Định hướng giải pháp phát triển bền vững nông – lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Định hướng giải pháp phát triển bền vững nông – lâm nghiệp

Trên cơ sở kết quả đánh giá cảnh quan và xác định khả năng thích nghi của một số cây trồng được lựa chọn, những khu vực trong huyện Sóc Sơn phù hợp cho phát triển các loại cây nông – lâm nghiệp đã được đề xuất, kiến nghị như ở phần trên. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp, cần áp dụng đồng

bộ các giải pháp nhằm duy trì hiệu quả kinh tế, không gây suy thoái môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể như sau:

- Nâng cao chất lượng lập quy hoạch, triển khai và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch để đảm bảo thu được lợi nhuận cao, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và ổn định xã hội;

- Áp dụng các tiến bộ, khoa học – kỹ thuật trong quá trình lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực;

- Bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng liều lượng và thời gian trước khi thu hoạch, tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ thay thế các loại phân vô cơ;

- Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dung niềm tin vào mức độ vệ sinh, an toàn thực phẩm;

- Xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, đồng thời phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, phát triển du lịch;

- Tăng cường các biện pháp chống suy thoái, xói mòn, sạt lở đất; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững tài nguyên đất;

- Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông – lâm sản; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng hệ thống cán bộ khuyến nông cơ sở (cấp xã, cấp thôn) có trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi, cán bộ thú y và cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nông thôn. Đa dạng hóa sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)