7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Sóc Sơn
2.2.1.1. Nguyên tắc và phương pháp phân loại cảnh quan a. Nguyên tắc chung
Một địa tổng thể bất kì luôn có đặc tính là vừa mang tính chất cá thể, vừa mang tính chất kiểu loại, tức là giữa các cá thể địa tổng thể đồng cấp vừa có những điểm khác nhau, vừa có những điểm giống nhau nhất định. Chính vì thế các nhà địa lí tổng hợp thường phối hợp phân vùng với phân loại. Phân loại trên cơ sở phân vùng xuất phát từ bản đồ các địa tổng thể, như thế vừa không cho phép có những lỗ hổng trong khi tiến hành phân loại, vừa có thể phân loại chi tiết do không có sự trùng lặp giữa hai đơn vị phân vị và phân loại, đồng thời phạm vi phân bố của các đơn vị phân loại được hạn chế.
Khi phân loại, có nguyên tắc chung áp dụng cho mọi hệ thống của mọi cấp, lại có nguyên tắc và chỉ tiêu riêng cho từng hệ thống của từng cấp. Các nguyên tắc chung có thể đề cập đến gồm :
- Hệ thống phân loại phải bao quát được đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng một cá thể không thuộc bậc phân loại nào, và ngược lại cũng không có tình huống một cá thể lại nằm ở nhiều bậc phân loại.
- Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một chỉ tiêu phân loại. Tuy nhiên, cũng có thể dùng nhiều chỉ tiêu phân loại cho một bậc khi biết kết hợp chúng một cách hợp lí, hoặc khi phân nhánh hệ thống phân loại, mỗi nhánh có một chỉ tiêu riêng. Do đó nếu muốn dùng nhiều chỉ tiêu thì phải thêm bậc phân loại, là nguyên nhân làm cho hệ thống phân loại thêm cồng kềnh. Vì thế phải thận trọng khi chọn chỉ tiêu phân loại, nên chọn những tính chất quan trọng, có thể đại diện cho nhiều tính chất khác, đó là tính chất chỉ thị, hoặc là tính chất quyết định quá trình hình thành địa tổng thể. Nên dùng chỉ tiêu có khả năng bao quát được nhiều cá thể làm chỉ tiêu bậc trên, còn chỉ tiêu nào bao gồm ít cá thể thì dùng cho bậc dưới. Đây là nguyên tắc dễ bị các nhà địa lí vi phạm nhất, vì họ thường vịn vào tính chất tổng hợp của địa tổng thể mà đưa nhiều chỉ tiêu vào một bậc phân loại, làm cho dễ nhầm lẫn giữa phân loại và phân vùng.
- Số bậc trong hệ thống phân loại phải hợp lí. Nói chung, số bậc phải phụ thuộc vào tính chất của đối tượng phân loại, nhưng không nên quá nhiều, đồng thời không được bỏ những bậc cần thiết. Bỏ bậc cần thiết sẽ làm cho mối liên hệ giữa các bậc trở nên khó hiểu. Nên kí hiệu mỗi bậc bằng một dấu hiệu, ngoài ra những bậc dưới nên có dấu vết của bậc trên qua tên gọi hoặc qua kí hiệu.
Những nguyên tắc nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, nếu vi phạm một nguyên tắc nào đó thì thường vi phạm cả các nguyên tắc khác, vì thế phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc khi tiến hành phân loại.
b. Những phương pháp phân loại cảnh quan
Để phân loại cảnh quan có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Các phương pháp truyền thống: phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp cảnh quan, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị cảnh quan các cấp.
Phương pháp bản đồ và GIS cho thấy sự hữu hiệu, ưu thế so với các phương pháp truyền thống và có thể hỗ trợ tốt cho các phương pháp truyền thống trong việc chính xác ranh giới của các đơn vị cảnh quan trong phạm vi các lãnh thổ không thể đến quan trắc tại chỗ do điều kiện quá phức tạp của địa hình.
Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến hoặc theo các điểm chìa khóa: đây là phương pháp rất quan trọng và không thể thiếu để kiểm tra, đối chứng những kết quả đã được thực hiện trong phòng,…
2.2.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu
Đối với các ngành khoa học tự nhiên khác đều có một hệ thống phân loại chung của ngành với các chỉ tiêu thống nhất đối với mỗi cấp bậc được phân chia. Còn cảnh quan học là ngành mang tính tổng hợp cao và ra đời khá muộn, vẫn còn thiếu tư liệu thực tế và các quan niệm về cảnh quan vẫn chưa có sự thống nhất. Vì thế, khi nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan, các tác giả thường xác lập một hệ thống phân loại mới trên cơ sở những hệ thống phân loại đã có trước. Do vậy, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào được mọi người chấp nhận là có đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.
Do vậy, hiện nay có khá nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của cả các tác giả nước ngoài (chủ yếu là của các tác giả thuộc Liên Xô cũ ) và Việt Nam. Để lựa chọn và xây dựng một hệ thống phân loại phù hợp với lãnh thổ đang nghiên cứu, chúng tôi tham khảo một số hệ thống phân loại được phổ biến và nhiều người chấp nhận.
Theo đánh giá của A.E. Fedina, ở Liên Xô (cũ) có ba hệ thống phân loại cảnh quan được các nhà địa lí chấp nhận rộng rãi nhất, đó là hệ thống phân loại của A.G. Ixatrenko, N.A. Gvozdetsky và V.A. Nikolaev. Các hệ thống phân loại cảnh quan này được xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn.
Bảng 2.3. Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G. Ixatrenko
Số TT Đơn vị
phân loại Dấu hiệu Ví dụ
1 Nhóm các kiểu
Những nét tương tự tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vi của các địa ô và đại lục khác nhau.
Cảnh quan taiga, cảnh quan thảo nguyên của cả hai bán cầu.
2 Kiểu
Có những điểm chung về điều kiện thuỷ nhiệt, về cấu trúc; có sự đồng nhất về các quá trình di động của nguyên tố hoá học, của các quá trình ngoại sinh, của sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc các quần thể sinh vật.
Taiga Đông Âu, rừng thảo nguyên Đông Âu, taiga Tây Siberia, rừng thảo nguyên Tây Siberia.
3 Kiểu phụ Có những khác nhau theo tính địa đới và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.
Bắc taiga Đông Âu, nam taiga Đông Âu và trung taiga Đông Âu.
4 Lớp
Các nhân tố kiến tạo sơn văn gây nên tác động biến hình cao tới cấu trúc đới của các cảnh quan.
Cảnh quan núi, cảnh quan đồng bằng.
5 Lớp phụ Phân bố ở miền núi – nơi có sự phát triển đầy đủ của dãy vòng đai theo chiều cao. Cảnh quan núi cao, núi trung bình và núi thấp.
6 Loại Có sự thống nhất về nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.
Cảnh quan đồng bằng băng tích thấp bị mài mòn với rừng bách thuộc taiga nam và đầm lầy,… 7 Loại phụ Có một vài điểm chung về bối cảnh, hình thái.
8 Biến chủng Có những đặc điểm mang tính địa khu của khí hậu.
Hệ thống phân loại của N.A. Gvozdexki (1961)
Bảng 2.4. Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A. Gvozdetsky
Số TT
Đơn vị
phân loại Dấu hiệu Ví dụ
1 Lớp
Những dấu hiệu địa chất – địa mạo quyết định tới tính địa đới và mối tương quan nhiệt ẩm.
Cảnh quan đồng bằng và núi
2 Kiểu
Những dấu hiệu mang tính đới (chỉ số khô hạn bức xạ, tuần hoàn sinh vật của các phần tử di động, nguyên tố loại hình của sự di động theo nước, kiểu thực bì và thổ nhưỡng).
Cảnh quan rừng trên núi, đồng cỏ núi,… 3 Kiểu phụ (các biến thể của kiểu)
Tính địa đới (các á đới theo chiều ngang và các vòng đai theo chiều cao) và tính địa khu theo kinh tuyến.
Các cảnh quan cận Anpi – đồng cỏ núi.
4 Nhóm Những đặc điểm địa chất – địa mạo.
Cảnh quan rừng lá rộng trên núi đá phiến, cảnh quan cận Anpi - đồng cỏ-núi trên đá vôi, cận Anpi đồng cỏ - núi trên đá phún xuất. 5 Loại
Tính đồng nhất về các điều kiện tự nhiên và tính đồng kiểu về cấu trúc ngang (tổ hợp của các vi cảnh quan).
Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev (1966)
Bảng 2.5: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev
Đơn vị Dấu hiệu
Thống Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan.
Hệ Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan. Phụ hệ Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới.
Lớp
Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và miền núi.
Phụ lớp Sự phân hóa tầng trong cấu trúc cảnh quan ở núi và đồng bằng làm phân hóa cường độ các quá trình địa lý tự nhiên. Nhóm Kiểu chế độ thủy địa hóa do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhưỡng, dòng
chảy, mức độ chia cắt phân phối lại vật chất và năng lượng trong các cảnh quan. Kiểu Các dấu hiệu sinh khí hậu - thổ nhưỡng ở cấp kiểu thổ nhưỡng và lớp quần thể thực vật. Phụ kiểu Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.
Hạng Các kiểu địa hình phát sinh.
Phụ hạng Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt. Loại Sự giống nhau của các dạng ưu thế.
Phụ loại Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.
Hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập (1974) áp dụng trong nghiên cứu cảnh quan miền Bắc Việt Nam
Các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Liên Xô (cũ) chỉ có thể áp dụng cho những lãnh thổ rộng lớn nên khó có thể áp dụng vào thực tế Việt Nam. Đối với lãnh thổ Việt Nam hẹp và nhỏ thì cần phải chia chi tiết hơn cho các bậc dưới, và để hệ thống phân loại đỡ cồng kềnh, Vũ Tự Lập đề nghị phải bỏ bớt các bậc trên, chỉ nên phân loại các cảnh quan trong phạm vi một xứ địa lí hoặc một đới địa lí, nghĩa là bậc phân loại cao nhất cũng nhỏ hơn xứ và đới. Ông cũng đề nghị nên phân loại các dạng địa lí (cảnh dạng) trong phạm vi một miền địa lí hay một khu địa lí và phân loại các diện địa lí (cảnh diện) trong phạm vi một cảnh hoặc một nhóm cảnh.
Để tránh những sai sót, Vũ Tự Lập hoàn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng phân loại cảnh quan cần tiến hành riêng cho từng cấp phân vị.
Như vậy, một địa tổng thể thuộc cấp nào đó có thể vừa là đơn vị phân vùng, mang tính chất cá thể không lặp lại, vừa là một đơn vị phân kiểu có thể lặp lại trong không gian. Trong hệ thống phân vị, một cá thể thuộc cấp bất kì là bộ phận của một cấp phân vị lớn hơn, đồng thời cũng là một bộ phận của một bậc phân loại cao hơn. Vũ Tự Lập đã đưa ra các hệ thống phân loại cho các cấp phân vị: cảnh, dạng, diện tại các bảng 2.6, 2.7, 2.8.
Bảng 2.6. Hệ thống phân loại các diện địa lí
Số TT Tên bậc Dấu hiệu phân loại
1 Lớp Địa thế (yếu tố địa hình – độ dốc – hướng). 2 Kiểu Biến chủng đất và độ phì.
3 Loại Quần thể sinh vật và năng suất.
4 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo.
Bảng 2.7. Hệ thống phân loại các dạng địa lí
Số TT Tên bậc Dấu hiệu phân loại
1 Lớp Dạng trung địa hình theo phát sinh. 2 Nhóm Nham thạch và lớp vỏ phong hoá. 3 Kiểu Tiểu tổ hợp đất.
4 Loại Tiểu tổ hợp thực vật.
5 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo.
Bảng 2.8. Hệ thống phân loại các cảnh địa lí
Số TT Tên bậc Dấu hiệu phân loại
1 Hệ Nền tảng nhiệt – ẩm (tổng nhiệt độ và hệ số thuỷ nhiệt). 2 Lớp Các nhóm kiểu địa hình.
3 Lớp phụ Kiểu địa hình. 4 Nhóm Nhóm kiểu khí hậu. 5 Kiểu Đại tổ hợp thổ nhưỡng.
6 Chủng Toàn bộ sinh cảnh vô cơ (kiểu địa hình – nhóm kiểu khí hậu – đại tổ hợp thổ nhưỡng – nền địa chất – loại thuỷ văn).
7 Loại Toàn bộ môi trường tự nhiên vô cơ – hữu cơ (sinh cảnh vô cơ – trạng thái thực bì và đại tổ hợp thực vật).
8 Thứ Mức độ nhân tác và biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo. Miền
Khu Cảnh Dạng Diện
Cấp phân vị Bậc phân loại
Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại
Nhìn chung, hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập mang tính chất lí thuyết. Nếu dựa vào hệ thống phân loại này để đánh giá cho từng cá thể cảnh phục vụ mục đích sử dụng khác nhau là việc làm vô cùng phức tạp, mất nhiều thời gian và ít có ý nghĩa thực tiễn.
Hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ1/1.000.000 trong nghiên cứu “Cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” năm 1997
Khi tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000, các tác giả đã sử dụng hệ phân loại gồm 7 cấp phân vị với các chỉ tiêu phân chia cụ thể, áp dụng vào lãnh thổ Việt Nam (bảng 2.9).
Bảng 2.9. Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1 /1.000.000
Số TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Ví dụ
1 Hệ thống cảnh quan
Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên được quy định bởi vị trí của lãnh thổ so với vị trí của Mặt Trời và các hoạt động tự quay của Trái Đất xung quanh mình nó.
Hệ thống cảnh quan nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
2 Phụ hệ thống cảnh quan
Đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu được quy định bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mô á đới, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.
- Phụ hệ thống cảnh quan chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, ẩm với hệ thực vật Hymalaya – cây họ Dầu.
- Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu lạnh – khô, đặc trưng bởi hai hệ thực vật Hymalaya khô, ẩm Ấn – Miến.
- Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu nóng, ẩm với 2 hệ thực vật tiêu biểu đặc trưng Mã Lai – Indonesia.
3 Lớp
cảnh quan
Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định
- Lớp cảnh quan núi đặc trưng bởi các quá trình di chuyển khe rãnh, rừng rậm thường xanh mưa mùa.
- Lớp cảnh quan cao nguyên. Di chuyển bề mặt + tích tụ.
- Lớp cảnh quan đồi. Di chuyển bề mặt + khe rãnh. - Lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ vật chất.
Số TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Ví dụ
bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.
với quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp.
4 Phụ lớp cảnh quan
Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật : sinh khối, mức tăng