Đặc trưng sinh thái của các loại cây lựa chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Đặc trưng sinh thái của các loại cây lựa chọn

Nhãn được trồng với sản phẩm chủ yếu là quả, quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng để ăn tươi hoặc chế biến tiêu thụ trong nước và để xuất khẩu. Long nhãn là thuốc bổ, vị thuốc an thần có hiệu quả điều trị suy nhược thần kinh, giảm sút trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt. Hoa nhãn cho nguồn mật chất lượng cao nuôi ong, tán cây rộng được trồng làm bóng mát. Nhãn là cây dễ trồng, tuổi thọ cao, cho năng suất cao, thu nhập khá nên được người làm vườn rất ưa chuộng.

Nhãn được trồng trong 2 vụ: vụ xuân từ tháng 3-4, vụ thu từ tháng 8-9.

Nhãn thuộc nhóm cây ăn quả á nhiệt đới. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển ra hoa đậu quả và vùng phân bố của nhãn. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm 200C trở lên là thích hợp với cây nhãn và có hiệu quả kinh tế, nhiệt độ thích hợp nhất từ 21 – 270C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không được quá -10C. Mùa đông (tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau) cần có một thời gian nhiệt độ thấp khoảng 8-140C thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa của nhãn. Lúc nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng đến nụ và hoa do đó mất mùa quả. Hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ cao 20-270C, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ tinh không thuận lợi dẫn đến năng suất thấp. Mùa thu hoạch có nhiệt độ cao, chất lượng quả sẽ tốt.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển nhãn rất cần nước. Lượng mưa hàng năm cần thiết 1.300-1.600 mm. Độ ẩm không khí thích hợp 70-80%, thời kỳ phân hóa mầm hoa và đặc biệt thời kỳ quả phát triển. Lúc cây ra hoa gặp thời tiết nắng ấm, tạnh ráo có lợi cho thụ phấn thụ tinh, đậu quả tốt và năng suất sẽ cao. Nhãn là cây ưa nước, nhưng đồng thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm, nên trồng ở vùng đồi chăm sóc tốt vẫn đạt năng suất cao. Nhãn có thể chịu úng trong 3-5 ngày nhưng nếu bị ngập lâu, bộ rễ bị thối, cây yếu dần và chết.

Nhãn cần đầy đủ ánh sáng và thoáng giúp cho quả đậu tốt. Nhãn có thể trồng trên đất phù sa, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi. Song thích hợp nhất là đất phù sa nhiều màu, đất thịt nhẹ, ẩm, mát, không bị ngập nước, tầng dày trên 60 cm, mực nước ngầm dưới 1m, không bị ngập úng, độ pH 5,5-6,5. Đất gò đồi ở trung du và miền núi vẫn trồng được nhãn tốt nhưng cần giữ ẩm cho cây vào mùa khô.

Gió tây và bão gây hại nhiều cho nhãn. Gió tây thường gây nóng, khô làm nhụy mất nước, khô teo ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh, làm rụng quả và

làm quả kém phát triển. Bão sớm ở miền Bắc có thể gãy rụng quả, gẫy cành, gây tổn thất lớn cho vườn nhãn. Để khắc phục có thể trồng giống chín sớm, tạo tán thấp cây, trồng dày vừa phải, che từ gốc và trồng đai rừng chắn gió…

3.2.1.2. Nhu cầu sinh thái của cây keo tai tượng

Keo tai tượng là loại cây họ đậu, mọc nhanh nên ngoài giá trị sử dụng thân gỗ còn để làm củi, bột giấy, ván dăm. Trồng rừng keo tai tượng còn có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất. Lá keo dùng để chăn nuôi gia súc và hoa để nuôi ong mật, gỗ keo dùng để đóng đồ gia dụng. Keo tai tượng mọc tự nhiên ở châu Úc và Inđonexia, là loài cây gỗ lớn mọc nhanh, sinh trưởng một năm có thể đạt được chiều cao tới 4m. Keo tai tượng phát triển thích hợp ở vùng mưa nhiệt đới có lượng mưa từ 1800-2000 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 22-270C. Nhiệt độ không khí thấp nhất trong năm là 130

C. Keo tai tượng không chịu được sương muối và lạnh kéo dài. Đây là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng chịu hạn cao. Rễ cây có nốt sần cố định đạm ngay cả trong điều kiện môi trường đất có phản ứng chua. Cây có vai trò quan trọng trong việc tạo độ che phủ, cải tạo đất và trồng rừng kinh tế ở vùng đồi núi trọc Việt Nam.

Cây keo tai tượng đòi hỏi khắt khe về độ phì đất, có thể trồng thành rừng và cho năng suất gỗ cao từ 10 – 13m3ha/năm trên đất trống đồi núi trọc. Không trồng cây ở độ cao hơn 600m, trên đất quá xấu, xói mòn mạnh, tầng mỏng, thích hợp với những vùng có độ dốc 20-250

trở xuống, đất có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước.

Cây keo tai tượng thường được trồng 2 vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 4 – 5 dương lịch, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 dương lịch.

Rừng keo tai tượng có thể trồng thuần loại, trồng hỗn giao với bạch đàn hoặc trồng xen với cây nông nghiệp trong năm đầu.

3.2.1.3. Nhu cầu sinh thái của cây thông nhựa

Thông nhựa là một trong những loại thông nhiệt đới vùng thấp, phân bố khá rộng nhưng tập trung ở Đông Nam Á từ Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam đến Inđônêxia (Sumatra) và Philippin (đảo Luzôn – Minđanao)

Thông nhựa phát triển thích hợp ở những nơi có nhiệt độ trung bình năm 20 – 250C, tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8200-90000C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới 420C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 30C. Lượng mưa cả năm từ

1800-2100 mm với số tháng khô có lượng mưa dưới 50 mm từ 1 – 5 tháng, có thời kỳ khô hạn kéo dài từ 5, 6 hoặc 7 tháng trong năm.

Đất được hình thành tại chỗ trên các loại đá mẹ bazan, riolit, granit, phiến sét, phấn sa, sa thạch, sỏi sạn và cuội kết…, độ cao địa hình dưới 300 m. Thành phần cơ giới từ nhẹ tới nặng nhưng thích hợp hơn là trung tính, thoát nước tốt. Đất chua pH từ 3,5 – 4,5, hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng NPK từ trung bình tới khá. Thông nhựa không ưa đất trung tính hoặc kiềm mặn, úng ngập, bí chặt nhưng có thể phát triển tốt trên đẩt đồi núi trọc nghèo xấu khô hạn lẫn sỏi đá.

Thông nhựa mọc chậm trong 4-5 năm đầu, sau đó nhanh dần và sinh trưởng mạnh ở giai đoạn 20 – 25 tuổi có trữ lượng 100 – 120 m3 gỗ trên ha với lượng tăng trưởng bình quân đạt 4-5m3/ha/năm về thể tích; 0,5 - 0,6cm/năm về đường kính ngang ngực và 0,9 – 1,0 m/năm về chiều cao. Thông nhựa cũng có khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh và rễ có nhiều nấm cộng sinh có khả năng cố định đạm, cải tạo đất tốt.

Bảng 3.1: Các yếu tố để phát triển trồng rừng thông nhựa

Yếu tố Điều kiện thích hợp Điều kiện mở rộng Điều kiện giới hạn

A. Đặc điểm chung và đặc tính đất

1. Vùng

- Đồi núi trọc tiếp cận đồng bằng và trung du

- Miền núi thấp của Tây Nguyên (miền Nam)

Miền núi cao

2. Độ cao tuyệt đối - Miền Nam: Từ 900m trở xuống - Miền Bắc: > 1000m < 25 – 100m >= 200-300m 500m

3. Địa hình Sườn dốc và đỉnh Thấp trũng

4. Loại đất Xói mòn yếu Feralit vàng, vàng đỏ, đỏ vàng, nâu đỏ, đỏ, xám Xói mòn mạnh Trơ sỏi đá xương xẩu 5 Cỏ cây hoang dại Sim, mua, guột Thanh hao, cỏ lông lợn Còn rừng lá rộng

6. Đá mẹ

Sa phiến thạch, sa thạch, phiến thạch limông pha

mica, bazan, đaxit

Cuội kết, quăczit, một vài loại đá chua khác cho thành phần cơ giới

nhẹ 7. Thành phần cơ giới Từ cát pha đến

sét pha Sét pha trung bình Từ sét pha nặng đến sét nặng 8. Độ xốp Khá đến trung bình Hơi kém Chặt

9. Độ thông thoáng Tốt Tương đối khá Kém

10. Độ thoát nước Dễ, nhanh, ráo Tương đối khá Bí, úng

11. Độ ẩm Giữ được ẩm

trong mùa khô

Tạm thời hụt

Yếu tố Điều kiện thích hợp Điều kiện mở rộng Điều kiện giới hạn

kéo dài gian khô gay gắt B. Chế độ nhiệt 1. Nhiệt độ trung bình (0 C) Năm 22 – 25 > 25 < = 21 Tháng lạnh nhất 20 19 – 17 < = 16 Biên độ năm 3 - 10 10 - 12 > 12 2. Tuyệt đối thấp nhất (0 C) 10 - 8 7 - 5 4 - 3 3. Tầng nhiệt độ (0C). Cả năm 8000 > 9000 < = 7500

Vụ đông xuân (XI-IV) > 3800 3500 < = 3400

4.Số tháng có nhiệt độ trung bình Dưới 200 C 0 – 2 3 – 4 > 4 Trên 240C 0 6 - 7 Từ 200C đến trên 240 C 12 – 10 9 – 8 < = 8

5. Tổng lượng mưa trung bình năm

(mm) > 2000 2000 – 1700 1600 - 1500

6. Tỷ lệ lượng bốc hơi trung bình năm

so với lượng mưa trung bình năm (%) 20 – 35 40 – 50 50 7. Số ngày có mưa/năm 160 – 140 140 – 130 120 - 110 8. Độ ẩm không khí tương đối (%) > 85 85 – 80 < 80

( Nguồn: Lâm Công Định, Trồng rừng thông (thông nhựa, thông ba lá, thông đuôi ngựa), NXB Nông nghiệp, 1977) 3.2.1.4. Nhu cầu sinh thái của cây chè

Theo nhiều nguồn tư liệu nghiên cứu cho rằng chè có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc. Một số học giả người Anh cho rằng chè có nguồn gốc từ Ấn Độ. ở nước ta chè được trồng cách đây khoảng hơn 100 năm, hiện nay được trồng nhiều ở Phú Thọ, Thái Nguyên. Chè có nhiều loại: chè Trung Quốc, chè Shan, chè Ấn Độ… chúng đều có những đặc tính sinh lý, sinh thái tương tự nhau.

Về đất đai, cây chè yêu cầu không nghiêm ngặt lắm. Song, đất trồng chè thích hợp nhất là loại đất tốt, nhiều mùn, chua, tơi xốp, có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu… Để chè sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao thì phải trên các loại đất tốt, có hàm lượng mùn trên 2%, N tổng số trên 0,2%, cây chè ưa đất chua có độ pH: 4,5-5,5 và ký Ca++.

Trong khi đó, địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới cây chè. Cây chè thường thích hợp với những sườn đất dốc có độ dốc từ 8-100, tối đa không quá 250. Phẩm chất của cây chè chịu ảnh hưởng bởi độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển, độ cao trồng chè càng tăng thì phẩm chất chè càng tốt. Độ cao tạo nhiệt độ thích hợp cho cây chè, tạo cho cây chè tích luỹ được nhiều dầu thơm và tanin.

Do cây chè xuất thân từ vùng cận nhiệt đới nên giới hạn nhiệt độ thích hợp là từ 15-280c với tổng tích ôn hàng năm đạt 40000c. Nhiệt độ giới hạn cho sinh trưởng của chè là 100c, dưới 100c cây chè tạm ngừng sinh trưởng, 200c chè sinh trưởng mạnh, trên 300c chè sinh trưởng chậm lại và nếu cao hơn sẽ gây hại. Nhiệt độ còn là yếu tố chính quyết định thời gian thu hoạch búp trong năm.

Về điều kiện lượng mưa và độ ẩm, cây chè yêu cầu một lượng nước lớn, thấp nhất là 1.000 mm, trung bình từ 1500-2000mm. Ngoài ra, cây chè còn yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm qua các tháng, trung bình trên dưới 100 mm/tháng. Tuy nhiên, cây chè không chịu úng vì vậy đất cần có điều kiện thoát nước tốt. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp với chè từ 75-80%, độ ẩm của đất cũng từ 80-85%. Nếu tháng nào thiếu nước hoặc thiếu ẩm phải tưới nước bổ sung và giữ ẩm cho chè nhất là trong mùa khô hạn.

Chè là loại cây ưa sáng, đồng thời cũng có khả năng chịu được bóng râm nhất là trong thời kỳ chè con. Chè rất thích hợp với ánh sáng tán xạ. Trong điều kiện chè được che bóng thì lá chè xanh đậm, lóng dài, ít búp, búp non…đồng thời hàm lượng vật chất có N trong búp tăng (cafein, protit…), đem chế biến thì có chất lượng tốt.

Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu sinh thái của các cây nông – lâm nghiệp

Các loại cây

Yếu tố Cây nhãn Cây chè

Cây thông nhựa

Cây keo tai tượng Nhiệt độ (0 C) 21-27 15-28 22-25 22-27 Lượng mưa (mm) 1.300-1.600 1000-2000 1800-2100 1.800-2.000 Tổng nhiệt độ trung bình năm (0 C) 4000 8200-9000 Vùng Ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi Trung du, miền núi

Đồi núi trọc tiếp cận đồng bằng

và trung du

Trung du, miền núi

Độ cao tuyệt đối < 300m < 600 m

Loại đất P, C, Fs, Pf Fs, Pf, P, B Feralit vàng, vàng đỏ, đỏ vàng, nâu đỏ, đỏ, xám Fs, Pf, P, B

Thành phần cơ giới Thịt nặng -> nhẹ Cát pha đến thịt

trung binh Cát pha đến thịt trung binh Thịt nặng -> nhẹ Độ dốc < 80 8-150 < 250 < 250

Tầng dày > 60 cm Trung bình Mỏng-dày Trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)