Phương pháp đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Phương pháp đánh giá cảnh quan

Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt mối liên quan của đặc trưng các tổng thể tự nhiên và các hoạt động sản xuất thể hiện dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy các cảnh quan tự nhiên luôn có đủ những điều kiện thuận lợi về chức năng cho đời sống con người, phát triển của ngành sản xuất, kinh tế, cũng như các mức độ đa dạng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,... Một trong những nội dung thiết thực nghiên cứu, đánh giá cảnh quan với các mức độ khác nhau của công tác sử dụng tài nguyên lãnh thổ mỗi vùng cần phải đề cập đến là việc phân định các loại hình sản xuất chính như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng,... theo lãnh thổ.

Phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trường bền vững về thực chất sự bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau; việc phân tích tổng hợp cảnh quan và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng các định hướng về các dạng sử dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng. Vì vậy, những cơ sở

và nội dung quan trọng trước hết phải là việc nghiên cứu các đặc điểm của cảnh quan, phân định rõ mức độ “phù hợp” hay “thích hợp” của các vùng cảnh quan hay từng tổng hợp thể tự nhiên cho phát triển một hay một vài ngành sản xuất, kinh tế, cho đời sống con người, cho các nhu cầu xã hội và những vấn đề liên quan khác như bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên, môi trường.

Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thì một trong những phương pháp quan trọng thường được áp dụng là phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích thực tiễn. Với phương pháp này có thể dễ dàng xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa của các dạng sử dụng tài nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ. Với phương pháp này một mặt sự xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung và đồng thời đưa ra được những kết luận chính xác về việc bố trí các ngành sản xuất, kinh tế phù hợp theo từng vùng,... Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp này cần có thêm những lý giải, cũng như xem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánh giá, phương pháp luận, các thủ pháp tiến hành đối với mỗi đối tượng cũng như ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.

Cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu lựa chọn - huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ cho định hướng phát triển các ngành kinh tế chính là nông - lâm nghiệp và du lịch. Do vậy, luận văn không chỉ đề cập đến những vấn đề đánh giá cảnh quan chung mà còn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan cho các loại hình phát triển đó và đồng thời là các quan điểm lý luận, phương pháp luận tương ứng.

Khái niệm chung về đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan: Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan được hiểu là việc thực hiện các thủ pháp, các bước thực hiện nội dung nghiên cứu phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ.

Vì cảnh quan theo quan niệm chung là các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ mà ở đó có sự đồng nhất tương đối về nền địa chất, đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu và chế

độ thuỷ văn tương ứng, cũng như sự đồng nhất tương đối về các loại đất và các quần xã thực vật nên cảnh quan được coi là đối tượng cơ sở của việc nghiên cứu lãnh thổ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, là đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng khai thác bền vững. Do đó, chúng được dùng khá phù hợp và hiệu quả nhất cho công tác đánh giá thích nghi sinh thái các đối tượng lựa chọn. Mức độ thích hợp của các dạng cảnh quan thường được thể hiện ở dạng điểm hoặc dạng cấp.

Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng đất và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan (Nguyễn Cao Huần, 2005). Điểm đánh giá được tính theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần. - Phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần. - Phương pháp phân tích nhân tố.

- Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thông tin địa lý (gọi tắt là phương pháp tích hợp ALES - GIS).

Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong quá trình đánh giá có thể khác nhau. Công thức đánh giá thích nghi sinh thái chung có dạng:

Trong đó: (A) là địa tổng thể/cảnh quan

(X) là dạng sử dụng, khai thác tài nguyên (Y) là điều kiện

Các nhóm nhiệm vụ đánh giá cảnh quan có các dạng sau: + “X” đã xác định, tìm “A”

+ “A” đã xác định, tìm “X” + Tìm “A” và “X”

+ “A” và “X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu.

Những vấn đề lý luận, phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho một số đối tượng cây trồng, vật nuôi, các loại hình sản xuất, kinh tế đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập khá kỹ, cũng như đã có những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả

trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng một mô hình tổng quan về các bước nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 32)