được xây dựng và hoàn thiện đã thu hút du khách nhiều nơi đến nghỉ ngơi, giải trí. Các dịch vụ phục vụ du lịch còn ở mức trung bình mặc dù giao thông tương đối phát triển. Khu vực bãi rác Nam Sơn là nơi tập kết, xử lý rác thải của thủ đô Hà Nội không nằm trong phụ lớp cảnh quan này. Vì vậy, có thể thấy phụ lớp cảnh quan đồi cao thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng, ít thuận lợi cho các hoạt động du lịch văn hóa, tín ngưỡng.

b. Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: khu vực này có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch, thực vật chủ yếu là rừng trồng, quần xã cây trồng lâu năm, quần xã cây trồng hàng năm phân bố trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt pediment cổ bị chia cắt bởi sườn rửa trôi bề mặt, bề mặt bóc mòn sau pediment hóa xâm thực - tích tụ bằng phẳng, có những gò nhỏ lượn sóng thoải, độ dốc chủ yếu dưới 150

. Trung tâm huyện không nằm trong phụ lớp cảnh quan đồi cao, dân cư cũng tập trung tương đối đông. Đặc biệt, các khu di tích, văn hoá nổi tiếng của huyện Sóc Sơn tập trung trong phụ lớp này, bao gồm đền Gióng và chùa Non nước. Các dịch vụ phục vụ du lịch tương đối phát triển tuy nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách vào mùa lễ hội thì các loại hinh dịch vụ ở đây cần tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa. Các tuyến đường giao thông liên xã nối với đường quốc lộ 2, 3 chạy qua khu vực này (đường 35), vì vậy việc di chuyển giữa các điểm trong khu vực và từ các vùng lân cận đến huyện có nhiều thuận lợi. Nhìn chung, phụ lớp cảnh quan đồi thấp thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động du lịch văn hóa, tín ngưỡng.

c. Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: khu vực này có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch, thực vật chủ yếu là lúa nước, quần xã cây trồng hàng năm phân bố trên dạng địa hình sườn bóc mòn tổng hợp, bề mặt pediment cổ bị chia cắt bởi sườn rửa trôi bề mặt, bề mặt bóc mòn sau pediment hóa xâm thực - tích tụ bằng phẳng, có những gò nhỏ lượn sóng thoải, đồng bằng thềm bậc 1, độ dốc chủ yếu dưới 150. Trung tâm huyện không nằm trong phụ lớp cảnh quan đồng bằng

cao, dân cư tập trung đông. Ít các khu di tích, văn hoá nổi tiếng, tuy nhiên khoảng cách đến đền Gióng và chùa Non nước không xa. Các dịch vụ phục vụ du lịch, tuyến giao thông tương đối phát triển. Bãi rác Nam Sơn nằm trong phụ lớp cảnh quan này vì vậy đây là một hạn chế đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, những khu vực xa bãi rác với khoảng cách đạt tiêu chuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ du lịch. Nhìn chung, phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao ít thuận lợi cho phát triển du lịch, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa, tín ngưỡng.

d. Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp: khu vực này có điều kiện khí hậu ít thuận lợi cho hoạt động du lịch, thực vật chủ yếu là lúa nước, quần xã cây trồng hàng năm phân bố trên dạng địa hình bề mặt pediment cổ bị chia cắt bởi sườn rửa trôi bề mặt, bề mặt bóc mòn sau pediment hóa xâm thực - tích tụ bằng phẳng, có những gò nhỏ lượn sóng thoải, đồng bằng thềm bậc 1, bãi bồi và lòng sông cổ. Nhìn chung, địa hình của khu vực tương đối bằng phảng, độ dốc chủ yếu dưới 30. Đây là nơi có các cơ quan hành chính của huyện (trung tâm huyện), đông dân cư. Ít các khu di tích, văn hoá nổi tiếng, tuy nhiên khoảng cách từ một số dạng cảnh quan đến đền Gióng và chùa Non nước không xa. Các dịch vụ phục vụ du lịch, tuyến giao thông tương đối phát triển. Nhìn chung, phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp ít thuận lợi cho phát triển du lịch, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa, tín ngưỡng

Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các khu vực trong Huyện, phụ lớp cảnh quan đồi cao và phụ lớp cảnh quan đồi thấp thích hợp để phát triển các loại hình du lịch. Trong đó, phụ lớp cảnh quan đồi cao thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, phụ lớp cảnh quan đồi thấp thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá, tín ngưỡng. Phụ lớp đồng bằng cao và thấp ít thuận lợi hơn cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)