7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu lựa chọn trong đánh giá thích nghi có sự phân bố rõ rệt trong lãnh thổ huyện Sóc Sơn, kết hợp với yêu cầu sinh thái của cây nhãn, chè, thông nhựa và keo tai tượng, bao gồm: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, lượng mưa trung bình năm.
+) Loại đất: Là yếu tố tổng hợp được nhiều đặc tính chung nhất, bước đầu xét đến khả năng sử dụng đất. Trong khu vực nghiên cứu, có rất nhiều loại đất được hình thành nhưng phổ biến nhất là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa không được bồi hàng năm (P), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất phù sa glây và úng nước (Pg), đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B), đất xám bạc màu glây (Bg), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp),...
+) Độ dốc: độ dốc liên quan đến quá trình xói mòn rửa trôi, điều kiện, biện pháp canh tác, khả năng tưới tiêu và sự phân bố của cây trồng…. Đối với địa hình huyện Sóc Sơn, độ dốc được chia thành 4 cấp: cấp 1: 0-30, cấp 2: 3-80, cấp 3: 8-150, cấp 4: > 150. Độ dốc cấp 1,2 tập trung ở khu vực trung tâm và phía nam, đông nam của Huyện, dạng địa hình đồng bằng. Độ dốc cấp 3, 4 tập trung ở khu vực bắc, tây bắc, dạng địa hình đồi.
+) Tầng dày: độ dày đất là nhân tố quan trọng quyết định đến lượng ẩm được giữ lại, liên quan mật thiết đến độ dốc, loại đất, chế độ canh tác, độ che phủ của thực vật. Tầng dày là yếu tố quan trọng liên quan đến việc lựa chọn bố trí cây trồng. Dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại cây nông, lâm nghiệp, độ dày tầng đất được chia thành 3 cấp: cấp 1: >100 cm, cấp 2: 50-100 cm, cấp 3: <50 cm.
+) Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới là một yếu tố nói lên đặc tính của từng loại đất, liên quan đến khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo độ phì cho đất. Thành phần cơ giới của đất trong khu vực huyện Sóc Sơn được chia thành: cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình và thịt nặng.
+) Lượng mưa trung bình năm: Là yếu tố góp phần và quyết định hình thành độ ẩm của không khí và đất. Đồng thời đây là một yếu tố quyết định cho sự lựa chọn cây trồng hợp lý trong lãnh thổ nghiên cứu. Dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại cây được lựa chọn kết hợp với sự phân hoá lượng mưa trung bình trong năm , yếu tố lượng mưa trung bình năm được phân chia như sau:
1000 – 1500 mm 1500 – 2000 mm
Bảng 3.3. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái đối với nhóm cây nông nghiệp, lâm nghiệp huyện Sóc Sơn.
STT Chỉ tiêu đánh giá Phân cấp chỉ tiêu đánh giá
1. Loại đất
1. Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb). 2. Đất phù sa không được bồi hàng năm (P). 3. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf). 4. Đất phù sa glây và úng nước (Pg). 5. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B). 6. Đất xám bạc màu glây (Bg). 7. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs). 8. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). 2. Độ dốc 1. Độ dốc < 30 . 2. Độ dốc 3-80 . 3. Độ dốc 8-150 . 4. Độ dốc > 150 . 3. Tầng dày 1. Tầng dày > 100 cm. 2. Tầng dày 50-100 cm. 3. Tầng dày < 50 cm 4. Thành phần cơ giới 1. Cát pha 2. Thịt nhẹ 3. Thịt trung bình 4. Thịt nặng 5. Lượng mưa trung bình năm 1. <1500 mm
2. > 1500 mm
Tiến hành so sánh tầm quan trọng của từng cặp nhân tố đối với mỗi dạng sử dụng đất (cây vải, cây nhãn,….) (phương pháp ma trận tam giác), tầm quan trọng (trọng số) của các yếu tố đối với các loại hình sử dụng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4. Trọng số của các yếu tố đối với các loại cây
Yếu tố
Loại hình SDĐ Loại đất Độ dốc Tầng dày
Thành phần cơ giới
Lượng mưa trung bình năm Cây nhãn 1 1 2 1 3
Cây chè 2 4 3 1 5
Cây thông nhựa 1 1 1 2 3
Cây keo tai tượng 3 2 1 1 1