Phát triển nông lâm nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Phát triển nông lâm nghiệp bền vững

GIAR (1988) định nghĩa: Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Định nghĩa mang tính toàn cầu này chưa đề cập đến sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cần phải dựa trên hiện trạng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của con người mà còn phải đảm bảo tuân theo các quy luật tự nhiên, các chu trình sinh thái và không làm suy giảm chất lượng môi trường.

(1) Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1. Xác định nhu cầu sinh thái 2.2. Lập bảng đặc tính các địa tổng thể

(3) Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

(4) Đánh giá thành phần

(5) Đánh giá chung

(6) Đánh giá tích hợp

(7) Kiểm chứng thực tế

Một định nghĩa khác về nông nghiệp bền vững như sau: Theo Bill Mollison và Remy Mia Slay, Đại cương về nông nghiệp bền vững, bản dịch, NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1994 thì nông nghiệp bền vững là việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người, đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả.

Định nghĩa trên đã đề cập đến mối tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên với hoạt động của con người nhằm hướng tới việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Nhưng vai trò quan trọng của yếu tố môi trường chưa thực sự hiện hữu trong định nghĩa trên. Việc sử dụng tài nguyên tuân theo quy luật khách quan tất yếu chắc chắn mang lại hiệu quả, tuy nhiên việc duy trì tính hiệu quả trong một thời gian dài còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường và giảm đi khi chi phí cho việc khắc phục môi trường bị ô nhiễm lớn.

Vì thế, nông nghiệp bền vững cần chủ trương bảo vệ môi trường, tạo dựng một môi trường trong lành và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường.

Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Ủy ban hợp tác của các Tổ chức phát triển Phi Chính phủ (NGDOS) ở Cộng đồng châu Âu thống nhất đưa ra định nghĩa như sau “Nông nghiệp bền vững được thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu của người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái ở một vùng xác định. Mục đích là đưa năng suất cây trồng lên mức cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không phá hủy môi trường sống. Cần ưu tiên xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương như nguồn lực lao động, nước, dinh dưỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Điều này không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhưng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe và điều kiện phát triển kinh tế cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của những người sử dụng và thụ hưởng được tập trung một cách đầy đủ và các quy định đều do họ thực hiện”.

Như vậy, định nghĩa của nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Ủy ban hợp tác của các Tổ chức phát triển Phi Chính phủ (NGDOS) ở Cộng đồng châu Âu đã nêu rõ nông nghiệp bền vững không chỉ phù hợp về mặt sinh thái, khả thi về mặt kinh tế và chính trị mà còn phải có khả năng thích nghi. Bản chất biến động được thừa nhận là quá trình biến động phụ thuộc vào sự tham gia của con người, của cộng đồng trong việc quản lý các nguồn tự nhiên, trong đó các chủ sở hữu ruộng đất và các hộ nông dân phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý môi trường của họ dưới góc độ khả thi về mặt kinh tế và mục tiêu lâu dài là duy trì phát triển dựa trên cơ sở nguồn lực tự nhiên.

Các biện pháp nông nghiệp sinh học, dựa trên vùng sinh thái phù hợp hay đầu tư thấp từ bên ngoài phải bao gồm khía cạnh biến động của sự bền vững, nó dựa vào năng lực thay đổi của người dân địa phương. Ngược lại, các biện pháp này sẽ không có triển vọng phát triển lâu dài nếu không thường xuyên được cải tiến.

Nông nghiệp bền vững dựa vào:

- Sự khảo sát các hệ sinh thái tự nhiên

- Kinh nghiệm quý báu của những hệ canh tác truyền thống. - Những kiến thức khoa học hiện đại

Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái.

Nông nghiệp bền vững phải bảo đảm: năng suất cao hơn so với nông nghiệp hiện tại, không phá hoại môi trường xung quanh, bảo đảm khả năng thực thi, ít lệ thuộc vào những tư liệu sản xuất, vật tư kỹ thuật, hàng hóa tiêu dùng từ ngoài.

Trong phạm vi của luận văn, phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Sóc Sơn dựa trên cơ sở thích nghi của các loại cây nông lâm nghiệp với điều kiện tự nhiên nhằm giảm thiểu các ảnh hường tiêu cực đến môi trường sống, đồng thời phù hợp với tập quán sinh hoạt, trình độ canh tác của người dân địa phương. Trên quan điểm đó, một số giải pháp, định hướng được đề xuất góp phần duy trì và phát triển nông lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 35)